Phạm Chí Dũng
February 10, 2019
Khó
nuốt hơn hẳn
Mặc dù đã kết thúc đàm phán từ cuối năm 2015, nhưng
quá trình rà soát pháp lý đối với EVFTA (Hiệp Định Thương Mại Tự Do Việt Nam-Châu
Âu) đã kéo dài đến hai năm rưỡi, thay vì chỉ từ sáu tháng đến một năm đối với
các hiệp định thương mại khác. Trong thời gian đó, chính quyền Việt Nam vẫn vừa
“nhai lại” không chán đề nghị “EU thúc đẩy sớm thủ tục để EVFTA được ký kết và
phê chuẩn,” vừa tha hồ đàn áp nhân quyền trong nước. Thậm chí vào năm 2017 là
năm rộn rã các đoàn công du Châu Âu của Chủ Tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân,
Phó Thủ Tướng Vương Đình Huệ, và quan chức còn chưa chết đột ngột gây nghi ngờ
là Chủ Tịch Nước Trần Đại Quang, đã nổ ra vụ “bắt cóc Trịnh Xuân Thanh” như một
trái bom tàn phá toàn bộ hệ thống nhà nước pháp quyền của nước Đức và EU.
Chẳng quá đáng để cho rằng kể từ vụ Trịnh Xuân
Thanh, không chỉ người Đức mà một phần lớn các nước Châu Âu đã thực sự được “mở
mắt” về bản chất của lời tuyên rao “Việt Nam luôn quan tâm và bảo đảm quyền con
người.” Cũng kể từ đó, EVFTA trở nên khó nhai nuốt hơn hẳn.
Đến Tháng Mười Hai, 2017 khi chính quyền Việt Nam
hùng hổ khoe khoang bản thành tích đã tóm cổ được hơn ba chục tên phản động (chỉ
những người bất đồng chính kiến và hoạt động nhân quyền) trong năm đó, một cuộc
đối thoại nhân quyền giữa EU với Việt Nam đã được tổ chức tại Hà Nội mà không
mang lại kết quả khả quan nào ngoài những hứa hẹn bất tận bao giờ cũng thế của
Việt Nam, cộng thêm việc vài khách mời của Phái Đoàn EU tại Việt Nam bị công an
trơ tráo bắt cóc.
Rốt cuộc, việc gì phải đến đã đến. Hai tháng sau đó,
vào Tháng Hai, 2018, một cuộc họp của EU tại Brusells, Bỉ đã thông qua một loạt
điều kiện chưa từng có: muốn vào EVFTA, Việt Nam phải ký kết 3 công ước còn lại
trong tổng số 8 công ước quốc tế về lao động của Tổ Chức Lao Động Quốc Tế
(ILO), trong đó đặc biệt là công ước quốc tế về quyền tự do lập hội (dành cho
công đoàn độc lập), phải trả tự do cho tất cả tù nhân lương tâm cùng liên quan
đến một số đòi hỏi về nhân quyền và cả vụ Trịnh Xuân Thanh.
Cùng lúc, ngành kinh tế thủy sản Việt Nam bị EU giơ
“thẻ vàng” – một hình thức chế tài và trừng phạt thương mại nghiêm khắc mà nếu
không tìm cách thoát khỏi sự trầm luân đó, tôm cua cá Việt Nam sẽ còn phải nhận
“thẻ đỏ” và có thể hết đường vào thị trường Châu Âu.
Trong lúc đó, giới chóp bu Việt Nam vẫn như thiêu
thân trong cuộc chiến nội bộ thời hậu Nguyễn Tấn Dũng và say sưa đàn áp nhân
quyền mà không đếm xỉa gì đến cánh tay đưa ra với những cử chỉ biểu cảm cuối
cùng của EU. Thậm chí khi Bernd Lange – Chủ Tịch Ủy Ban Thương Mại Quốc Tế Châu
Âu, cơ quan có thẩm quyền rất quan trọng trong việc tham mưu EVFTA cho nghị viện
Châu Âu – lặn lội đến Hà Nội vào Tháng Tám, 2018 để thuyết phục các quan chức
cao cấp Việt Nam cải thiện nhân quyền, trong đó có cả cuộc gặp với Tô Lâm Bộ
Trưởng Công An, ông đã chẳng nhận được bất kỳ tín hiệu hồi âm nào ngoài những lời
xã giao mọc rễ đằng miệng mà một nhà ngoại giao phương Tây phải lắc đầu ngao ngán
khi ẩn dụ hình ảnh “đánh đĩ cả mười phương.”
