Elizabeth C. Economy - Foreign
Affairs
Trà
Mi dịch
Posted on February 7, 2019 by editor
Lần đầu tiên, Trung Quốc là một quốc gia không tự do lại chủ ý muốn nắm
vai trò lãnh đạo trong một thế giới tự do
*
Triều đại
Tập Cận Bình
Đứng trên sân khấu của Đại lễ đường Nhân dân Bắc
Kinh, trước hậu cảnh búa liềm, Tập Cận Bình đọc một bài phát biểu đầy đắc thắng.
Lúc đó là tháng 10 năm 2017, và nhân vật lãnh đạo Trung Quốc đang phát biểu tại Đại hội Đảng lần thứ 19, đại hội mới nhất, tổ chức 5 năm một
lần cho giới tinh hoa của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Trong bài phát biểu dài ba
tiếng rưỡi, Tập, người được bổ nhiệm làm Tổng Bí thư của ĐCSTQ từ năm 2012, đã
tuyên bố nhiệm kỳ đầu của ông ta là “năm năm thực sự đáng chú ý trên
con đường phát triển đảng và đất nước,” thời gian mà Trung Quốc
đã “trưởng thành, trở nên giàu mạnh.” Tập cũng thừa nhận đảng
và quốc gia của ông vẫn còn phải đương đầu với những thách thức như quan chức
tham những, bất bình đẳng trong đời sống của người dân và vấn đề gọi là “những
quan điểm sai lầm”. Nhưng, nói chung, Tập nhấn mạnh, Trung Quốc đang đi đúng hướng
– đúng đến nỗi ông đã khuyến khích các nước khác rút ra bài học “lịch
duyệt của Trung Quốc”và làm theo “cách của Trung Quốc để giải quyết
các vấn đề mà nhân loại phải đối phó.” Không có người lãnh đạo
Trung Quốc nào từ thời Mao Trạch Đông đến nay đã trực tiếp gợi ý rằng những nước
khác nên làm theo mô hình của Trung Quốc.
Sự tự tin của Tập không phải là không có căn cứ.
Trong năm năm qua, giới lãnh đạo Trung Quốc đã có những tiến bộ đáng kể. Chiến
dịch chống tham nhũng được nhiều người biết đến đã tăng tốc
độ, với số lượng cán bộ và công chức bị kỷ luật vì tham những tăng từ 150.000
người trong năm 2012 lên hơn 400.000 trong năm 2016. Phẩm chất không khí ở nhiều
thành phố nổi tiếng của Trung Quốc đã được cải thiện đáng kể. Ở Biển Đông, Bắc
Kinh đã đẩy mạnh chủ quyền bằng cách quân sự hóa những quần đảo đang chiếm giữ
và đắp thêm những đảo khác, và họ đã xói mòn dần quyền tự trị của Hồng Kông bằng
một loạt các cuộc điều chỉnh về chính trị và pháp luật. Trên khắp châu Á, Trung
Quốc đã tăng cường ảnh hưởng của họ bằng Sáng kiến Một Vành đai Một Con đường – một kế hoạch cơ sở hạ tầng
lớn trong khu vực. Tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc là 6,9 phần trăm, lần
đầu tiên vận tốc tăng trưởng đã tăng lên trong vòng bảy năm.
Nhưng tham vọng của Tập trải vượt ra ngoài các lĩnh
vực này đến một cái gì đó cơ bản hơn. Vào những năm 1940, Mao đã lãnh đạo cuộc
cách mạng cộng sản tạo ra nhà nước độc đảng Trung Quốc đương đại. Bắt đầu từ cuối
những năm 1970, người kế nhiệm của Mao, Đặng Tiểu Bình, đã lãnh đạo “cuộc cách
mạng thứ hai”, trong đó ông đã mở ra các cải cách kinh tế và chính sách đối ngoại
không ồn ào tạo ra phép màu kinh tế của Trung Quốc. Bây giờ, Tập đã phát động một
cuộc cách mạng thứ ba. Tập không những chỉ làm chậm lại, và trong nhiều trường
hợp đã đảo ngược, tiến trình “cải cách và mở cửa” mà Đặng đã khởi xướng, mà còn
tìm cách thúc đẩy những nguyên lý của Trung Quốc mới này trên sân khấu toàn cầu.
Hơn nữa, trong một hành động nổi bật thực hiện vào tháng 3, chính phủ Trung Quốc
đã loại bỏ điều khoản trong hiến pháp giới hạn chủ tịch nước chỉ được lãnh đạo
tối đa hai nhiệm kỳ, cho phép Tập giữ ghế chủ tịch trọn đời. Lần đầu tiên,
Trung Quốc là một quốc gia không tự do chủ ý muốn nắm vai trò lãnh đạo trong một
thế giới tự do.
Hình : Các binh sĩ của Giải phóng quân Nhân dân (PLA) trong một cuộc tập
trận tại tỉnh Heilongjian, Trung Quốc, tháng 2/2016. Nguồn: China Stringer
Network / Reuters Pla
Cuộc
cách mạng bắt đầu
Tập bắt đầu cuộc cách mạng của mình ngay khi nắm quyền.
