Du Tử Lê
February 5, 2019
Không ít người đã tự hỏi, ngoài Việt Nam, ở Châu Á
còn có nhiều quốc gia, khác, cũng chọn ngày đầu năm Âm Lịch làm ngày đánh dấu
năm mới bắt đầu. Nhưng ở lãnh vực âm nhạc, có dễ không một nền văn hóa nào có
nhiều ca khúc viết về mùa Xuân đa dạng, sâu sắc như những ca khúc viết về mùa
Xuân của dòng tân nhạc Việt Nam (?).
Sự kiện này, hiện ra, rõ nhất là trong những năm đầu
của nền Đệ Nhất Cộng Hòa, miền Nam Việt Nam, trong khoảng thời gian từ 1955 tới
1965.
Tôi nghĩ, có thể có nhiều nguyên cớ để giải thích
cho hiện tượng đặc biệt ấy. Tuy nhiên, theo tôi, có hai nguyên cớ chính, giải
thích cho trường hợp vừa kể.
Thứ nhất, sau một thời gian dài chiến tranh tàn khốc,
hiệp định Genèva được ký kết ngày 20 Tháng Bảy, 1954, chia cắt Việt Nam thành
hai phần! Riêng miền Nam đã lập tức có được tự do và, sự an lạc mà người dân
khao khát (dù không bền lâu).
Nó giống như sau quá nhiều tháng, năm đen tối, u ám,
bỗng trời quang mây tạnh. Ánh sáng hân hoan, lung linh, chan hòa khắp nơi. Lòng
người hớn hở, tâm hồn phơi phới… Chính tính cách đáng kể của thổ-ngơi kia, đã
mang lại những dưỡng chất cần thiết cho sự nảy nở, và hưng thịnh ở miền Nam, từ
kinh tế tới văn học, nghệ thuật…
Sinh hoạt âm nhạc, nằm trong lãnh vực nghệ thuật,
nên cũng đã có những thành tựu kỳ diệu, mà riêng Xuân-khúc cũng đã có hàng trăm
ca khúc giá trị, ra đời.
Thứ đến, nhiều quốc gia ở vùng Đông Nam Á, tuy cũng
chọn ngày đầu năm Âm Lịch, làm ngày khởi đầu cho một năm mới. Nhưng có dễ chỉ
phong tục, tập quán ngàn đời của dân tộc Việt mới cho thấy tính trân trọng,
thiêng liêng những ngày đầu Xuân ấy. Nó trở thành truyền thống di truyền trong
vô thức của người Việt – ngay cả với những người phải sống bên ngoài đất nước.
Vì thế, mỗi năm, trước khi chào đón ba ngày đầu năm
mới, người Việt đã có những chuẩn bị mang tính thiêng liêng như: Những người phải
làm ăn xa thì sẵn sàng bỏ việc, trở về nguyên quán để cùng gia đình, ruột thịt
dọn dẹp, trang hoàng nhà cửa… Trên các bàn thờ, chân đèn, lư hương được lau
chùi, đánh bóng; trưng những loại hoa quả có màu sắc rực rỡ, ý nghĩa. Những chợ
hoa nhóm họp. Quần áo mới được may sắm từ trẻ em tới người lớn…
Phong tục đón rước ông Táo hay Ông Đầu Bếp vào ngày
23 Tháng Chạp, cũng được các gia đình chuẩn bị kỹ lưỡng. Mục đích xin ông Táo
khi về trời, sẽ tấu trình Thượng Đế cho toàn gia đình một năm mới an lành, hạnh
phúc.
https://i2.wp.com/www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2019/02/DuTuLe_Mua-Xuan-trong-nhac-Viet_2.jpg?resize=630%2C420&ssl=1
Vui Xuân. (Hình: Dân Huỳnh)
Đêm 30, một ngày trước Mồng Một Tết, cũng là ngày
quan trọng, ý nghĩa không kém. Đêm này được ghi nhận qua ca khúc “Anh Đến Thăm Em Đêm 30,”
thơ Nguyễn Đình Toàn, nhạc Vũ Thành An. Ca từ của ca khúc này dù ảnh hưởng ngữ-cảnh
Tây phương, nhưng vẫn cho thấy niềm hân hoan, ân cần, tình nghĩa theo truyền thống
dân tộc:
“Em đến thăm anh đêm 30
Còn đêm nào vui bằng đêm 30
Anh nói với người phu quét đường
Xin chiếc lá vàng làm bằng chứng yêu em.
