Băng
Huyền -
Viễn Đông Online
Friday, 15/02/2019
Trưa
Chủ Nhật, ngày 10 tháng 2, 2019 tại phòng hội của Đại Học Cal State Long Beach
(CSULB) thuộc Phân Khoa Nghiên Cứu Về Người Á Châu Và Người Mỹ Gốc Á Châu
(Asian & Asian American Studies) đã diễn ra buổi "Chiều Văn Học Nghệ Thuật" năm thứ III do nhóm Nhân Văn
Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian tổ chức.
Chương trình này rất đặc biệt, là buổi ra mắt sách “Trần Quang Hải- 50 Năm Nghiên Cứu Nhạc Dân Tộc Việt” do nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian kết hợp cùng Nhóm Văn Thơ Lạc Việt tại San Jose thực hiện, và vinh danh Giáo Sư Tiến Sĩ (GSTS) Trần Quang Hải. Ông là con trai đầu của cố Giáo sư Tiến Sĩ Trần Văn Khê và cháu của “quái kiệt” Trần Văn Trạch.
GS.TS
Trần Quang Hải diễn thuyết và trình diễn hát Đồng Song Thanh và đàn Môi. (Băng
Huyền/ Viễn Đông)
Ông
là một thuyết trình viên, nhạc sĩ sáng tác và là người thầy nổi tiếng về sư phạm
âm nhạc. Ông đã có hàng nghìn cuộc nói chuyện, giới thiệu âm nhạc Việt Nam khắp
nơi trên thế giới. Ông không chỉ chuyên về nhạc dân tộc Việt, mà còn là chuyên
gia về nhạc cụ và âm nhạc của các nước châu Á. Ông sống tại Paris, Pháp, đã thực
hiện rất nhiều công trình vĩ đại với nhiều sáng tạo đầy màu sắc nghệ thuật độc
đáo.
GS
Quyên Di thay mặt bà khoa trưởng trao tặng bằng vinh danh GS. TS Trần Quang Hải.
(Băng Huyền/ Viễn Đông)
Giáo sư Quyên Di là giảng viên Phân Khoa Nghiên Cứu Về Người Á Châu Và Người Mỹ Gốc Á Châu của Đại Học Cal State Long Beach và là thành viên của nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian. Giáo sư Quyền Di cho biết,
“Đây là chương trình
thường niên lần thứ ba Chiều Văn Học Nghệ Thuật của nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật và
Tiếng Thời Gian tổ chức, dưới sự bảo trợ của Khoa Nghiên Cứu về Người Mỹ gốc Á
Châu của Đại Học Cal State Long Beach. Tôi sẽ đại diện cho phân khoa và bà khoa
trưởng, Giáo Sư Tiến Sĩ Teri Yamada, hiện đang công tác tại Ấn Độ, nên không thể
có mặt trong chương trình lần này, để trao giải thưởng cho Giáo sư Tiến Sĩ Trần
Quang Hải và tôi cũng đại diện chương trình tiếng Việt của trường, trao cho ông
giải thưởng. Giải thưởng ghi nhận sự đóng góp không biết mệt mỏi của Giáo sư Tiến
Sĩ Trần Quang Hải vào gia tài âm nhạc Việt Nam.
“Giáo sư Trần Quang Hải có nhiều công trình lắm, ngoài những công trình về sáng tác âm nhạc, công trình về thu thanh thu hình âm nhạc và trình diễn. Ông còn là một người nghiên cứu rất sâu về âm nhạc cổ truyền Việt Nam. Cuốn sách Trần Quang Hải 50 năm Nghiên Cứu Nhạc Dân Tộc Việt, tập hợp rất nhiều bài nghiên cứu của ông. Trong quyển sách này đặc sắc nhất và tôi được học hỏi nhiều là bài Nguồn Gốc Âm Nhạc Việt Nam.”