Trong hơn ba thập kỷ, hệ thống chính trị Trung Quốc đã được điều hành bằng một
tiến trình lãnh đạo tập thể, và cơ quan quyết định tối cao là Ủy ban Thường vụ
Bộ Chính trị, cơ quan cầm quyền hàng đầu của Trung Quốc. Nhưng Tập nhanh chóng
tập trung quyền lực chính trị trong tay của chính mình. Trong vài năm đầu tiên
của nhiệm kỳ trước, ông đảm nhận vai trò lãnh đạo của các ủy ban quan trọng nhất
trong việc giám sát chính sách, như những vấn đề liên quan đến các vấn đề không
gian mạng, cải cách kinh tế và an ninh quốc gia. Ông đã được những quan chức
hàng đầu, như các tướng lĩnh Quân đội Giải phóng Nhân dân và bí thư tỉnh ủy,
cũng như từ giới truyền thông tuyên bố công khai trung thành với lãnh tụ. Và
ông đã dùng một chiến dịch chống tham nhũng không những chỉ để kỷ luật các cán
bộ tham những mà còn để loại bỏ là kẻ thù chính trị của mình. Vào tháng 7 năm
2017, ví dụ, Sun Zhengcai (孙政才, Tôn Chánh Tài), một ngôi sao
đang lên trong ĐCSTQ, từng là bí thư thành ủy của thành phố Trùng Khánh, bị buộc
tội tham nhũng và bị cách chức; nhiều tháng sau, một cán bộ cao cấp tuyên bố rằng
Tôn đã âm mưu cùng những người khác lật đổ Tập.
Tại Đại hội Đảng lần thứ 19, Tập, củng cố sự kiểm
soát các tổ chức của ĐCSTQ và quyền lực cá nhân của mình. Tên và hệ tư tưởng của ông – “Tư tưởng Tập Cận Bình về
chủ nghĩa xã hội với đặc sắc Trung Quốc trong thời đại mới” – được ghi
vào hiến pháp của đảng, một vinh dự trước đây chỉ dành cho Mao. Nhiều đồng minh
của Tập đã được đưa vào Bộ Chính trị, 25 thành viên của ĐCSTQ, và Ủy ban Thường
vụ gồm bảy thành viên, và nhóm người trung thành với ông Tập chiếm hơn một nửa
số người trong hai cơ quan này. Rồi đến sự thay đổi bỏ ngỏ khả năng ông có thể
giữ chức chủ tịch nước vô thời hạn.
Tập đã đóng góp đáng kể vào sự phát triển sức mạnh
cá nhân của mình cùng lúc với sự tăng cường mạnh mẽ sức mạnh của ĐCSTQ trong xã
hội và nền kinh tế. Học giả Trung Quốc David Shambaugh từng nhận định:
“Nếu một trong những đặc điểm nổi bật của nhà nước
Maoist trên thế giới là sự xâm nhập vào xã hội, thì nhà nước của Dengist đáng
chú ý vì sự rút nhà nước ra khỏi xã hội.”
Ngày nay, dưới dự lãnh đạo của Tập, con lắc quay về
vị trí nâng cao vai trò của đảng trong xã hội. Không có phần tử nào trong đời sống
chính trị và kinh tế không bị động đến.
Trong lĩnh vực chính trị, ĐCSTQ đã tận dụng lợi thế
của kỹ thuật mới và gia tăng áp lực trong khu vực tư nhân để siết chặt độ truy
cập thông tin trực tuyến làm giảm sút sâu sắc tính năng động của mạng xã hội
Trung Quốc. Ngay cả chuyện hài hước chia sẻ riêng tư cũng có thể khiến công an
hành động. Vào tháng 9 năm 2017, chính phủ Trung Quốc đã bắt giữ một người sau
khi ông ta nói chuyện cười trên WeChat về một cuộc tình giữa ba người theo lời
đồn thì có liên quan đến một viên chức chính phủ. Chính phủ cũng đang thiết lập
một cơ sở dữ liệu sinh trắc học khổng lồ, nhờ các kỹ thuật nhận dạng giọng nói
và khuôn mặt tiên tiến, có thể nối kết với mạng theo giõi của chính phủ và dùng
để xác định và trả thù những người chỉ trích đảng. Đến năm 2020, Bắc Kinh có kế
hoạch áp dụng một hệ thống “tín dụng xã hội” quốc gia, phối hợp được dữ liệu về
những mua sắm với những app mạng xã hội vào một cơ sở dữ liệu mà chính phủ có
thể dựa vào để thưởng hay phạt công dân tùy theo độ đáng tin cậy của mỗi người.
Những người có hành vi không đúng tiêu chuẩn – quỵt nợ, tham gia biểu tình,
ngay cả lãng phí quá nhiều thời gian để chơi video game – sẽ phải nhận lãnh một
loạt hậu quả. Chính phủ có thể làm chậm vận tốc nối mạng của họ hay giới hạn độ
truy cập ở mọi lĩnh vực từ tìm kiếm nhà hàng, du lịch hay việc làm của họ trong
khi đãi ngộ những công dân tuân theo các quy tắc của ĐCSTQ. Lần đầu tiên, Trung
Quốc là một quốc gia không tự do lại chủ ý muốn nắm vai trò lãnh đạo trong một
thế giới tự do.
Về mặt kinh tế, Tập nói rằng ông đã bất chấp sự mong
đợi của mọi người là đẩy nhanh những cải cách dựa trên thị trường. Ông đã củng
cố vị trí của các doanh nghiệp nhà nước, giao cho họ vai trò hàng đầu trong các
chiến dịch phát triển kinh tế và ông đã trao quyền cho các ủy ban của đảng ngồi
trong mỗi công ty Trung Quốc. Trong những năm gần đây, những ủy ban đó được
thành lập, nhưng trách nhiệm không được quy định rõ ràng, với những đòi hỏi mới
dưới sự lãnh đạo của Tập ban quản trị phải tham khảo ý kiến của họ – và đôi khi
sự chấp thuận của họ – cho tất cả các quyết định quan trọng. ĐCSTQ đã yêu cầu
áp dụng một mô hình tương tự trong những liên doanh với các tập đoàn đa quốc
gia. Ngay cả các công ty tư nhân cũng không còn nằm ngoài tầm nhìn của đảng.
Năm 2017, Trung Quốc công bố một chương trình thí nghiệm trong đó chính phủ sẽ
mua một số cổ phần nhỏ trong những công ty truyền thông và kỹ thuật kể cả những
đại công ty như Alibaba và Tencent, và được quyền quyết định ở một mức độ nhất
định,
Tham vọng
ở nước ngoài
Trong khi Tập hạn chế sự cởi mở về chính trị và kinh
tế trong nước, ông đã tìm cách đặt mình vào vai trò tổng giám đốc toàn cầu hóa.