.
Tay em lạnh để cho tình mình ấm
Môi em mềm cho giấc ngủ anh thơm
Sao Giao Thừa xanh trong đôi mắt ngoan
Trời sắp Tết hay lòng mình đang Tết
.
Tháng ngày đã trôi qua. Tình đã phôi pha
Người khuất xa. Chỉ còn chút hương xưa
Rồi cũng phong ba. Rụng cùng mùa…”
Còn đêm nào vui bằng đêm 30
Anh nói với người phu quét đường
Xin chiếc lá vàng làm bằng chứng yêu em.
.
Tay em lạnh để cho tình mình ấm
Môi em mềm cho giấc ngủ anh thơm
Sao Giao Thừa xanh trong đôi mắt ngoan
Trời sắp Tết hay lòng mình đang Tết
.
Tháng ngày đã trôi qua. Tình đã phôi pha
Người khuất xa. Chỉ còn chút hương xưa
Rồi cũng phong ba. Rụng cùng mùa…”
Và, cũng là đón Giao Thừa, nhưng đó là Giao Thừa của
một người lính gác giặc thời thanh bình, không vương chút hận thù, bất hạnh
trong ca khúc “Phiên Gác
Đêm Xuân” của cố nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông (1932-2018). Ca khúc mang tính
lãng mạn của mùa Xuân, với người lính phải “trấn thủ lưu đồn”:
“Đón Giao Thừa một phiên gác đêm
Chào Xuân đến súng xa vang rền
Xác hoa tàn rơi trên báng súng
Ngỡ rằng pháo tung bay, ngờ đâu hoa lá rơi…”
Chào Xuân đến súng xa vang rền
Xác hoa tàn rơi trên báng súng
Ngỡ rằng pháo tung bay, ngờ đâu hoa lá rơi…”
Khi chiến tranh, tang tóc bắt đầu chít những chiếc
khăn tang lên phần đất thanh bình miền Nam thì, những Xuân-khúc vui tươi, trong
sáng, hạnh phúc không còn nữa. Ở giai đoạn này, tuy cũng có một vài Xuân- khúc,
được ghi nhớ, như ca khúc “Xuân
Này Con Không Về” của cố nhạc sĩ Nhật Ngân (1942-2012). Nhưng đó chỉ là
những ca khúc phản ảnh tâm trạng chiến tranh, bất an mà thôi.
Rồi Mồng Một Tết đến với cỗ bàn, cúng tế tổ tiên, những
người khuất mày, khuất mặt; đi kèm với tục lệ chúc Tết người trên, “mừng tuổi”
người dưới. Sự kiện này, có thể tóm tắt như sau: “…Chúc Tết hay mừng tuổi là
nói những lời cầu mong tốt lành cho người khác trong những ngày đầu năm. Trong
gia đình, sáng Mồng Một thì con cái chúc Tết cho cha mẹ và ông bà (nếu cùng sống
chung). Con cháu mà chưa có gia đình thì cũng được ông bà, cha mẹ chúc lại và
cho một món tiền đựng trong một phong bì đỏ gọi là lì xì. Tiền lì xì thường là
những tờ giấy bạc còn mới. Trong ba ngày đầu năm, hay còn gọi là ba ngày Tết,
người ta đi đến nhà bà con, bạn bè, để chúc những điều tốt lành cho năm mới.
Ngay cả với những người mới gặp cũng vẫn vui vẻ và chân thành chúc nhau…”
Chở Xuân về nhà. (Hình: Dân Huỳnh)
Ở góc độ gia đình, truyền thống keo sơn của dân tộc,
cũng được cố nhạc sĩ Phạm Duy (1921-2013), ghi lại trong bài “Xuân Ca,” với diễn tiến:
Khởi đầu là tình yêu của cha và mẹ; rồi tới con, cháu… Như một thứ dây chuyền hạnh
phúc tiếp nối không dứt:
“Xuân trong tôi đã khơi trong một đêm vui
Một đêm, một đêm gối chăn phòng the đón cha mẹ về
Xuân âm u, lắt leo trong nguồn suối mơ
Bừng reo rồi theo nắng lên từ cha chói chan lòng mẹ.
Xuân ơi Xuân! Xuân ới Xuân ơi!
