Người Việt Online
February 3, 2019
SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – Ngay trước Tết, nhà cầm quyền Hà Nội đã gia tăng trấn áp những người dùng Facebook vận động dân chủ hóa Việt Nam với một loạt bắt giữ mà nhiều người không biết bị bắt vì tội gì.
Chỉ 3 tuần lễ đầu năm kể từ ngày 13 Tháng Giêng đến mùng
1 Tháng Hai, 2019, ít nhất đã có 8 người bị bắt hoặc mất tích tại Việt Nam. Tất
cả đều là những người từng có trang Ffacebook cá nhân hoặc viết bình luận hoặc
đưa thông tin với nội dung hướng về một nước Việt Nam có dân chủ thật sự nhìn từ
sự kiện thời sự đang xảy ra tại Venezuela. Mạng xã hội tràn đầy các tin tức về
áp lực cách mạng xã hội nhằm lật đổ nhà độc tài đỏ Maduro của nước này.
Ngày 13 Tháng
Giêng, 2019, Công an Sài Gòn bắt giữ ông Châu Văn Khảm khi đến gặp ông
Nguyễn Văn Viễn, một thành viên Hội Anh Em Dân Chủ. Ông Khảm là một thành viên đảng Việt Tân tại Úc. Người ta chỉ biết hai
ông mất tích rồi hai tuần sau, nhà cầm quyền CSVN mới xác nhận đã bắt họ.
Hội Anh Em Dân Chủ phổ biến bản thông cáo báo chí
nói ông Viễn bị vu cho tội “hoạt động nhần lật đổ” chế độ độc tài đảng trị tại
Việt Nam. Còn đảng Việt Tân ra một bản thông cáo báo chí nói ông Châu Văn Khảm
là một gương mặt quen thuộc và tích cực trong cộng đồng người Việt tại Sydney,
Úc. Ông thường xuyên tiếp xúc với chính giới và Bộ Ngoại gGiao Úc để vận động
cho nhân quyền ở Việt Nam.
Facebooker Huỳnh Trí Tâm và vợ con. (Hình: FB Selena
Zen)
Ngày 23 Tháng
Giêng, 2019, công an Bình Dương đã bắt ông Trần Văn Quyền, 20 tuổi, một
thợ điện tử chuyên lắp đặt camera. Theo lời anh trai
của Quyền cho biết, Quyền bị bắt khi đang đi uống cà phê với bạn tại Dĩ An,
Bình Dương. Sau đó được đưa về nhà khám nhà khẩn cấp. Không có bất cứ một văn bản
bắt người và khám xét nhà nào được bên cơ quan an ninh giao cho gia đình. Khi gửi
quần áo và thực phẩm cho Quyền, gia đình chỉ được cán bộ điều tra thông báo miệng:
“Quyền bị bắt vì tham gia tổ chức khủng bố Việt Tân.”
Ngày 25 Tháng
Giêng, 2019 là ngày cuối cùng người ta nhìn thấy cựu tù nhân chính trị
Trương Duy Nhất khi ông có mặt tại văn phòng Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc
(UNHCR) tại Bangkok, Thái Lan. Ông đã tới đó để xin tị nạn
chính trị sau khi rời Việt Nam vào đầu tháng. Cho tới nay, gia đình và bạn bè
không ai biết tin tức gì và họ không thể liên lạc được.
Theo gia đình cho biết, ông Nhất không bị chính quyền
Thái Lan bắt giữ nên người ta nghi có thể ông bị đặc tình CSVN bắt cóc. Ông bị
kết án hai năm tù năm 2013 vì bị vu cho tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ…”
qua các bài viết phân tích sâu sắc trên blog “Một góc nhìn khác.” Một trong những
bài viết dẫn đến vụ bỏ tù là ông kêu gọi của ông Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng và
ông Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng từ chức qua các nhận thức sai lầm về chính trị
và kinh tế. Sau khi được thả tự do vào năm 2015, ông Nhất tiếp tục viết blog và
cư trú tại Đà Nẵng, Việt Nam.
Facebooker Trần Văn Quyền. (Hình: FB Nguyễn Văn
Miêng)
Ngày 26 Tháng
Giêng, 2019 công an tỉnh Đồng Nai đã đến nhà bắt Facebooker Huỳnh Trí Tâm
(tên thật là Huỳnh Minh Tâm). Hiện gia đình vẫn
chưa nhận được thông tin về anh. Thân hữu và cũng là Facebooker Salena Zen đưa
tin nói rằng Huỳnh Trí Tâm là một Facebooker hoạt động tranh đấu thầm lặng, với
mục tiêu hành động vì cộng đồng.
