Đầu tư xây chùa giờ dễ ợt. Toàn thấy anh em sư tự
tìm vốn xây chùa rồi xin được làm trụ trì, đại khái cũng như start up vậy. Phải
làm thế vì các chùa có sẵn thì kín chỗ rồi, phấn đấu lên trụ trì là hơi bị khó,
vì tuổi hưu của sư lại quá cao, chờ đến khi sư huynh nghỉ hưu để mình lên chức
thì ốm. Hơn nữa, cạnh tranh bây giờ quá khốc liệt, vì còn phải đấu với anh em
sư định hướng XHCN, có bảo kê, quan hệ. Không biết trong ngành có phải chạy chức
không? E là có.
Chính thế nên giờ chùa mới mọc ra như nấm, giống mở
công ty thôi. Vốn ít thì mở chùa mới, nhỏ, chỗ khỉ ho cò gáy, rồi thu tiền lẻ từ
bần nông. Vốn dày thì mở chùa to luôn, thường là nâng cấp từ 1 chùa cũ, cổ, bé
bằng lỗ mũi. Kiểu đó cơ bản cũng như anh em đầu tư bỏ vốn vào mấy công ty nhỏ,
có tiềm năng, rồi PR, làm thương hiệu, rồi thu tiền. Kiểu này thường chỉ hiệu
quả khi đầu tư vào mấy chùa nhỏ, chưa có thương hiệu, như chùa Bái Đính. Ngày
xưa đếch ai biết chùa ấy ở đâu, thực tế bây giờ cái chùa cũ cũng chỉ bằng lỗ
mũi, mình đi Bái Đính mấy lần còn chưa vào đó, chỉ vào cái showroom mới thôi.
Các chùa cổ, to, có tiếng từ xưa thì anh em đại gia
lao vào dây máu ăn phần hơi khó. Như vụ Xuân Trường định đầu tư vào chùa Hương
không ăn thua. Vì chùa ấy tiền vào như nước sẵn, ngu gì chia bánh cho thằng
khác. Thế mà chùa Yên Tử vẫn có đại gia vào được mới tài, nhưng chắc tỷ lệ ăn
chia giọt dầu không được mấy, chỉ là ăn theo ở những hạng mục mới thôi. Kiểu ấy
chắc giống liên doanh, chứ không như Bái Đính.
PR, làm thương hiệu cho chùa, thì có nhiều bài. Như
đi rước xá lợi Phật rình ràng từ Ấn Độ, Nepal gì đó về đặt, rồi xây tượng Phật
to nhất ĐNA... hay mời sư nổi tiếng, có danh phận trong Giáo hội Phật giáo về
làm trụ trì. Cũng như các công ty mời CEO có tiếng về làm thôi. Nếu xây được
chùa to, quan hệ ngon, thì đứng ra tổ chức mấy cái hội nghị Phật giáo quốc tế,
cũng như mấy khu du lịch đứng ra đăng cai thi hoa hậu thôi.
Chung quy cũng là bơm thổi, để câu view khách thập
phương. Khách đến nhiều thì sẽ hốt được nhiều tiền.
Các công ty bình thường thì phải minh bạch tiền thu
chi, rồi tính toán lợi nhuận, để đóng thuế. Còn đầu tư vào chùa thì chỉ có Phật
mới kiểm toán nổi. Ai mà biết được tiền cúng dường thật là bao nhiêu? Mà chùa
thì tất nhiên không phải đóng thuế.
Chùa thì có rất nhiều khoản thu. Dễ thấy nhất là tiền
cúng dường, rồi đến tiền cúng giải hạn. Ngoài ra các sư cũng chạy show, đánh quả
lẻ, như xem phong thủy, làm lễ cúng đám ma, động thổ, cất nóc, cúng bái các loại
cho người dân. AE sư giờ tài lắm, rành tất cả kỳ môn độn giáp, phong thủy, cúng
bái, tử vi, kinh dịch đến cho/bán chữ.