Chẳng hạn, tại một cuộc họp của Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương vào
tháng 11 năm 2017, ông tuyên bố:
“Mở cửa để mang lại tiến bộ và những người bế môn tỏa
cảng chắc chắn sẽ bị tụt hậu.”
Những lời hoa mỹ như vậy chỉ là lừa dối. Trên thực tế,
một trong những yếu tố đặc biệt nhất trong chế độ cai trị của Tập là thiết lập
một bức trường thành để kiểm soát tư tưởng, văn hóa và ngay cả nguồn vốn giữa
Trung Quốc và cả thế giới bên ngoài.
Mặc dù những hạn chế đối với ảnh hưởng của nước
ngoài không phải là điều mới lạ ở Trung Quốc, nhưng chúng đã sinh sôi nảy nở dưới
triều đại của Tập. Vào tháng 1 năm 2017, Bắc Kinh áp dung một đạo luật khác
nghiệt buộc tất cả những tổ chức phi chính phủ ở Trung Quốc phải ghi danh với Bộ
Công An, xin giấy phép cho tất cả những hoạt động của họ, và không được tổ chức
quyên góp ở Trung Quốc. Đến tháng 3 năm 2018, chỉ có 330 nhóm, khoảng 4% trong
tổng số những NGO đã đang hoạt động ở Trung Quốc, đã ghi danh với chính phủ.
Trong khi đó, Bắc Kinh đã bắt đầu tiến trình chính thức chặn các mạng ảo của tư
nhân (VPN) của ngoại quốc cho phép người dùng vượt qua cái gọi là Great
Firewall (Hỏa Bích Trường thành) của Trung Quốc.
Một mô hình tương tự đã xuất hiện trong lĩnh vực
kinh tế. Vào năm 2015, để chặn đồng Nhân dân tệ không bị mất giá và dự trữ ngoại
tệ của Trung Quốc suy giảm mạnh, Bắc Kinh đã kiểm soát chặt chẽ không để người
dân và tập đoàn Trung Quốc tùy tiện đưa ngoại tệ ra nước ngoài. Cùng năm đó,
chính phủ đã khởi động chương trình “Made in China 2025”, một nỗ lực tự cung cấp
trong 10 kỹ nghệ chính, từ nguyên liệu đến trí tuệ nhân tạo, trong đó các công
ty Trung Quốc dự kiến sẽ kiểm soát tới 80% thị trường
nội địa vào năm 2025. Để bảo đảm được sự thống trị của các công ty Trung Quốc,
chính phủ không chỉ tài trợ cho một loạt các sản phẩm mà còn dựng lên một lô
rào cản đối với sản phẩm nước ngoài. Ví dụ, trong ngành kỹ nghệ ô tô điện,
chính phủ đã yêu cầu các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc sử dụng pin được sản xuất
tại các nhà máy Trung Quốc đã hoạt động được hơn một năm, loại bỏ các đối thủ lớn
như Nhật Bản và Nam Hfn một cách hữu hiệu.
Hình : Tập nâng ly trong một bữa tiệc ở Hồng Kông, tháng 6 năm 2017. Nguồn:
REUTERS
Trong khi đó, Tập đã chuyển chính sách ngoại giao âm
thầm của Trung Quốc, đẩy nhanh những thay đổi chính sách có từ thời Hồ Cẩm Đào.
Dưới triều của Tập, Trung Quốc đang tích cực tìm cách định hình các chuẩn mực
và thể chế quốc tế và mạnh mẽ khẳng định sự hiện diện của Trung Quốc trên sân
khấu toàn cầu. Khi Tập màu mè phát biểu năm 2014, Trung Quốc sẽ có thể “xây
dựng các sân chơi quốc tế” – và “viết luật chơi” cho
những trò chơi trên những sân chơi quốc tế đó.
Bước đí đáng chú ý nhất của Tập là Sáng kiến Một Vành đai Một Con đường, một hóa thân hiện đại của Con đường Tơ lụa và các đường
hàng hải buôn gia vị ngày xưa. Ra mắt vào năm 2013, đến nay đã có 900 dự án,
hơn 80% trong số đó đã ký hợp đồng với các công ty Trung Quốc. Nhưng nỗ lực này
của Tập không chỉ nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng. Ví dụ, ở Pakistan, kế hoạch này
không chỉ gồm đường sắt, đường cao tốc và truyền hình mà còn đề xuất phát triển
hệ thống giám sát video và Internet tương tự nhu hệ thống ở Trung Quốc., và một
dự án liên doanh với đài Truyền hình Pakistan để phát hình chương trình TV của
Trung Quốc. Sáng kiến Một Vành đai Một Con đường cũng
đã cho Trung Quốc một cơ hội để tiến tới các mục tiêu quân sự. Công ty quốc
doanh của Trung Quốc hiện nay đang điều hợp ít nhất 76 hải cảng và nhà ga trong
34 quốc gia và tại Hy Lạp, Pakistan và Sri Lanka đầu tư xây hải cảng tại đây tiếp
tục bằng những chuyến viếng thăm của hạm đội Trung Quốc. Bắc Kinh cũng tuyên bố
sẽ thành lập các tòa trọng tài đặc biệt cho các dự án Sáng kiến Một Vành đai Một Con đường, như một hệ thống pháp lý
khác đầy ảnh ưởng của luật lệ của Trung Quốc.