.
Xuân tôi ra, góp chung câu gào thiết tha
Là xinh, là tươi có Xuân thuở xưa ước mơ hiền hòa.
Xuân xanh lơ, hắt hiu trong trời nắng mưa
Vườn Xuân là Xuân có hoa ngày mai hát Xuân thật dài
Xuân ơi Xuân! Xuân ới Xuân ơi!…”
Một đêm, một đêm gối chăn phòng the đón cha mẹ về
Xuân âm u, lắt leo trong nguồn suối mơ
Bừng reo rồi theo nắng lên từ cha chói chan lòng mẹ.
Xuân ơi Xuân! Xuân ới Xuân ơi!
.
Xuân tôi ra, góp chung câu gào thiết tha
Là xinh, là tươi có Xuân thuở xưa ước mơ hiền hòa.
Xuân xanh lơ, hắt hiu trong trời nắng mưa
Vườn Xuân là Xuân có hoa ngày mai hát Xuân thật dài
Xuân ơi Xuân! Xuân ới Xuân ơi!…”
Từ hình ảnh gia đình tới mùa Xuân giao hòa ngoài
thiên nhiên, chúng ta có “Anh
Cho Em Mùa Xuân,” thơ Kim Tuấn (1938-2013), nhạc Nguyễn Hiền
(1927-2005):
“Anh cho em mùa Xuân
nụ hoa vàng mới nở
chiều Đông nào thương nhớ
Đường lao xao lá đầy
chân bước mòn hè phố
mắt buồn vin ngọn cây
Anh cho em mùa Xuân
mùa Xuân này tất cả
lộc non vừa trẩy lá
Lời thơ thương cõi đời
bầy chim lùa vạt nắng
trong khói chiều chơi vơi…”
nụ hoa vàng mới nở
chiều Đông nào thương nhớ
Đường lao xao lá đầy
chân bước mòn hè phố
mắt buồn vin ngọn cây
Anh cho em mùa Xuân
mùa Xuân này tất cả
lộc non vừa trẩy lá
Lời thơ thương cõi đời
bầy chim lùa vạt nắng
trong khói chiều chơi vơi…”
Nói tới mùa Xuân của nền tân nhạc Việt, tôi nghĩ,
nhiều người có thể không quên ca khúc cũng nói về mùa Xuân, nhưng vốn là một uẩn
tình hay tàng ẩn một mối tình tuyệt vọng, thủy chung hiếm có. Đó là Xuân-khúc “Mộng Chiều Xuân” của cố
nhạc sĩ Ngọc Bích (1924-2001):
“Gió chiều thầm vương bao nhớ nhung
Người yêu thoáng qua trong giấc mộng
Vui nguồn sống mơ
Những ngày mong chờ
Trách ai đành tâm hững hờ
.
Mối tình đầu Xuân ai thấu chăng?
Lòng tha thiết vương theo tiếng đàn
Mơ đời ái ân những ngày phong trần
Sống trong mộng đẹp ngày Xuân…”
Người yêu thoáng qua trong giấc mộng
Vui nguồn sống mơ
Những ngày mong chờ
Trách ai đành tâm hững hờ
.
Mối tình đầu Xuân ai thấu chăng?
Lòng tha thiết vương theo tiếng đàn
Mơ đời ái ân những ngày phong trần
Sống trong mộng đẹp ngày Xuân…”
Theo tiết lộ của người em ruột cố nhạc sĩ Ngọc Bích,
trong buổi giỗ 49 ngày của tác giả Xuân-khúc ở miền Nam Cali thì: Chữ “Xuân”
trong ca khúc “Mộng Chiều Xuân” còn là tên người yêu của nhạc sĩ Ngọc Bích. Đó
chính là người đã viết thư tay, trước ngày 30 Tháng Tư, gửi từ miền Bắc vào
Nam, nhắn nhạc sĩ Ngọc Bích đừng vội di tản, đợi bà vào… Nhưng khi thư tới Sài
Gòn thì tác giả “Mộng Chiều Xuân” đã theo đài phát thanh Mẹ Việt Nam ra Phú Quốc!
Họ mất liên lạc với nhau, cho tới ngày nhạc sĩ Ngọc Bích từ trần. Phải chăng vì
mối tình này mà tới cuối đời, nhạc sĩ Ngọc Bích, vẫn không lập gia đình?