“Giáo sư Trần Quang Hải có nhiều công trình lắm, ngoài những công trình về sáng tác âm nhạc, công trình về thu thanh thu hình âm nhạc và trình diễn. Ông còn là một người nghiên cứu rất sâu về âm nhạc cổ truyền Việt Nam. Cuốn sách Trần Quang Hải 50 năm Nghiên Cứu Nhạc Dân Tộc Việt, tập hợp rất nhiều bài nghiên cứu của ông. Trong quyển sách này đặc sắc nhất và tôi được học hỏi nhiều là bài Nguồn Gốc Âm Nhạc Việt Nam.”
Ông
Trần Mạnh Chi, trưởng Ban Tổ Chức và là đại diện cho Nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật
& Tiếng Thời Gian, bày tỏ,
“Chúng tôi hân hạnh
đón tiếp mọi người đến dự ra mắt sách của Giáo sư Trần Quang Hải từ Pháp qua.
Nhạc sư đã bỏ công 50 năm nghiên cứu về âm nhạc nghệ thuật Việt Nam. Đây là niềm
hãnh diện cho người Việt Nam khắp nơi trên thế giới. Tất cả những chương trình
mà nhóm đã tổ chức trong quá khứ và sắp tới, chúng tôi mong mỏi vinh danh những
nhà văn học, nhà văn hóa nghệ thuật, những ai đóng góp công sức cho nền văn học
nghệ thuật Việt Nam. Hôm nay đặc biệt còn có một buổi triển lãm tranh mini của
các họa sĩ Hoàng Vinh, họa sĩ Hồ Thành Đức, họa sĩ Beky, họa sĩ Lưu Anh Tuấn…
bên ngoài phòng hội trước khi diễn ra chương trình chính.”
GS. TS Tahara (người đầu
tiên từ trái qua) hát Qua Cầu Gió Bay chung với Thụy Vy và Hậu Nguyễn. (Băng
Huyền/ Viễn Đông)
Giáo
sư Tiến sĩ Trần Quang Hải có mặt từ rất sớm để ký tặng sách cho mọi người, cùng
xem tranh của các họa sĩ triển lãm bên ngoài phòng hội và chụp hình lưu niệm với
bạn hữu, thân hữu, những khán giả yêu mến tài năng của ông. Nói về cảm xúc của
mình, Giáo sư Trần Quang Hải chia sẻ,
“Đây là chương trình
rất đặc biệt và vinh dự cho tôi, là một người từ phương xa đến. Sự tiếp đãi rất
nồng hậu, tất cả những cảm tình, sự tiếp đón của anh em trong cộng đồng đem lại
cho tôi niềm vui, để tôi thấy rằng người Việt Nam vẫn còn yêu thương nhau. Đây
là buổi giới thiệu quyển sách, là công trình nghiên cứu của tôi về nhạc dân tộc
Việt trong 50 năm qua, như lĩnh vực hát đồng song thanh, không những phổ biến
giọng hát, phổ biến dùng giọng hát để chữa bệnh, giúp những người câm có thể
nói chuyện được mà không phải mổ, đó là những đóng góp rất nhỏ không chỉ trong
âm nhạc mà nó liên hệ đến nhiều lĩnh vực khác nhau, và được gặp gỡ người đồng
hương tại vùng Nam Cali sau 13 năm tôi mới trở lại gặp những người Việt sống tại
đây.
“Tôi rất lấy làm vui
mừng và hân hạnh được tiếp đón ở trường Đại Học Cal State Long Beach, là niềm
vui cho tôi và tôi cũng chia sẻ niềm vui đó với cộng đồng người Việt tại
California nói riêng và cho tất cả những người Việt của cộng đồng Việt Nam tại
đất Mỹ này nói chung. Sự vinh danh này chỉ là cá nhân thôi, nhưng điều tôi thấy
trường Đại Học Mỹ bắt đầu chú trọng về văn hóa Việt, đó là điểm son do sự đóng
góp của rất nhiều những vị giáo sư mà chúng tôi được hân hạnh gặp và một số vị
đã đóng góp một cách trực tiếp hay gián tiếp trong công trình xây dựng văn hóa
Việt Nam ở hải ngoại.”
GS.
