Tú
Anh
– RFI
Đăng ngày 05-02-2019
Họp
tại Ottawa, Canada, ngày 04/02/2019, đa số các thành viên của nhóm Lima kêu gọi
quân đội Venezuela ủng hộ tổng thống lâm thời Juan Guaido và chuyển đổi chế độ
một cách ôn hoà, tránh mọi bạo lực.
Tổng thống tự phong Venezuela Juan Guaido gửi thông điệp qua video đến cuộc
họp của nhóm Lima được tổ chức tại Ottawa, Canada, ngày 04/2019. REUTERS
Thành lập vào năm 2017 tại thủ đô Peru, nhóm Lima
bao gồm 14 nước châu Mỹ Latinh cộng với Canada có mục tiêu giúp Venezuela thoát
khỏi khủng hoảng. Những nước lớn như Brazil, Achentina, Chilê và hơn một chục
quốc gia khu vực đứng về phe đối lập Venezuela.
Từ Québec, thông tín viên Pascale Guéricolas tường
thuật:
Đại diện các quốc gia châu Mỹ Latinh dường như ủng hộ
vô điều kiện Juan Guaido, tổng thống lâm thời Venezuela. Đại diện của Juan
Guaido cũng có mặt trong cuộc họp tại Ottawa. Đại diện của Mỹ và Anh cũng xuất
hiện trong hội nghị này. Điều hy hữu là tại Canada giờ đây có hai đại sứ
Venezuela: một vị ủng hộ tổng thống Maduro, một vị đại diện cho chủ tịch Quốc Hội.
Cho dù tình hình rất căng thẳng ở Venezuela, ngoại
trưởng Canada Chrystia Freeland bày tỏ hy vọng cuộc chuyển đổi chính trị sang
chế độ dân chủ sẽ diễn ra trong ôn hoà. Khác với tổng thống Mỹ Donald Trump, giới
lãnh đạo Canada chủ trương một giải pháp ôn hoà. Thủ tướng Justin Trudeau, nhân
hội nghị này, thông báo cung cấp viện trợ nhân đạo, khoảng 40 triệu đô la Mỹ,
cho thường dân Venezuela và nhất là những người vượt biên tị nạn.
Số tiền này được dùng để mua thực phẩm, lều và thuốc
men, tăng cường dịch vụ y tế tại các nước láng giềng của Venezuela cưu mang người
tị nạn.»
Mêhicô không ủng hộ Juan Guaido, không gửi đại diện
tham dự hội nghị Ottawa. Quốc đảo Saint Lucie và Guyane tham dự nhưng không ký
vào bản tuyên bố chung của nhóm Lima.
Ngoài nhóm Lima, tổng thống Venezuela tự xưng còn được
19 nước châu Âu công nhận. Do bị Ý ngăn chận, Liên Hiệp Châu Âu không ra được
tuyên bố chung công nhận Juan Guaido. Lập trường của 19 nước châu Âu bị tổng thống
Nicolas Maduro chỉ trích «ủng hộ kế hoạch đảo chính của Mỹ » và ông
đe dọa « sẽ xem xét lại quan hệ ngoại giao » với 19 nước châu
Âu này mà đứng đầu là Anh, Pháp, Đức và Tây Ban Nha.
---------------------------
Anh
Vũ
– RFI
Đăng ngày 05-02-2019
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190205-doi-lap-venezuela-to-chuc-tai-washington-hoi-nghi-cuu-tro-nhan-dao
Đại
diện của lãnh đạo đối lập Venezuela Juan Guaido, hôm qua 04/02/2018 thông báo tổ
chức một hội nghị về cứu trợ nhân đạo khẩn cấp tại cho người dân Venezuela vào
ngày 14/02 tới tại Washington.