Đó cũng là cái cách mà một số quan chức cao cấp Việt
ngoe nguẩy đi Châu Âu để “quốc tế vận” vào thời điểm Ủy Ban Châu Âu – cơ quan cấp
dưới của Hội Đồng Châu Âu – mở một cuộc điều trần về EVFTA – nhân quyền vào
Tháng Mười, 2018 tại Brusells. Nhưng bất chấp không ít ý kiến của giới nghị sĩ
Châu Âu về sự cấp thiết hoãn lại việc ký kết và phê chuẩn EVFTA để Việt Nam phải
có những hành động cải thiện nhân quyền một cách rõ rệt chứ không phải chỉ hứa
suông, Ủy Ban Châu Âu vẫn làm tờ trình cho Hội Đồng Châu Âu để xem xét phê chuẩn
EVFTA – một kết quả khá mỹ mãn mà đã khiến chuyến công du ba nước châu Âu vào
thời điểm đó của Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc trở thành bảng vàng chói lọi ghi nhận
thành tích của ông ta, cũng như đã ghi thêm một điểm cho Phúc trên cung đường
chạy đua vào cái ghế tổng bí thư của đảng CSVN tại đại hội 13 vào năm 2021.
Nhưng người tính cuối cùng lại không bằng… người
khác tính.
Gieo
gió ắt gặt bão
Vào giữa Tháng Mười Một, 2018 khi mọi việc đã tưởng
chừng xong xuôi và giới chóp bu Việt Nam chỉ còn xoa tay chờ đón kết quả Hội Đồng
Châu Âu chính thức phê chuẩn EVFTA và trình hiệp định này cho Nghị Viện Châu Âu
để bỏ phiếu thông qua lần chót, chính nghị viện này đã tung ra một bản nghị quyết
cứng rắn chưa từng có về dòi hỏi Việt Nam phải thỏa mãn nhiều cải thiện nhân
quyền về tự do tôn giáo tự do báo chí, tự do Internet, hủy bỏ hay hoãn Luật An
ninh mạng, trả tự do cho các tù nhân lương tâm, phải ký kết 3 công ước quốc tế
còn lại về lao động…
Sau bản nghị quyết nhân quyền trên là một thời gian
mặt hồ lặng ngắt không sủi tăm. Cả hai phía đều chờ đợi, chờ lẫn nhau. Hình thể
vận động quốc tế của Việt Nam như tạm ngừng thở và giới chóp bu Hà Nội giương mắt
nhìn về phía châu Âu để chờ, nhưng lại không chịu làm bất cứ hành đông nào về cải
thiện nhân quyền, dù chỉ là hành động nhỏ nhất hay chỉ mang tính tượng trưng.
Ngày 1 Tháng Giêng, 2019, Luật An Ninh Mạng vẫn
chính thức giương nanh múa vuốt theo lịch trình mà “Tổng Chủ” Nguyễn Phú Trọng
đã sắp xếp, bất chấp phản ứng của cộng đồng quốc tế và chính phủ nhiều nước
phương Tây.
Trong vài tháng cuối năm 2018 đã chẳng có bất kỳ thứ
gì thay đổi trên nhân dạng xấu xí của “Việt Nam luôn quan tâm và bảo đảm các
quyền con người.”