Thật vậy, Trung Quốc đang tìm cách xuất khẩu các giá
trị chính trị của họ trên toàn cầu. Ví dụ, ở Ethiopia và Sudan, ĐCSTQ đang huấn
luyện cho nhân viên cán bộ chính phủ địa phương về cách quản lý dư luận và
phương tiện truyền thông, cố vấn và hướng dẫn cho chính phủ địa phương cần theo
dõi và giám sát ở những trường hợp nào và nên dùng những loại kỹ thuật nào. Có
lẽ nỗ lực đáng chú ý nhất của Trung Quốc ở mặt này là chiến dịch thúc đẩy tầm
nhìn về một Internet đóng kín. Theo biểu ngữ “chủ quyền không gian mạng”,
Bắc Kinh đã truyền bá ý tưởng rằng các quốc gia nên được cho phép, như một công
văn tuyên bố, “tự chọn con đường phát triển không gian mạng, mô hình điều
chỉnh không gian mạng và chính sách công cộng trên Internet”. Trung Quốc
cũng đã thúc đẩy để có những cuộc đàm phán về quản trị Internet dành đặc quyền
cho quốc gia và loại trừ các đại diện xã hội dân sự và khu vực tư nhân, và
Trung Quốc tổ chức một hội nghị thường niên để thuyết phục nhà chức trách và
doanh nhân nước ngoài thực thi quan điểm của Trung Quốc về Internet.
Trung Quốc cũng có quyền truy cập vào thị trường nội
địa rộng lớn ở Hoa Lục để ép buộc các tập đoàn chơi theo luật của chính phủ. Ví
dụ, vào năm 2017, Apple đã bị thuyết phục mở một trung tâm dữ liệu ở Trung Quốc
để tuân thủ các quy tắc mới ở nước này (nơi có lẽ Trung Quốc nghĩ là sẽ dễ giám
sát hơn). Cùng năm đó, Apple đã gỡ bỏ khỏi kho ứng dụng của họ hàng trăm chương
trình giúp mọi người vượt qua tưởng lửa (Great Firewall) ở Trung Quốc.
Trớ trêu thay, bất kể những lời hoa mỹ về chủ quyền
quốc gia, một phần của chính sách đối ngoại quyết đoán hơn của Tập Cận Bình
liên quan trực tiếp đến những vi phạm không còn nghi ngờ gì nữa về chính chủ
quyền quốc gia [của những nước khác]. Học viện Khổng Tử và các lớp học Khổng Tử
của chính phủ Hoa lục, nơi truyền bá ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc ở nước
ngoài, đã bị xét lại ngày càng nhiều ở Hoa Kỳ và các nơi khác vì những tuyên
truyền cho ĐCSTQ, dù có lẽ chúng đang đe dọa đến lợi ích của Hoa Kỳ ở mực độ ít
hơn mọi người thường nghĩ. Khó khăn hơn là những nỗ lực của Trung Quốc trong việc
huy động các cộng đồng người Hoa ở nước ngoài, đặc biệt là sinh viên, để biểu
tình phản đối những cuộc viếng thăm của Dalai Lama, thông báo cho người Trung
Quốc không tuân theo chính sách của ĐCSTQ, và lớn tiếng bênh vực quan điểm của
chính phủ về những vấn đề liên quan đến Hồng Kông và Đài Loan. Nỗ lực này của
nhà nước và ĐCSTQ góp phần tạo ra bầu không khí cảm thấy bị bắt nạt và sợ hãi
trong cộng đồng du học sinh Trung Quốc, và nó có thể làm mất mặt tất cả sinh
viên Trung Quốc làm như họ đều là đại diện của chính phủ Trung Quốc. Đáng lo ngại
hơn nữa, giới chức an ninh Trung Quốc đã nhiều lần bắt cóc cựu công dân Trung
Quốc, hiện là công dân của các quốc gia khác. Sau khi một người bán sách người
Tụy điển gốc Trung Quốc bị bắt cóc trên xe lửa và bị giam giữ ở Trung Quốc
trong năm nay, tờ Thời báo Toàn cầu của nhà nước đã nghị luận,
“Các nước châu Âu và Hoa Kỳ nên giáo dục công dân mới
nhập tịch là sổ thông hành của họ không phải là bùa hộ mạng ở Trung Quốc.”
Có thể có nhiều phản kháng chống đối Tập Cận Bình
hơn người ta thường nghĩ.
Nghĩ lại
về Tập Cận Bình
Nhiều người trong giới quan sát thế giới coi Tập Cận
Bình là một nhân vật đã thực hiện nhiều đổi mới quyết liệt, là niềm hy vọng tốt
nhất cho sự lãnh đạo toàn cầu tích cực, được người dân Trung Quốc cực kỳ ưa chuộng
và là người cam kết giữ ổn định ở nước ngoài để chú tâm vào nội vụ. Trong thực
tế, những đánh giá như vậy đã không nhìn thấy bốn sự thật cơ bản về Tập Cận
Bình.
Trước
nhất, Tập đang chơi một đòn lâu dài. Sở thích kềm chế cạnh
tranh của Tập thường dẫn đến những chính sách tưởng chừng như dưới mức tối ưu
trong ngắn hạn. Ví dụ, việc tập trung quyền lực và chiến dịch chống tham nhũng
của ông đã làm chậm tiến trình quyết định ở đỉnh cao của hệ thống chính trị
Trung Quốc, từ đó đưa đến sự tê liệt ở cấp quản trị địa phương và làm tốc độ
tăng trưởng kinh tế suy giảm. Tuy nhiên, các chính sách như vậy có lợi về lâu về
dài. Giới lãnh đạo Trung Quốc chấp nhận sự kém hiệu quả đi kèm với các chính
sách phi thị trường – ví dụ như, kết nối Internet chậm hoặc các doanh nghiệp
nhà nước thua lỗ – không chỉ vì các chính sách đó nâng cao sức mạnh chính trị của
chính họ mà còn cho phép chính phủ Trung Quốc có những đầu tư chiến lược lâu
dài hơn. Do đó, ví dụ, chính phủ khuyến khích các công ty quốc doanh đầu tư vào
các nền kinh tế có rủi ro cao trong Sáng kiến Một Vành đai Một Con đường, để giành quyền kiểm soát ở những hải cảng chiến
lược hay định chuẩn kỹ thuật, như ở hệ thống đường sắt hay những loại vệ tinh định
vị cho đợt sóng phát triển kinh tế toàn cầu sắp đến. Những quyết định tưởng chừng
như phi lý trong bối cảnh hệ thống chính trị tự do và nền kinh tế thị trường
thường ẩn chứa tiềm năng luận lý chiến lược lâu dài đối với Trung Quốc.