Phe đối lập Venezuela biểu tình ủng hộ Juan Guaido, Caracas,
25/01/2019REUTERS/Carlos Garcia Rawlins
Theo AFP, thông báo được đưa ra ngay sau khi tổng thống
tự phong Juan Guaido được hàng chục nước công nhận và trong hoàn cảnh người dân
Venezuela đang phải sống trong tình trạng thiếu thốn lương thực, thực phẩm, thuốc
men ngày càng trầm trọng.
« Chính phủ lâm thời Venezuela sẽ tổ chức
vào ngày 14/02 một hội nghị quốc tế để xin cứu trợ nhân đạo khẩn cấp cho
Venezuela », theo thông cáo của văn phòng của ông Carlos Vecchio, người
được giao nhiệm vụ đại diện cho Juan Guaido tại Hoa Kỳ.
Hội nghị sẽ bàn tìm nguồn viện trợ nhân đạo của nước
ngoài, từ kiều dân Venezuela và các tổ chức phi chính phủ cũng như các tổ chức
tư nhân. Cuộc họp sẽ diễn ra tại trụ sở của Tổ chức các nước châu Mỹ (OEA). Hiện
tại nội bộ của tổ chức này vẫn đang bị chia rẽ xung quanh việc ủng hộ tổng thống
lâm thời Juan Gualdo.
Từ khi Venezuela lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế,
thiếu lương thực thuốc men trầm trọng, tổng thống Nicolas Maduro đã nhiều lần từ
chối viện trợ nhân đạo, vì theo ông đó là cách mở đường cho can thiệp quân sự của
nước ngoài mà đứng đầu là Mỹ nhằm lật đổ chế độ Caracas hiện nay.
Theo tổng thống tự phong Juan Guaido, hiện đợt hàng
cứu trợ nhân đạo đến từ các nước láng giềng đã được đưa tới biên giới Venezuela
– Colombia, nhưng quân đội chặn không cho qua.
Trong một bối cảnh khác, Foro Penal, một tổ chức phi
chính phủ bảo vệ các tù nhân chính trị trong khu vực, cho biết, riêng trong khoảng
từ 21 đến 31 tháng Giêng vừa qua, tại Venezuela, đã có gần một nghìn người bị bắt
giữ trong các cuộc biểu tình chống chế độ Maduro. Ngày 29/01 Liên Hiệp Quốc
cũng đưa ra con số 40 người thiệt mạng trong đợt biểu tình chống Nicolas Maduro
tháng trước.
--------------------------
Tú
Anh
– RFI
Đăng ngày 05-02-2019
Tổng
thống cánh tả Venezuela Nicolas Maduro đang trong thế dầu sôi lửa bỏng mà đồng
minh ý thức hệ thân thiết nhất trong vùng là Cuba dường như vô kế khả thi.
Ngoài tuyên bố của chủ tịch Miguel Diaz-Canel hôm 23/01/2019 trên Tweeter, « ủng
hộ » đồng nhiệm Venezuela chống « đế quốc », từ đó đến nay, La Habana giữ thái
độ kín đáo. Vì sao ?
Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro phát biểu với báo chí trước khi bay
sang Cuba ngày 20/04/2018. REUTERS/Carlos Garcia Rawlin
Cuba có ngầm trợ giúp tổng thống Venezuela Nicolas
Maduro hay không ? Washington nói có, còn La Habana phủ nhận. Tuy nhiên, Cuba
không bao giờ cải chính mối quan hệ sâu xa giữa hai chế độ xã hội chủ nghĩa từ
nhiều thập niên qua.