Tết đang về. (Hình: Dân Huỳnh)
Để kết thúc bài viết này, tôi xin mượn ca từ “Ly Rượu Mừng” của cố nhạc
sĩ Phạm Đình Chương (1929-1991, toàn bài, theo tuyển tập “Phạm Đình Chương Màu
Kỷ Niệm,” Hội Ung Thư Việt Mỹ ấn hành, Hoa Kỳ, 2003), thay lời chúc của chúng
tôi, trân trọng gửi tới quý độc giả báo Người Việt nhân mùa Xuân Kỷ Hợi 2019:
“Ngày Xuân nâng chén ta chúc nơi nơi
Mừng anh nông phu vui lúa thơm hơi
Người thương gia lợi tức
Người công nhân ấm no
Thoát ly đời gian lao nghèo khó
á a a a
Nhấp chén đầy vơi
Chúc người người vui
á a a a
Muôn lòng xao xuyến duyên đời
.
Rót thêm tràn đầy chén quan san
Chúc người binh sĩ lên đàng
Chiến đấu công thành
Sáng cuộc đời lành
Mừng người vì nước quên thân mình
.
Kìa nơi xa xa có bà mẹ già
Từ lâu mong con mắt vương lệ nhòa
Chúc bà một sớm quê hương
Bước con về hòa nỗi yêu thương
á a a a
Hát khúc hoàn ca thắm tươi đời lính
á a a a
Chúc mẹ hiền dứt u tình
.
Rượu hân hoan mừng đôi uyên ương
Xây tổ ấm trên cành yêu đương
Mừng anh nông phu vui lúa thơm hơi
Người thương gia lợi tức
Người công nhân ấm no
Thoát ly đời gian lao nghèo khó
á a a a
Nhấp chén đầy vơi
Chúc người người vui
á a a a
Muôn lòng xao xuyến duyên đời
.
Rót thêm tràn đầy chén quan san
Chúc người binh sĩ lên đàng
Chiến đấu công thành
Sáng cuộc đời lành
Mừng người vì nước quên thân mình
.
Kìa nơi xa xa có bà mẹ già
Từ lâu mong con mắt vương lệ nhòa
Chúc bà một sớm quê hương
Bước con về hòa nỗi yêu thương
á a a a
Hát khúc hoàn ca thắm tươi đời lính
á a a a
Chúc mẹ hiền dứt u tình
.
Rượu hân hoan mừng đôi uyên ương
Xây tổ ấm trên cành yêu đương
Nào cạn ly, mừng người nghệ sĩ
Tiếng thi ca nét chấm phá tô lên đời mới…
Bạn hỡi, vang lên lời ước thiêng liêng
Chúc non sông hòa bình – hòa bình
Ngày máu xương thôi tuôn rơi
Ngày ấy quê hương yên vui
Đợi anh về trong chén tình đầy vơi
Nhắc cao ly này
Hãy chúc ngày mai sáng trời tự do
Nước non thanh bình
Muôn lòng hạnh phúc chan hòa
Ước mơ hạnh phúc nơi nơi.
Hương thanh bình dâng phơi phới.”
Với người viết bài này thì ca khúc “Ly Rượu Mừng” của
họ Phạm, sẽ còn, mãi như một phẩm-vật-tinh-thần không thể thiếu của tập thể ta,
mỗi độ Xuân về. (*) (Du Tử Lê)
----------------------
Chú
thích:
(*)Xem thêm: Du Tử Lê: “Ngọc Bích, tác giả bài hát
‘Suy Tôn Ngô Tổng Thống,’” trong “Phác họa toàn cảnh sinh hoạt 20 năm văn học
nghệ thuật miền Nam 1954-1975,” cuốn 2, do HT Productions phối hợp với công ty
Amazon, tái bản lần thứ nhất, Hoa Kỳ, 2016.
Xem thêm Du Tử Lê: “Nhạc Phạm Đình Chương, hạnh phúc
và nỗi buồn của tân nhạc Việt” trong “Phác họa toàn cảnh sinh hoạt 20 năm văn học
nghệ thuật miền Nam 1954-1975,” cuốn 1, do HT Productions phối hợp với công ty
Amazon, in lần thứ hai, Hoa Kỳ, 2016.
(*) Bài đăng trên Giai Phẩm Người Việt Xuân Kỷ Hợi
2019
No comments:
Post a Comment