TS Trần Quang Hải chụp lưu niệm tại triển lãm tranh mini (Băng Huyền/ Viễn
Đông)
Sau
khi thức khai mạc trang trọng với sự điều hợp của MC Thụy Vy, Ban Hợp Ca nhóm Nhân
Văn Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian đã gợi nhắc bao nỗi bồi hồi trong tim khán
giả qua ca khúc Nắng Đẹp Miền Nam (Lam Phương) và bồi hồi nhiều suy nghiệm về
cuộc đời về tình thương giữa người với nhau qua ca khúc Phút Chan Hòa (Thơ Trần
Việt Hải, nhạc Hồng Tước).
Các
thành viên trình diễn tiết mục thời trang. (Băng Huyền/ Viễn Đông)
Phần
nghi thức vinh danh GS. TS Trần Quang Hải với GS Quyên Di của trường Cal State
Long Beach, Bà Nguyễn Thế Thủy đại diện của Học Khu Westminster trao bằng tưởng
lục đến GSTS Trần Quang Hải. GS Dương Ngọc Sum là cố vấn Nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật
và Tiếng Thời Gian cùng các cựu học sinh của trường Petrus Ký tặng quà lưu niệm
cho GS Trần Quang Hải, là một cựu học sinh của Petrus Ký. Vài thành viên Nhóm
Văn Thơ Lạc Việt tại San Jose đã tặng GS. TS Trần Quang Hải hai cuốn sách “Trần
Quang Hải- 50 Năm Nghiên Cứu Nhạc Dân Tộc Việt” tiếng Việt và tiếng Anh do nhóm
Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian kết hợp cùng Nhóm Văn Thơ Lạc Việt tại
San Jose thực hiện,
Những
tiết mục phụ diễn văn nghệ đặc sắc
Những
người mẫu không chuyên của nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian đã
trình diễn tiết mục Thời Trang Áo Dài Việt Nam Theo Dòng Thời Gian, dưới sự dẫn
dắt dí dỏm của Giáo sư Quyên Di và cô Thủy Vân đã giới thiệu tên gọi, thời gian
ra đời của từng bộ áo dài Ngũ Thân, áo dài Lemur/Cát Tường, áo dài Tứ thân/ Lê
Phổ, áo dài Raglan/ Trần Kim, áo dài Trần Lệ Xuân...
GS
Quyên Di giới thiệu ba sinh viên của mình lần lượt đọc lá thư của bà khoa trưởng
gửi đến GS. TS Trần Quang Hải về lý do bà không có mặt trong buổi vinh danh.
(Băng Huyền/ Viễn Đông)
Chương
trình càng thêm đậm đà phong vị dân tộc với giọng hát của dược sĩ Thanh Mai qua
ca khúc Rất Huế của Võ Tá Hân sáng tác, do chính nhạc sĩ Võ Tá Hân đệm guitar
cho giọng hát của Thanh Mai. Giọng ca ngọt ngào của Ngọc Quỳnh hát “Dạ Cổ Hoài
Lang” và nét duyên dáng, luyến láy, nhấn nhá từng câu chữ của ca sĩ Thúy Anh
(Là - xướng ngôn viên, biên tập viên của chương trình radio Chiều Thứ Bảy) hát
bài Mình Ơi Em Chẳng Cho Về của nhạc sĩ Anh Bằng, với tiếng đàn guitar của anh
Nguyên Vũ.
Giáo sư Tiến Sĩ Hiroki Tahara, phó giám đốc Trung Tâm Giáo Dục Ngôn Ngữ Học tại đại học APU Nhật, không những nói, viết tiếng Việt rất lưu loát mà anh còn am hiểu văn hoá Việt rất sâu. Trong bộ áo dài cách điệu, anh cùng với MC Thụy Vy và ông Hậu Nguyễn là thành viên trong Ban Tổ Chức đã hát rất tình bài hát Qua Cầu Gió Bay.