Thứ sáu tuần trước, sau khi Donald Trump tuyên bố
công nhận lãnh đạo đối lập Juan Guaido là tổng thống của Venezuela, đến lượt
phó tổng thống Mike Pence « tố cáo » ảnh hưởng tai hại của Cuba trong cuộc khủng
hoảng Venezuela và kêu gọi đã đến lúc « giải phóng Venezuela khỏi bàn tay của
Cuba ». Tuyên bố này cùng nhịp điệu với nhận định của ông John Bolton, cố vấn
diều hâu của tổng thống Donald Trump, xem Venezuela, Cuba và Nicaragua là « trục
bạo chúa » và lên án Cuba « kiểm soát quân đội Venezuela »
Mối giao hảo Cuba-Venezuela đã kéo dài từ năm 1999
cho đến 2013, tức là suốt 14 năm chế độ Hugo Chavez, một « fan » của Fidel
Castro. Quan hệ giữa hai nhà cố lãnh đạo này như « cha với con », theo nhận định
của Michael Shifter, chủ tịch nhóm nghiên cứu Đối Thoại Liên Châu Mỹ ở
Washington. Hai nước, do vậy, trợ giúp nhau rất chặt chẽ.
Theo thỏa thuận, Caracas, với nguồn ngoại tệ và năng
lượng dồi dào, cung cấp dầu hỏa giá rẽ và viện trợ kinh tế cho Cuba đang bị Mỹ
cấm vận sắp phá sản.
Đổi lại, Venezuela được hàng ngàn bác sĩ Cuba sang
trợ giúp về y tế và cố vấn quân sự giúp nâng cao khả năng tác chiến và an ninh
quốc phòng. Từ từ, năm lãnh vực nhạy cảm, gồm hồ sơ công chứng, giấy căn cước
(chứng minh nhân dân), tình báo, quân đội và cảnh sát của Venezuela bị
Cuba kiểm soát. Cựu đại sứ Anh tại Cuba và Venezuela, ông Paul Webster Hare,
nay là giáo sư đại học Boston, cho rằng Cuba được lợi nhiều hơn trong mối quan
hệ này. Chính tình báo Cuba mỗi ngày « thuyết trình » tình hình cho tổng thống
Maduro.
Cuba tận
nhân lực để tri thiên mệnh
Theo nhật báo Pháp Le Figaro, một sĩ quan lực lượng
đặc biệt Cuba từng hoạt động tại Nicaragua tiết lộ « Cuba có binh lính tại
Venezuela, có lực lượng đặc biệt sẵn sàng chiến đấu ». Theo một số sĩ quan cao
cấp Cuba, nay tị nạn tại Mỹ, ít nhất có 300 sĩ quan Cuba đóng vai cố vấn trong
quân đội Venezuela, không kể con số không rõ là bao nhiêu sĩ quan tình báo,
không để cho quân nhân Venezuela đào ngũ. Tổng thống tự xưng đã kêu gọi quân
nhân Cuba hãy rời khỏi Venezuela.
Liệu trong cuộc khủng hoảng hiện nay, không phải tổng
thống Venezuela mà còn có Cuba quyết định ? La Habana dứt khoát bác bỏ cáo buộc
này, nhưng rõ ràng là họ rất lo ngại. Thứ tư tuần trước, lần đầu tiên bộ ngoại
giao Cuba triệu tập đại sứ các nước châu Âu để bày tỏ lo ngại : Nếu Maduro rời
chính quyền, Cuba sẽ bị thiệt hại rất lớn. Để chuẩn bị cho mọi tình huống, Cuba
thăm dò các nước dầu hỏa khác như Nga, Iran và Algerie.
Mất Venezuela, Cuba càng bị cô lập thêm. Nhưng dường
như đồng minh Nga đã tính đến giải pháp này. Trong một cuộc trao đổi với nhóm
Eurasia, một tổ chức tư vấn về khủng hoảng địa chính trị, một nhà ngoại giao
Nga cho biết Matxcơva muốn sang trang Maduro và đang thảo luận với Canada.
Cứu
không được, bỏ không xong
Ông Michael Shifter không loại trừ kịch bản :
Nicolas Maduro sẽ chiến đấu tới cùng, với sự trợ giúp của Cuba. Nhưng nếu không
xong, ông sẽ bay sang Cuba tị nạn.
----------------------------
04/02/2019
No comments:
Post a Comment