Thứ
hai, nhưng Tập nuôi tham vọng lớn trên sân khấu toàn cầu,
Tập hiếm khi thể hiện sự lãnh đạo toàn cầu thực sự, theo nghĩa thể hiện sự sẵn
sàng gắn kết lợi ích của Trung Quốc với – hoặc thậm chí phụ thuộc – lợi ích của
cộng đồng quốc tế. Với một vài ngoại lệ, chẳng hạn như khi nói đến đóng góp gìn
giữ hòa bình, Trung Quốc đứng lên cung cấp công ích cho thế giới chi khi nào điều
đó phục vụ lợi ích ngắn hạn của Trung Quốc hay khi họ bị áp lực phải làm như vậy.
Hơn nữa, Trung Quốc thường nhắm mắt bỏ qua các tiêu chuẩn đã thiết lập và lập
nên những quy tắc riêng cho họ. Vào năm 2016, khi Tòa án Trọng tài Quốc tế bác
bỏ các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên một vùng rộng lớn ở Biển Đông, Bắc
Kinh chỉ đơn giản bác bỏ các phán quyết của Tòa Trọng tài Quốc tế.
Thứ
ba, sự tập trung quyền lực và tăng kiểm soát thông tin
của Tập gây khó khăn cho việc thẩm định mức đồng thuận ở Trung Quốc thực sự ra
sao về đường hướng mà Tập và ban lãnh đạo ĐCSTQ đang đang áp dụng ở đây. Có thể
có nhiều phản kháng chống đối Tập Cận Bình hơn người ta thường nghĩ. Trong giới
học thuật và cán bộ công chức, một cuộc tranh luận rộng lớn về giá trị của nhiều
chính sách của chế độ hiện hành đang bùng lên thịnh nộ, dù nó vẫn không mạnh
hơn như trước đây. Nhiều công dân giàu có và tài năng nhất của Trung Quốc, lo
ngại về bàn tay thô bạo hơn của nhà nước, đã chuyển tiền và gia đình của họ ra
nước ngoài. Giới luật sư Trung Quốc và những người khác đã lên án nhiều sáng kiến
của Tập Cận Bình, kể cả hành động gần đây nhằm loại
bỏ giới hạn 2 nhiệm kỳ Chủ tịch nước. Ngay cả sáng kiến Một Vành đai Một Con đường của họ Tập đã nhận nhiều
lời chỉ trích của giới học giả và lãnh đạo doanh nghiệp; họ lập luận rằng nhiều
khoản đầu tư được chính phủ đề xuất hoàn toàn không có không có cơ sở kinh tế.
Cuối
cùng, Tập đã xóa bỏ ranh giới giữa chính sách đối nội và
đối ngoại. Có thể đã có một giai đoạn ý nghĩa chính trị và kinh tế của hệ thống
độc tài của Trung Quốc bị giới hạn, phần lớn cho xã hội ở Trung Quốc. Nhưng bây
giờ, nước này đang xuất khẩu các giá trị chính trị của họ – trong một số trường
hợp, để củng cố vị trí của những nhân vật lãnh đạo độc đoán khác và cho những
người khác, làm suy yếu luật pháp quốc tế và đe dọa chủ quyền của các quốc gia
khác – mô hình quản trị của Trung Quốc tâm và diện của chính sách đối ngoại của
nước này.
Hình : Một ngày mưa ở Thượng Hải, tháng 2/2015. Nguồn: Carlos Barria /
Reuters
Thách
thức và Trả lời
Trọng tâm của cuộc cách mạng của Tập là một thách thức
đối với giá trị của các chuẩn mực quốc tế do Hoa Kỳ cổ xúy. Chính quyền Trump
hiện nay cần phải thúc đẩy một thách thức tương đương đối với Trung Quốc – một
thách thức bắt đầu bằng một sự khẳng định mạnh mẽ các nguyên tắc đã có từ lâu của
Mỹ. Điều này có nghĩa là không chỉ duy trì sự hiện diện quân sự mạnh mẽ ở châu
Á-Thái Bình Dương mà còn thể hiện sự cam kết với thương mại tự do và dân chủ. Đồng
thời, Hoa Kỳ phải hết sức phòng thủ mạnh ở nội địa. Bởi vì Mỹ không còn có thể
tin tưởng vào Trung Quốc sẽ tiếp tục tiến trình cải cách và mở cửa, Hoa Kỳ nên
ngừng hy sinh an ninh kinh tế và chính trị của chính mình. Trước đây,
Washington chấp nhận sở hữu trí tuệ bị ăn cắp ở một mức độ nào đó cũng như sự
tiếp cận thị trường không quân bình vì Mỹ tin rằng Trung Quốc đã đạt được một số
tiến bộ về những nguyên tắc kinh tế thị trường và luật pháp. Bỏ lý luận như vậy
ra khỏi cuộc bàn luận thì không có lý do gì Hoa Kỳ phải áp dụng những chính
sách hạn chế hơn đối với Trung Quốc.
Theo kịp nhiều sáng kiến mới của Tập là không phải là chuyện dễ dàng, và cũng
khó không phản ứng mỗi khi Tập ra đòn mới. Vào tháng 3, chẳng hạn, báo cáo rằng
Djibouti – căn cứ quân sự thường trực duy nhất của quân đội Hoa Kỳ ở Châu Phi –
đã lên kế hoạch trao quyền kiểm soát cảng cho Trung Quốc khiến giới chức quân sự
cao cấp của Mỹ đã nhan chóng báo động khiến Djibouti phải rút lại quết định.