Cao Ủy Thương Mại EU Cecilia Malmstrom (giữa) và Bộ
Trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh (trái) tại Manila Tháng Mười, 2017. (Hình:
RFA)
Đã quá rõ là từ cuộc điều trần ở Bỉ vào Tháng Mười,
2018 cho đến nay, chính thể độc đảng ở Việt Nam đã chẳng chịu làm một điều gì để
cải thiện nhân quyền. Trong não trạng chủ quan cùng căn bệnh duy ý chí của chế
độ chuyên quyền và một chiều này, hẳn họ vẫn cho rằng bản nghị quyết về nhân
quyền của Nghị Viện Châu Âu chỉ là một thứ văn bản cho có lệ, để cuối cùng
chính thể Việt Nam vẫn bỏ túi EVFTA mà chẳng phải trả cái giá đáng kể nào.
Nhưng cũng đã quá rõ là chính vì nguyên do rất chính
yếu trên mà Cộng Đồng Châu Âu đã không cho phép Ủy Ban Châu Âu ký EVFTA với Việt
Nam, cho dù bản thảo của hiệp định này đã khá đầy đủ và nằm sẵn trên bàn chỉ chờ
ký.
Ngay cả chuyến công du của nữ phó Chủ Tịch Nghị Viện
Châu Âu – bà Heidi Hautala – đến Hà Nội vào tuần đầu tiên của năm 2019 cũng chẳng
hé ra chút hy vọng nào cho chính thể Việt Nam: trong lúc Chủ Tịch Quốc Hội Việt
Nam Nguyễn Thị Kim Ngân lại một lần nữa “mong muốn trên cương vị của mình, phó
chủ tịch sẽ ủng hộ và thúc đẩy EP sớm phê chuẩn EVFTA khi được ký kết,” bà
Heidi Hautala đã chẳng hé môi bất cứ từ nào về bản hiệp định phải được đánh đổi
bằng quyền con người này.
Trong khung cảnh lặng như tờ đó, một chút hy vọng mà
Hà Nội ngầm ngấm xúc tiến chỉ còn là thúc đẩy giới doanh nghiệp châu Âu có văn
phòng ở Việt Nam tác động vào nghị trường Châu Âu để Hội Đồng Châu Âu sớm mở một
cuộc họp thông qua EVFTA.
Cuộc họp đó cuối cùng đã tới vào Tháng Giêng, 2019,
trễ gần hai tháng so với dự liệu của cả hai bên.
Nhưng một lần nữa, việc gì phải đến đã đến. Ngay sau
khi tin tức về EVFTA bị EU quyết định hoãn lại việc phê chuẩn lan truyền rộng
rãi trên mạng xã hội và trong dư luận (trừ mặt báo nhà nước) vào ngày 24 Tháng
Giêng, 2019, một số nguồn tin từ nội bộ đảng CSVN đã xác nhận tâm trạng chung của
giới lãnh đạo cao cấp là bị bất ngờ và thất vọng đến mức “mặt cứ thượt ra” mà
không biết phải nói gì.
Quyết định hoãn EVFTA của Hội Đồng Châu Âu là bằng
chứng rõ ràng nhất cho tới nay về việc Liên Minh Châu Âu không còn đáng bị xem
là yếu thế và nhu nhược trong con mắt của chính quyền Hà Nội, và quyết định này
là sự tuân thủ một cách triệt để và kiên định tinh thần bản nghị quyết nhân quyền
của Nghị Viện Châu Âu ban hành vào giữa Tháng Mười Một, 2018.
Ngay cả Bernd Lange – Chủ Tịch Ủy Ban Thương Mại Quốc
Tế của Quốc Hội EU và là người được xem là hiền hòa, giờ đây cũng phải quyết liệt:
“Nếu không có tiến bộ nào về nhân quyền, và đặc biệt là quyền của người lao động,
thì sẽ không có bất cứ hiệp định nào được Quốc Hội Châu Âu thông qua hết.”
Hẳn là đến lúc này, giới chóp bu Việt Nam đã phải
“sáng mắt sáng lòng”: rõ là EVFTA cũng có luật nhân quả. Kẻ nào gieo gió ắt phải
gặt bão. (Phạm Chí Dũng)
No comments:
Post a Comment