Ngày 28 Tháng
Giêng, 2019 thì facebooker Salena Zen bị mất tích mà người ta tin chị đã
bị bắt, theo thông tin của Facebooker Người Đà Lạt Xưa https://www.facebook.com/dalatxua.nguoi.7
. Chị cho hay Facebooker Selena Zen cũng là Facebooker Hằng Diệu đã bị mất tích
vào khoảng 3 giờ chiều ngày Thứ Hai, 28 Tháng Giêng, 2019. Bài viết “Chính phủ
Úc chính thức công nhận tổng thống lâm thời Juan Guaido” là dấu hiệu hoạt động
cuối cùng trước khi cô bị mất tích. Theo Người Đà Lạt Xưa, mật khẩu của
Facebook Selena Zen đã bị thay đổi vào khoảng 9 giờ 40 tối cùng ngày.
Trang Facebook của cô Selena Zen. (Hình: NV crop)
Ngày 30 Tháng
Giêng, 2019, bà Dương Thị Lanh, một Facebooker ở tỉnh Đắk Nông bị bắt khi
lên Ủy Ban Nhân Dân xã Nhân Cơ, huyện Đắk R’Lấp theo giấy triệu tập lần 1 của
cơ quan điều tra để làm việc liên quan đến 2 tài khoản Facebook có tên “Uyên
Thùy” và “Mai Bùi.” Ông Trần Côi, chồng của bà Lanh xác nhận với Đài Á
Châu Tự Do thông tin về việc bắt giữ tuy nhiên cho hay công an Đắk Nông không
đưa ra bất kỳ giấy tờ nào để chứng minh.
Bà Lanh có trang Facebook cá nhân là “Ngọc Lan,” thường
viết và chia sẻ nhiều bài viết về nhân quyền và dân chủ. Trong đoạn live stream
cuối cùng trên tài khoản SG Ngọc Lan vào ngày 27 Tháng Giêng, 2019 bà Lanh cho
hay, bản thân có tham dự cuộc biểu tình chống dự thảo Luật Đặc khu và Luật An
Ninh Mạng vào Tháng Sáu, 2018 và bị bắt giữ cùng với 10 người khác hôm 11 Tháng
Sáu, 2018 khi đang ngồi ở công viên tại Quận 1, Sài Gòn. Bà bị buộc nộp phạt
hành chính 150 ngàn đồng mới được thả về nhà.
Ngày 1 Tháng
Hai, 2019 , Facebooker Ngọc Phúc, tên thật là Trần Ngọc Phúc, 21 tuổi,
sinh viên tại một trường đại học ở Sài Gòn, nhưng thường trú ở tỉnh Bến Tre bị
Phòng An Ninh Ðối Nội, công an tỉnh này yêu cầu làm việc vì có hành vi “sử dụng tài khoản Facebook cá nhân để tuyên truyền chống
đảng cộng sản và nhà nước Việt Nam.”
Mạng báo Đồng Khởi, báo của đảng bộ cộng sản và cầm
quyền tỉnh Bến Tre cho hay, thời gian qua anh Phúc “sử dụng tài khoản Facebook
tên ‘Ngọc Phúc’ tham gia nhiều hội, nhóm chống đối chính trị như: Miền Nam Việt
Nam, Đô Thành Sài Gòn Fanclub, Thích BBC Vietnamese… Anh đã ‘viết bài đăng tải,
chia sẻ, bình luận nhiều bài viết có nội dung tuyên truyền phá hoại tư tưởng,
xuyên tạc đường lối, chủ trương, chính sách của đảng, pháp luật của nhà nước,
xuyên tạc lãnh tụ Hồ Chí Minh.’”
Bài báo trên được báo Công An Nhân Dân online đăng lại
vào chiều ngày 2 Tháng Hai, 2019 cho biết “vụ việc đang được cơ quan chức năng
củng cố hồ sơ để xử lý theo quy định của pháp luật.” Hiện chưa biết Trần Ngọc
Phúc sẽ ra sao.
“Đại diện nhà cầm quyền CSVN đã “đệ trình một hình ảnh
rất sai thực tế về hồ sơ nhân quyền tại Hội Ðồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc ở
Geneva vào ngày 22 Tháng Giêng năm 2019” Tổ chức Theo Dõi Nhân Quyền (HRW) lên
án nhà cầm quyền Hà Nội gian đối về nhân quyền qua một bản tin cùng ngày. “Nhà
nước độc đảng Việt Nam hạn chế ngặt nghèo các quyền dân sự và chính trị cơ bản,
và đã gia tăng đàn áp mạnh tay đối với các nhà hoạt động và những người bất đồng
chính kiến.” (TN)
No comments:
Post a Comment