Anh Hiroki Tahara đã tiết lộ với người viết, cách nay hơn 20 năm, hồi còn là sinh viên năm thứ nhất Cử nhân ngoại ngữ học tiếng Việt tại trường Đại Học Ngoại Ngữ Tokyo, anh đã từng tập hát bài Qua Cầu Gió Bay, hát chung với các sinh viên khoa tiếng Việt. Lần này tham dự trong chương trình, ban tổ chức đề nghị anh hát bài này, anh đã tập lại trong một tuần để hát. Anh rất thích bài hát này nên dù hai mươi mấy năm rồi vẫn chưa quên. Lúc còn sinh viên, anh hát nhưng hoàn toàn không hiểu ý nghĩa bài hát. Dù vậy bài hát để lại ấn tượng đẹp để anh nhớ hoài, anh rất thích câu hát “Tình tình tình gió bay… tình tình tình gió bay, vì âm điệu nên thơ.
Những giọng ca tài tử của các ca sĩ khách mời góp vui cho chương trình, bằng tài năng và sự duyên dáng của mình, họ đã giúp người nghe có mặt trong buổi diễn càng yêu cái chất thơ tinh tế vô cùng của dân ca, ca khúc mang âm hưởng dân ca của các nhạc sĩ, càng nghe lại càng thấm cái ý nhị đẹp đẽ trong nội dung câu hát, cái thanh lịch nhẹ nhàng, cái tình rất nồng đượm mà không vồn vã của người Việt Nam.
Giáo sư Tiến Sĩ Hiroki Tahara, phó giám đốc Trung Tâm Giáo Dục Ngôn Ngữ Học tại đại học APU Nhật, không những nói, viết tiếng Việt rất lưu loát mà anh còn am hiểu văn hoá Việt rất sâu. Trong bộ áo dài cách điệu, anh cùng với MC Thụy Vy và ông Hậu Nguyễn là thành viên trong Ban Tổ Chức đã hát rất tình bài hát Qua Cầu Gió Bay.
Anh Hiroki Tahara đã tiết lộ với người viết, cách nay hơn 20 năm, hồi còn là sinh viên năm thứ nhất Cử nhân ngoại ngữ học tiếng Việt tại trường Đại Học Ngoại Ngữ Tokyo, anh đã từng tập hát bài Qua Cầu Gió Bay, hát chung với các sinh viên khoa tiếng Việt. Lần này tham dự trong chương trình, ban tổ chức đề nghị anh hát bài này, anh đã tập lại trong một tuần để hát. Anh rất thích bài hát này nên dù hai mươi mấy năm rồi vẫn chưa quên. Lúc còn sinh viên, anh hát nhưng hoàn toàn không hiểu ý nghĩa bài hát. Dù vậy bài hát để lại ấn tượng đẹp để anh nhớ hoài, anh rất thích câu hát “Tình tình tình gió bay… tình tình tình gió bay, vì âm điệu nên thơ.
Những giọng ca tài tử của các ca sĩ khách mời góp vui cho chương trình, bằng tài năng và sự duyên dáng của mình, họ đã giúp người nghe có mặt trong buổi diễn càng yêu cái chất thơ tinh tế vô cùng của dân ca, ca khúc mang âm hưởng dân ca của các nhạc sĩ, càng nghe lại càng thấm cái ý nhị đẹp đẽ trong nội dung câu hát, cái thanh lịch nhẹ nhàng, cái tình rất nồng đượm mà không vồn vã của người Việt Nam.
Diễn
thuyết và trình diễn
Có
lẽ tiết mục đặc biệt và nhận được những tràng pháo tay cùng những lời ngợi
khen, hâm mộ từ những người tham dự nhiều nhất, chính là tiết mục diễn thuyết kết
hợp trình diễn của Gíao sư Trần Quang Hải trong khoảng 20 phút.
Với lối nói chuyện hài hước và phong thái giản dị, mộc mạc, GS. TS Trần Quang Hải đã chia sẻ súc tích những nghiên cứu của ông về Nhạc Dân tộc xoay quanh hai công trình: Hát đồng song thanh, và đàn môi. Trong hai công trình ấy, Hát đồng song thanh là công trình mà ông dày công nghiên cứu nhiều nhất. Hát đồng song thanh, còn được biết đến trên thế giới với cái tên Tuvan Throat Singing, Khoomei (Khơ mây), Hooliin Chor.