Mấy năm trước có vụ tranh chấp, 1 sư cô viên tịch mới
lòi ra mấy cái sổ tiết kiệm mấy tỷ đồng. Thế là cháu của sư nhảy ra nhận thừa kế,
chùa cũng đòi, với lý do là sư đã xuất gia thì không còn tiền riêng nữa, tiền ấy
là của chùa. Vụ ấy sau chìm xuồng, chắc cưa đôi quá?!
Chùa còn có cửa kiếm nữa, là vì dân làm ăn VN ai mà
chả là tù nhân dự khuyết, quan lại thì càng thế. Nên thành phần có tâm bất an
càng ngày càng đông nên họ có nhu cầu cúng dường để an tâm. Anh em làm càng nhiều
điều thất đức thì càng cúng dường nhiều.
Đầu tư vào chùa kiếm như thế, mà tiền ra vào lại tù
mù, miễn thuế, khỏi thanh tra, kiểm toán, thì chùa đúng là thiên đường thuế
không kém gì British Virgin Islands.
-------------------------
XEM
THÊM
13/02/2019
https://news.zing.vn/cuoc-dua-xay-chua-dung-tuong-va-de-che-kinh-doanh-tam-linh-o-tq-post915966.html
Theo
SCMP, trong năm 2015, Thiếu Lâm Tự đã thu về hơn 7,3 triệu USD nhờ tiền vé vào
cổng chùa và mức phí hơn 14 USD cho mỗi lần dâng hương. Trụ trì chùa được gọi
là "nhà sư CEO".
Thiếu Lâm Tự, một ngôi chùa quen thuộc với nhiều
khán giả qua các bộ phim, được cho là một trong những địa điểm tâm linh bị
thương mại hóa nặng nề nhất tại Trung Quốc.
Theo báo cáo của Prism, trong hai thập kỷ qua, chùa
Thiếu Lâm đã trở thành một đế chế kinh doanh trải dài trên nhiều lĩnh vực từ võ
thuật, biểu diễn đến y học, văn hóa, ẩm thực và du lịch.
Và đây chỉ là một trong những ví dụ điển hình của đế
chế kinh doanh tâm linh ở Trung Quốc.
Tôn giáo, tâm linh đang được khai thác trở thành ngành kinh doanh lớn ở
Trung Quốc. Ảnh: Bloomberg.
Cơn sốt
tượng Phật
Tốt nghiệp chuyên ngành giáo dục tư tưởng và chính
trị tại một đại học danh tiếng ở thành phố Thành Đô năm 2011, Yan Lu ban đầu
làm công việc thư ký tại một trường mẫu giáo nhưng không thấy hài lòng. Cô gái
29 tuổi giờ đây là một nữ tu Phật giáo sống trong một ngôi đền nhỏ ở một ngôi
làng gần Bắc Kinh.
“Người Trung Quốc giờ đây giàu hơn nhưng họ vẫn cần nhiều thứ hơn trong đời
sống tâm linh”, Yan Lu nói với Time cách đây gần 3
năm.
Từng bị hạn chế vào những năm 1980, giờ đây Phật
giáo đang phát triển mạnh mẽ ở Trung Quốc. Hơn cả một tôn giáo, Phật giáo trở
thành một ngành kinh doanh lớn tại Trung Quốc khi du lịch bùng nổ.
Một trong những dấu hiệu của sự bùng nổ với du lịch
tâm linh tại Trung Quốc là “cơn sốt xây dựng tượng Phật trong vài thập niên
qua” theo cách gọi của Zhou Mingqi, nhà sáng lập công ty tư vấn du lịch
Jingjian.
Năm 2008, tượng Trung Nguyên Đại Phật tại huyện Lỗ
Sơn, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc được hoàn thành và giữ kỷ lục bức tượng cao nhất
thế giới trong suốt 10 năm trước khi Tượng Thống Nhất tại Ấn Độ khánh thành vào
năm ngoái. Tượng Phật này cao 128 m, được mạ 108 kg vàng, mất 11 năm xây dựng
và tiêu tốn khoảng 177 triệu USD để hoàn thành.