Tuy nhiên, Hoa Kỳ đang không đưa ra một giải pháp thay thế nào mang tính xây dựng,
ví dụ như viện trợ phát triển kinh tế ở đây. Quan trọng hơn, Hoa Kỳ cũng không
đưa ra một chiến lược rộng lớn hơn để giải quyết tham vọng của Trung Quốc ở
Châu Phi và những nơi khác đang bị Sáng kiến Một Vành đai Một Con đường bao phủ. (Khi các sụ vụ diễn ra, Djibouti đã
trao quyền quản lý cảng cho một công ty Singapore.) Đối phó bằng phản ứng và từng
phần như vậy sẽ chẳng làm được gì để đáp ứng lại được những thách thức do cuộc
cách mạng của Tập đề ra. Ở một thái cực khác, dù người ta có thể muốn đòi Hoa
Thịnh Đốn phải đưa ra một chiến lược đối với một Trung Quốc hoàn toàn mới. Điều
cần thiết không phải là vứt bỏ tất cả chính sách của Mỹ trong bốn mươi năm qua
mà là cẩn thận suy nghĩ lại về những chính sách đó để giữ lại những gì có hiệu
quả và xét lại những chính sách không còn đem lại kết quả.
Một chính có sách hiệu quả đối với Trung Quốc phải dựa
trên sự thể hiện mạnh với những cam kết của Hoa Kỳ đối với các nguyên tắc của
chính nước Mỹ. Bất chấp những phát biểu bốc đồng về chủ nghĩa bảo hộ của Tổng
thống Hoa Kỳ Donald Trump và những lời ca ngợi dành cho những nhân
vật chuyên quyền [Duturte, Kim Jung-un, v.v] những hành động gần đây cho thấy
Tòa Bạch Ốc chưa hoàn toàn rũ bỏ những cam kết cam kết đối với các giá trị tự
do ở châu Á. Trong một chuyến đi tới khu vực hồi tháng 11 năm 2017, Tổng thống
Mỹ đã nói rõ sự ủng hộ của ông đối với khu vực “Ấn Độ-Thái Bình Dương tự
do và cởi mở” và làm sống lại mối quan hệ đối tác tứ giác với Úc, Ấn Độ
và Nhật Bản, một nhóm các cuốc gia dân chủ tương tự ở Thái Bình Dương có thể bắt
đầu đẩy lùi chống lại sự xâm lược của Trung Quốc trong khu vực. Thật vậy, Chiến
lược quốc phòng của chính quyền Mỹ đang đề cao một sự nhấn mạnh mới dùng liên
minh để chống lại “các cường quốc xét lại”.
Bước đầu tiên để giữ đúng lời hứa của mình là chính
quyền Mỹ nên khai triển thêm về bản chất của quan hệ đối tác bốn bên và thiết lập
cách thức phối hợp với những đối tác khác của Hoa Kỳ. Một lĩnh vực hợp tác nhiều
tiềm năng là tập trung về các vấn đề an ninh tối quan trọng. Điều đó có thể là
các hoạt động tự do hàng hải liên kết ở Biển Đông, cung cấp các nguồn đầu tư
thay cho đầu tư của Trung Quốc tại những nước quan trọng về mặt chiến lược hoặc
hỗ trợ Đài Loan trong chiến lược cưỡng chế của Bắc Kinh.
Trump cũng nên mở lại các cuộc đàm phán về Quan hệ đối
tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Mặc dù ông đã rút Hoa Kỳ ra khỏi Thỏa thuận
TPP ngay sau ngày nhậm chức Tổng thống Hoa Kỳ; nhưng gần đây, ông đã tỏ ra sẵn
sàng xét lại một phiên bản TPP có thay đổi. Một thỏa thuận TPP có mặt của Hoa Kỳ
hồi sinh sẽ không chỉ thúc đẩy những đổi mới trên thị trường ở các quốc gia có
nền kinh tế do nhà nước thống trị, như Việt Nam, mà còn cung cấp một đầu cầu để
từ đó Hoa Kỳ có thể thúc đẩy lợi ích kinh tế dài hạn của chính Hoa Kỳ.
Để cạnh tranh với Sáng kiến Một Vành đai Một Con đường, Hoa Kỳ nên dựa vào thế mạnh
của mình trong quy hoạch đô thị và ký thuật. Trong lĩnh vực “thành phố thông
minh”, nhiều tập đoàn hàng đầu thế giới và hầu hết các công ty khởi nghiệp sáng
tạo nhất thế giới là của người Mỹ. Washington nên hợp tác với các nước đang
phát triển về quy hoạch đô thị cho các thành phố thông minh và giúp tài trợ cho
việc phát triển kỹ thuật của các công ty Hoa Kỳ, giống như năm 2014, khi họ hợp
tác với Ấn Độ trong một chương trình đầy tham vọng để nâng cấp cơ sở hạ tầng đô
thị của quốc gia đó. Một phần của kế hoạch này có thể do Hoa Kỳ – hoặc các đồng
minh của Hoa Kỳ – giúp xây dựng hệ thống cáp quang, GPS và hệ thống thương mại
điện tử cho các nước đang phát triển. Làm được như vậy sẽ chận được những nỗ lực
của Trung Quốc trong việc kiểm soát phần lớn cơ sở hạ tầng kỹ thuật số của thế giới, để Trung Quốc
có một nền tảng toàn cầu để kiểm duyệt và làm gián điệp kinh tế.