Là một biến thể đặc biệt của hòa âm giọng hát, được hình thành và phát triển từ Mông Cổ, Nội Mông, Tuva và Siberia. Nó được tổ chức UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể năm 2009 dưới cái tên Nghệ thuật hát Mông Cổ, Khơ mây. Trong kĩ thuật hát này, người trình diễn sẽ tạo ra một cao độ cơ bản và đồng thời tạo ra thêm một cao độ khác cao hơn cùng lúc.
Với lối nói chuyện hài hước và phong thái giản dị, mộc mạc, GS. TS Trần Quang Hải đã chia sẻ súc tích những nghiên cứu của ông về Nhạc Dân tộc xoay quanh hai công trình: Hát đồng song thanh, và đàn môi. Trong hai công trình ấy, Hát đồng song thanh là công trình mà ông dày công nghiên cứu nhiều nhất. Hát đồng song thanh, còn được biết đến trên thế giới với cái tên Tuvan Throat Singing, Khoomei (Khơ mây), Hooliin Chor.
Là một biến thể đặc biệt của hòa âm giọng hát, được hình thành và phát triển từ Mông Cổ, Nội Mông, Tuva và Siberia. Nó được tổ chức UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể năm 2009 dưới cái tên Nghệ thuật hát Mông Cổ, Khơ mây. Trong kĩ thuật hát này, người trình diễn sẽ tạo ra một cao độ cơ bản và đồng thời tạo ra thêm một cao độ khác cao hơn cùng lúc.
GS
TS Trần Quang Hải ký tặng sách. (Băng Huyền/ Viễn Đông)
Công
trình nghiên cứu Hát đồng song thanh của GS.TS Trần Quang Hải là một quá trình
nghiên cứu, từ vị trí phát âm và các kỹ thuật hát của mỗi dân tộc trên thế giới,
cho đến các lối hát đồng song thanh của các nước Tây Á và kiểu thức cầu kinh của
các vị Lạt Ma- Tây Tạng. Từ cơ sở đó, ông phát triển và sáng tạo lối hát Đồng
song thanh theo kiểu của riêng ông, mà hiện nay không những để biểu diễn âm nhạc
mà còn ứng dụng vào lĩnh vực Y khoa.
Đây còn là cách điệu trị học cho các căng bệnh đứt dây thanh quản và khuyết tật về phát âm. Song song với diễn thuyết ông còn thể hiện tài nghệ độc đáo của mình minh họa các giọng hát bằng giọng ngực, minh họa bằng hát một đoạn ngắn opera. Giọng mũi, minh họa bằng hát bài nhạc cổ truyền Nhật Bản. Giọng óc, minh họa hát đoạn kinh kịch.
Giáo sư Tiến Sĩ Trần Quang Hải giới thiệu cây đàn Môi của người Mông là một dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Ông cho biết ông đã giới thiệu cây đàn Môi của người Mông cách nay 45 năm khắp nơi trên thế giới. Ông đã ngậm chiếc kèn nhỏ bé, bàn tay thoăn thoắt gảy kèn, đôi môi run run theo cảm xúc tạo nên những âm thanh trầm bỗng vang lên, rền rền thánh thót, tạo nên những âm thanh thật thú vị, mới mẻ về giai điệu, tiết tấu khiến mọi người hải trầm trồ thích thú.
Lúc đầu ông đánh đàn môi đơn giản trình diễn bài Happy Birthday To You, sau đó ông đàn lại bài này nhưng thêm tiết tấu vô, khiến bài hát nghe đặc sắc hơn. Ông còn dùng đàn môi để nói chuyện, ông nhép miệng nói không phát ra tiếng, nhưng thông qua đàn môi tiếng nhép miệng câu nói đó phát ra tròn câu rõ ràng, làm cho không khí cả khán phòng sôi động hẳn lên và không ngớt vang lên những tràng pháo tay thán phục. Kết thúc phần trình diễn của mình, ông nhận lời đề nghị của MC Thụy Vy, đã nhái lại giọng của người chú là nghệ sĩ Trần Văn Trạch, hát lại bài Sổ Xố Kiến Thiết Quốc Gia trong tiếng vỗ tay giòn giã của khán giả.