Tượng Trung Nguyên Đại Phật tọa lạc tại một khu vực yên tĩnh ở vùng nông
thôn Trung Quốc. Ảnh: Stacia020/Shutterstock.
Theo thống kê của tạp chí The Atlantic đến
cuối tháng 10/2018, trong số 15 bức tượng cao nhất thế giới, Trung Quốc có tới
5 và tất cả đều là tượng Phật. 4 bức tượng trong số này, bao gồm cả tượng Trung
Nguyên Đại Phật, được hoàn thành trong hơn 20 năm trở lại đây.
Năm ngoái, theo Chinanews.com, một doanh
nhân giàu có sắp hoàn thành công trình tượng Phật ngồi lớn nhất thế giới tại một
vùng hẻo lánh ở tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc. Dự án này ước tính mất khoảng 57
triệu USD và 8 năm xây dựng.
Cứ sau vài năm, truyền thông Trung Quốc lại đưa tin
về những bức tượng khổng lồ tại quốc gia này. Những tượng Phật đồ sộ lấp lánh
ánh vàng trở thành biểu tượng của ngành du lịch Trung Quốc, tô điểm vẻ đẹp của
các đền chùa, đỉnh núi, hồ nước hay bất cứ ở đâu có vị trí phong thủy thuận lợi.
Theo ông Zhou Mingqi, dù việc xây dựng những bức tượng
Phật này có thể nhắm đến đời sống tâm linh của người dân Trung Quốc, mục đích chính của các bức tượng
to lớn nói trên lại hướng về mục tiêu kiếm tiền từ khách du lịch trên thế giới
nhiều hơn.
“Nói một cách đơn giản, nếu một khu vực không có sẵn địa danh thiên nhiên
hay lịch sử nào đáng chú ý muốn xây dựng thứ gì đó để thu hút du khách thì một
bức tượng Phật khổng lồ là lựa chọn hợp lý.
Cách làm này cũng phù hợp với ngành du lịch Trung Quốc vốn đặt trọng tâm
vào việc thu tiền bán vé vào cổng.
Khi du khách nhận ra tượng Phật lớn tại khu tham quan cũng không khác mấy
so với những nơi khác cũng là lúc những người quản lý ở đó đã thu được toàn bộ
số tiền có thể kiếm được từ du khách”, nhà sáng lập công
ty du lịch Jingjian nhận định.
Nguồn lợi
lớn với chính quyền Trung Quốc
Tượng Quan Thế Âm Bồ Tát tại công viên văn hóa Phật
giáo Nanshan ở đảo Hải Nam là 1 trong 15 bức tượng cao nhất thế giới.
Tượng Quan Thế Âm Bồ Tát tại công viên văn hóa Phật giáo Nanshan, đảo Hải
Nam, Trung Quốc nhìn từ trên cao. Ảnh: TPG/Getty.
Theo The Economist, năm 2015, du khách
phải bỏ ra gần 9 USD để đi thang máy lên tới chân tượng và cầu nguyện
trong chốc lát. Nhưng để làm được việc này, mỗi người đã phải bỏ ra gần 18
USD trước đó để mua vé vào công viên. Các cửa hàng bán đồ lưu niệm hiện diện
mọi nơi trong khu vực tham quan, bày bán nhiều thứ từ chuỗi tràng hạt đến tượng
Phật. Tờ báo này cũng khẳng định chính quyền địa phương hưởng một phần doanh
thu từ dự án.
Năm 2010, ngôi chùa Nanputuo có từ thời Nhà Đường ở
thành phố Hạ Môn, Trung Quốc, ước tính đón khoảng 2 triệu du khách với số tiền
bán vé gần 900.000 USD.
Theo giáo sư Li Xiangping của Trung tâm Tôn giáo và
Xã hội thuộc Đại học Sư phạm Hoa Đông, một phần trong số này được giữ lại để bảo
trì và phát triển chùa nhưng chính quyền địa phương cũng hưởng lợi một phần
doanh thu.