Sự thúc đẩy của Trung Quốc nhằm định hình các hệ thống
chính trị của các quốc gia khác nhấn mạnh sự việc chính quyền Trump cần phải hỗ
trợ các thể chế Hoa Kỳ để cổ xúy tự do hóa chính trị ở nước ngoài, như Quỹ Dân
chủ Quốc gia, Viện Cộng hòa Quốc tế, Viện Dân chủ Quốc gia và Quỹ Châu Á. Các tổ
chức này có thể hợp tác với Úc, Nhật Bản và Nam Hàn, cùng với các đồng minh châu
Âu, để giúp xây dựng nhà nước pháp trị ở các quốc gia có khuynh hướng độc tài
và ở các nền dân chủ non trẻ. Các chương trình cải cách cấu trúc, giáo dục và
luật pháp có thể cung cấp một lực lượng quan trọng chống lại những nỗ lực của
Trung Quốc nhằm quảng bá những giá trị độc tài ở ngoại quốc.
Hình : Trump và Tập tại một quốc yến ở Bắc Kinh, tháng 11/2017. Nguồn:
Jonathan Ernst / Reuters
Tất nhiên, sức mạnh trên thế giới bắt đầu bằng sức mạnh
ở nội địa. Trung Quốc sẵn sàng hạ thấp lợi ích kinh tế ngắn hạn của mình cho lợi
ích chiến lược dài hạn có nghĩa là Washington phải tăng cường đầu tư vào khoa học
và kỹ thuật, hỗ trợ các trường đại học và phòng thí nghiệm quốc gia trong vai
trò nguồn gốc của đổi mới của Mỹ, và tài trợ cho những phát minh và khai triển
những kỹ thuật mới của các công ty Mỹ. Nếu không có sự hỗ trợ như vậy, những
công ty của Hoa Kỳ sẽ không thể sánh được với những công ty có tài trợ mạnh mẽ
của Trung Quốc, được hỗ trợ bằng tầm nhìn dài hạn của Bắc Kinh.
Trung Quốc muốn hạn chế cơ hội theo đuổi lợi ích
chính trị và kinh tế của người nước ngoài ở Hoa Lục, trong khi họ đang quảng bá
và vận động cho lợi ích của Trung Quốc khắp nơi trên thế giới. Do đó, đã đến
lúc chính quyền Trump cần có một cái nhìn mới về khái niệm có đi có lại – và đối
xử với Trung Quốc như họ đã đối với Hoa Kỳ. Các nhà hoạch định chính sách của
Hoa Kỳ từ lâu đã coi việc có đi có lại – là một ứng xử khiến cả hai cùng thiệt
hại và làm mất mối quan hệ với Trung Quốc mà không thay đổi được thái độ của họ.
Thay vào đó, họ ứng xử với giả định rằng nếu Mỹ duy trì và trung thành với các
giá trị dân chủ của họ và thể hiện những hành động có trách nhiệm thì cuối cùng
Trung Quốc sẽ đi theo sự dẫn dắt của Mỹ. Tập Cận Bình đã đảo ngược sự hiểu biết
này vì ông ta đã đình trệ, và trong một vài trường hợp đảo ngược, những đổi mới
chính trị và kinh tế đã bắt đầu từ thời của Đặng Tiểu Bình và biến sự cởi mở của
Hoa Kỳ thành một lỗ hổng bất lợi cho Mỹ.
Có đi có lại có thể ở một số dạng khác nhau. Trong một
số trường hợp, hình phạt nên tương đối nhẹ. Chính phủ Trump có thể cấm Học viện
Khổng Tử và Lớp học Khổng Tử thành lập ở Hoa Kỳ trừ khi Trung Quốc cho phép nhiều
Trung tâm Trao đổi Văn hóa Hoa Kỳ, những tổ chức do chính phủ Mỹ tài trợ hoạt
trong khuôn viên những trường đại học Trung Quốc. Hiện tại, có ít hơn 30 trung
tâm như vậy ở Trung Quốc và hơn 100 Học viện Khổng Tử và hơn 500 Lớp học Khổng
Tử tại Hoa Kỳ. Về phần mình, các trường đại học Hoa Kỳ có thể từ chối đốn nhận
các Viện Khổng Tử hay xây dựng các mối quan hệ đối tác khác với các tổ chức của
Trung Quốc nếu bất kỳ một thành viên nào thuộc khoa của họ bị cấm đi Trung Quốc.
Washington cũng nên xem xét việc giới hạn đầu tư của
Trung Quốc tại Hoa Kỳ trong các khu vực nằm ngoài giới hạn cho các doanh nghiệp
Hoa Kỳ ở Trung Quốc, như viễn thông, giao thông vận tải, xây dựng và truyền
thông. Đối xử này có thể được thực hiện bằng cách giới hạn cổ phần của Trung Quốc
trong những công ty của Hoa Kỳ ở mức độ mà Trung Quốc giới hạn các công ty nước
ngoài khi mua cổ phần trong công ty của Trung Quốc. Một cách khiêu khích hơn,
Hoa Kỳ có thể ngầm hoặc công khai hỗ trợ những nỗ lực của các nước châu Á khác
nhằm quân sự hóa các quần đảo trên Biển Đông trong nỗ lực làm tăng phí tổn cho
Trung Quốc khi phải làm điều tương tự. Có đi có lại không cần phải là một kết
thúc. Trên thực tế, một cách lý tưởng, một hành động trả đũa (hoặc thậm chí chỉ
là mối đe dọa trả đũa) sẽ đưa Trung Quốc đến bàn đàm phán, nơi có thể đạt được
kết quả tốt hơn.