Đây còn là cách điệu trị học cho các căng bệnh đứt dây thanh quản và khuyết tật về phát âm. Song song với diễn thuyết ông còn thể hiện tài nghệ độc đáo của mình minh họa các giọng hát bằng giọng ngực, minh họa bằng hát một đoạn ngắn opera. Giọng mũi, minh họa bằng hát bài nhạc cổ truyền Nhật Bản. Giọng óc, minh họa hát đoạn kinh kịch.
Giáo sư Tiến Sĩ Trần Quang Hải giới thiệu cây đàn Môi của người Mông là một dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Ông cho biết ông đã giới thiệu cây đàn Môi của người Mông cách nay 45 năm khắp nơi trên thế giới. Ông đã ngậm chiếc kèn nhỏ bé, bàn tay thoăn thoắt gảy kèn, đôi môi run run theo cảm xúc tạo nên những âm thanh trầm bỗng vang lên, rền rền thánh thót, tạo nên những âm thanh thật thú vị, mới mẻ về giai điệu, tiết tấu khiến mọi người hải trầm trồ thích thú.
Lúc đầu ông đánh đàn môi đơn giản trình diễn bài Happy Birthday To You, sau đó ông đàn lại bài này nhưng thêm tiết tấu vô, khiến bài hát nghe đặc sắc hơn. Ông còn dùng đàn môi để nói chuyện, ông nhép miệng nói không phát ra tiếng, nhưng thông qua đàn môi tiếng nhép miệng câu nói đó phát ra tròn câu rõ ràng, làm cho không khí cả khán phòng sôi động hẳn lên và không ngớt vang lên những tràng pháo tay thán phục. Kết thúc phần trình diễn của mình, ông nhận lời đề nghị của MC Thụy Vy, đã nhái lại giọng của người chú là nghệ sĩ Trần Văn Trạch, hát lại bài Sổ Xố Kiến Thiết Quốc Gia trong tiếng vỗ tay giòn giã của khán giả.
Có mặt trong chương trình, GS Lê Văn Khoa đã chia sẻ với nhật báo Viễn Đông,
“Nhóm Nhân Văn Nghệ
Thuật và Tiếng Thời Gian là nhóm tập hợp một số anh em yêu thích nghệ thuật và
văn chương, không phải là những nhà văn lớn, những nghệ sĩ lớn, nhưng họ yêu
thích và đã làm được. Đây là điều rất quý. Anh Việt Hải là người sáng lập ra
nhóm, rất có lòng, đã thúc đẩy anh em làm nhiều sách. Họ đang có danh sách dài
để ra mắt sách suốt năm tới, chứ không chỉ trong năm nay thôi đâu. Đây là điều
mừng.
“Người Việt ra nước ngoài cũng có ước vọng làm sao để văn hóa, nghệ thuật của mình vươn lên, thành ra họ tiếp tục sinh hoạt. Mình ở ngoài nước, vẫn làm được. Thì như vậy, theo tôi, văn hóa và nghệ thuật Việt Nam sẽ càng rộng lớn hơn, và nó không nằm dưới một chiêu bài, sự chỉ huy của người nào cả. Vì đó là dân tộc, chứ không phải là cá nhân. Đây là ý của tôi. Còn anh Trần Quang Hải thì tôi có biết anh lâu rồi, thỉnh thoảng gặp nhau mỗi lần anh bên Pháp qua, thỉnh thoảng chúng tôi có gặp nhau.
“Thân phụ của ông Trần Quang Hải là Trần Văn Khê, là người tôi rất kính quý, là người có tâm hồn về nhạc chính thống Việt Nam và họ muốn phát huy. Nhưng cái mình làm rộng rãi hơn hết, đem nhạc Việt đi phổ biến trong những buổi diễn thuyết khắp thế giới, thì tôi nghĩ người Việt không có ai làm được tương xứng như anh Trần Quang Hải đâu.