NPR gọi ngôi chùa này
là một “con bò sữa” hái ra tiền khi đem lại hàng chục nghìn khách hàng cho nhà
hàng chay tại đây và tạo ra việc làm cho nhiều người bán nhang và trang sức Phật
giáo.
Khách du lịch đông đúc chờ tham quan Thiếu Lâm Tự tháng 8/2012. Ảnh: Xinhua.
Trở lại trường hợp Thiếu Lâm Tự, theo SCMP, trong
năm 2015, Thiếu Lâm Tự đã thu về hơn 7,3 triệu USD nhờ tiền vé vào cổng
chùa và mức phí hơn 14 USD cho mỗi lần dâng hương. Trụ trì chùa được
gọi là "nhà sư CEO" vì thường xuyên tổ chức các hoạt động nặng tính
thương mại tại đây.
Tuy nhiên, giáo sư xã hội học Zhe Ji của khoa Nghiên
cứu Trung Quốc thuộc viện nghiên cứu Inalco tại Pháp cho rằng chính quyền địa
phương mới là người hưởng lợi chính từ các hoạt động kinh doanh ở Thiếu Lâm Tự.
“Nhà chùa chỉ hưởng ít hơn 1/3 doanh thu. Số còn lại thuộc về chính quyền
huyện Đăng Phong (nơi Thiếu Lâm Tự tọa lạc)”, giáo sư Ji
nói với SCMP.
Như nhiều địa điểm tâm linh khác, Thiếu Lâm Tự được
quản lý bởi một ủy ban gồm phần lớn quan chức địa phương.
“Ngay cả thủ quỹ của chùa Thiếu Lâm cũng được chính quyền chỉ định vì vậy
các khoản chi đều phải được phê duyệt. Các vị sư trụ trì không có tiếng nói
trong vấn đề tài chính của nhà chùa”, ông Ji cho biết.
“Tôn
giáo là để thực hành, không phải để trình diễn”
Nhiều người trong cuộc không ủng hộ mối quan hệ giữa
nhà chùa và chính quyền. “Tôi nghĩ khi một
tôn giáo quá gần gũi với chính quyền hoặc các doanh nhân quyền lực, nó không thể
thật sự phát triển thịnh vượng và sẽ có nhiều hạn chế.”, nữ tu Yan Lu chia
sẻ với Time.
Trong khi đó, nhà sáng lập công ty du lịch Jingjian,
Zhou Mingqi cũng khẳng định ngoài những lo ngại trước mắt về việc nhiều nơi ở
Trung Quốc đang chạy đua xây dựng những tượng Phật khổng lồ tương tự nhau, ông
nhận thấy truyền thống tôn
giáo của Trung Quốc đang bị biến thành “con bò sữa” để thu lợi nhuận.
“Trung Quốc có thể đi theo kinh tế thị trường nhưng nếu chúng ta cho phép
tôn giáo và tâm linh bị khai thác để kiếm lợi nhuận thì việc những điều này sụp
đổ chỉ là vấn đề thời gian”, ông Mingqi viết
trên The Sixth Stone.
Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Phật giáo tại Đại học
Trung văn Hương Cảng ở Hong Kong, ông Xue Yu, nói ngắn gọn trên The
Economist: “Tôn giáo
là để thực hành, không phải để trình diễn.”
Tuy nhiên, vẫn có ý kiến tích cực về việc hợp tác giữa
các địa điểm tâm linh và giới chức địa phương. “Sự phát triển của du lịch tâm linh thường liên quan đến kinh tế địa
phương khi chúng thúc đẩy lẫn nhau. Cả hai phía có thể hợp tác lên kế hoạch
chung về điểm đến của du khách và doanh thu từ hoạt động du lịch. Điều này cũng
giúp xây dựng hình ảnh của Phật giáo”, giáo sư Li đánh giá.
(Tổng hợp)
No comments:
Post a Comment