Trong khi Tập đưa ra những thách thức mới cho Hoa Kỳ,
ông ta cũng mang đến một cơ hội mới: cơ hội để Hoa Thịnh Đốn bắt Tập phải chịu
trách nhiệm với lời tuyên bố là Trung Quốc đã chuẩn bị để nhận trách nhiệm toàn
cầu lớn hơn. Năm 2014, chính quyền Obama đã đạt được một số thành công trong việc
cân bằng tham vọng của Tập khi Hoa Kỳ gây áp lực buộc Trung Quốc phải áp dụng
các giới hạn đối với lượng khí thải carbon và tăng đáng kể số tiền viện trợ cho
các nước châu Phi bị khủng hoảng Ebola. Tương tự, chính quyền Trump đã thành
công khi thúc đẩy Trung Quốc áp dụng các biện pháp trừng phạt cứng rắn hơn để cố
gắng kiềm chế chương trình hạch tâm của Bắc Hàn. Chính quyền Mỹ tiếp tục có những
hành động như vậy. Chính quyền Trump nên kêu gọi Trung Quốc nhận một một vai
trò lớn hơn trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng tị nạn toàn cầu, đặc biệt là
phần đang diễn ra tại sân sau của chính quốc gia này. Ở biên giới Myanmar, hơn
650.000 người tị nạn thuộc tộc thiểu số Rohingya đang ở ở Bangladesh, làm đất
nước nghèo khó này điêu đứng. Trung Quốc đã đề nghị làm trung gian hòa giải giữa
hai nước. Nhưng Trung Quốc cũng chặn một nghị quyết của Hội đồng Bảo an LHQ bổ
nhiệm một đặc sứ cho Myanma và cũng xem thường số phận của người tị nạn
Rohingya, trong lúc tập trung vào việc bảo vệ những dự án của Sáng kiến Một
Vành đai Một Con đường tránh khỏi những bạo động đang xẩy ra ở Myanmar. Hoa Kỳ
và những nước khác cần nói lớn và nói rõ rằng: vai trò lãnh đạo thế giới càng lớn
thì trách nhiệm với thế giới càng lớn.
Liệu Tập
có thể thành công không?
Liệu cuộc cách mạng thứ ba của Trung Quốc có bền vững
hay không? Lịch sử chắc chắn không đứng về phía Tập. Mặc dù sự suy yếu của các thể chế
dân chủ ở một vài nơi trên thế giới, tất cả các nền kinh tế lớn – trừ Trung Quốc
– đều là các nước dân chủ. Và có thể vạch ra, như nhiều học giả đã làm, những
ngả đường cho một tiến trình chuyển đổi dân chủ có thể xẩy ra với Trung Quốc. Một
trong những con đường đó là một cuộc khủng hoảng kinh tế, có thể tạo ra nhu cầu
phải thay đổi. Nền kinh tế Trung Quốc đang có dấu hiệu căng thẳng, với nợ của mỗi
gia đình, nợ doanh nghiệp và nợ của chính phủ Trung Quốc như một phần của GDP tất
cả đồng loạt tăng vọt kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Một số
chuyên viên kinh tế Trung Quốc biện luận rằng vì nước này phải đối phó với một
thách thức lớn về dân số đang già đi nhanh chóng và với một quỹ hưu trí không đủ
tiển, cùng với tỷ lệ sinh tiếp tục ở mức thấp, ngay cả sau khi Bắc Kinh kết
thúc chính sách một con.
Cũng có thể thấy rằng Tập vung tay quá trán. Trong
nước, sự bất mãn với các chính sách đàn áp của ông đã lan rộng trong cộng đồng
doanh nghiệp và trí thức của Trung Quốc. Số lượng các cuộc biểu tình của người
lao động đã tăng hơn gấp đôi trong nhiệm kỳ của Tập. Hơn nữa, mặc dù thường bị
lãng quên trong môi trường chính trị hiện tại của Trung Quốc, đất nước này
không phải không có những người cổ xúy dân chủ. Những học giả nổi tiếng, những
người hoạt động, nhà báo, công chức cán bộ đã nghỉ hưu và các doanh nhân giàu có
đều lên tiếng ủng hộ đổi mới dân chủ trong thời gian gần đây. Đồng thời, hành động
loại bỏ giới hạn 2 nhiệm kỳ chủ tịch nước của Tập Cận Bình đã gây ra một cuộc
tranh cãi trong giới lãnh đạo hàng đầu của ĐCSTQ. Và nhà chức trách Trung Quốc
đã thừa nhận với báo chí rằng đã có những kế hoạch đảo chính và âm mưu ám sát Tập
Cận Bình.
Ở nước ngoài, những nỗ lực tích cực để mở rộng ảnh
hưởng của Bắc Kinh đã thường xuyên gặp những phản ứng dữ dội. Chỉ trong năm vừa
qua, các cuộc biểu tình khắp nơi đã bùng nổ chống lại người Trung Quốc nổ ra ở
Bangladesh, Kazakhstan, Kenya và Sri Lanka. Vì Trung Quốc vẫn thúc đẩy chính
sách đối ngoại đầy tham vọng như vậy, nhiều trường hợp chống đối tương tự chắc
chắn sẽ mọc lên, làm tăng triển vọng cho rằng Tập sẽ bị coi là thất bại ở nước
ngoài, do đó làm suy yếu chính quyền của ông trong nước.
Tuy nhiên, có rất ít bằng chứng thuyết phục cho thấy
rằng cuộc cách mạng của Tập có nguy cơ bị đảo ngược. Nhiều thành tựu của ông đã
thu hút được nhiều ủng hộ khắp nơi. Ông đã sống sót qua các cuộc khủng hoảng
trong quá khứ, chẳng hạn như một vụ sụp đổ thị trường chứng khoán lớn vào năm
2015, và tại Đại hội Đảng lần thứ 19, việc củng cố quyền lực thể chế và trách
nhiệm thay đổi của ông đã được củng cố. Sau đó, trong tương lai gần, Hoa Kỳ sẽ
phải đối phó với Trung Quốc như sau: một quốc gia cố tình tìm cách định hình lại
hệ thống quốc tế theo mô hình của chính họ. Tin tốt là Tập đã làm rõ ý định
cách mạng của ông ta. Nay không có lý do nào để Hoa Kỳ không đáp ứng thật tương
xứng với Trung Quốc bằng những động thái không nhập nhằng nước đôi.
© 2019 DCVOnline
Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc Thể lệ “trích
đăng lại bài từ DCVOnline.net”
-----------------
Nguồn: China’s New Revolution | By
Elizabeth C. Economy | Foreign Affairs | May/June 2018.
No comments:
Post a Comment