“Chúng ta rất hãnh diện có những nhân tài đó trong cộng đồng Việt Nam chúng ta và tôi hy vọng mọi người sẽ tiếp trợ, làm sao để thế hệ sau này còn vươn xa nữa, để đưa nhạc Việt chúng ta đi rộng ra trên thế giới.”
“Người Việt ra nước ngoài cũng có ước vọng làm sao để văn hóa, nghệ thuật của mình vươn lên, thành ra họ tiếp tục sinh hoạt. Mình ở ngoài nước, vẫn làm được. Thì như vậy, theo tôi, văn hóa và nghệ thuật Việt Nam sẽ càng rộng lớn hơn, và nó không nằm dưới một chiêu bài, sự chỉ huy của người nào cả. Vì đó là dân tộc, chứ không phải là cá nhân. Đây là ý của tôi. Còn anh Trần Quang Hải thì tôi có biết anh lâu rồi, thỉnh thoảng gặp nhau mỗi lần anh bên Pháp qua, thỉnh thoảng chúng tôi có gặp nhau.
“Thân phụ của ông Trần Quang Hải là Trần Văn Khê, là người tôi rất kính quý, là người có tâm hồn về nhạc chính thống Việt Nam và họ muốn phát huy. Nhưng cái mình làm rộng rãi hơn hết, đem nhạc Việt đi phổ biến trong những buổi diễn thuyết khắp thế giới, thì tôi nghĩ người Việt không có ai làm được tương xứng như anh Trần Quang Hải đâu.
“Chúng ta rất hãnh diện có những nhân tài đó trong cộng đồng Việt Nam chúng ta và tôi hy vọng mọi người sẽ tiếp trợ, làm sao để thế hệ sau này còn vươn xa nữa, để đưa nhạc Việt chúng ta đi rộng ra trên thế giới.”
Giáo sư Tiến Sĩ Hiroki Tahara thì bày tỏ,
“Tahara rất vui vì được
ngồi chung với những bạn Việt Nam của cộng đồng người Việt hải ngoại tại Nam
Cali. Bản thân tôi rất thích hát bài Qua Cầu Gió Bay, và được hát trước mặt
Giáo sư Tiến sĩ Trần Quang Hải là một vinh dự đối với tôi.”
Anh cũng nêu lên suy nghĩ và mong ước của mình,
Anh cũng nêu lên suy nghĩ và mong ước của mình,
“Điều hơi buồn là sao
chương trình này toàn người già, tôi năm nay 47 tuổi, không phải người trẻ.
Đáng lẽ chương trình như thế này phải có thanh niên ngoài 20, dự thật đông. Lẽ
ra phải có thanh niên tham gia vào ban tổ chức để rút kinh nghiệm cách tổ chức,
cách tiếp khách, cách biểu diễn. Vì không có người trẻ sẽ không có người kế thừa,
vì người già đến tuổi phải về hưu, nghỉ ngơi, không có người trẻ kế thừa thì tiếc
lắm.”
Cùng
nhau hát “Và Con Tim Đã Vui Trở Lại” (Băng Huyền/ Viễn Đông)
Kết thúc buổi diễn, các thành viên trong ban Hợp Ca, Ban Tổ Chức, GS. TS Trần Quang Hải, GS Dương Ngọc Sum… và các khán giả đã cùng hát vang ca khúc "Và ConTim Đã Vui Trở Lại" (Đức Huy) như một sự cổ vũ về sự lạc quan, phấn khởi và luôn trong tư thế chủ động hướng đến sống tích cực, là thông điệp ca khúc của nhạc sĩ Đức Huy gửi đến người nghe và cũng là điều mà Ban Tổ Chức mong muốn GS. TS Trần Quang Hải và một vài thành viên trong nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật và Tiếng Thời Gian đang bị bệnh nan y. Mong các vị ấy sẽ sớm chữa trị thành công, hồi phục và vui khỏe để tiếp tục những công trình văn hóa nghệ thuật đang thực hiện, góp vào vườn hoa Việt Nam những bông hoa tươi thắm.
No comments:
Post a Comment