Nguyễn Tuấn Khoa
13/02/2019
Diễn Biến
Rạng sáng 17/02/1979, Trung Quốc phát lệnh tấn công
Việt Nam. 600 ngàn quân TQ dàn trải trên 1,000 Km biên giới. Ban đầu TQ
dùng chiến thuật thí quân “biển lửa-biển người” nên tiến sâu hơn 10 km như vào
chốn không người. Sau đó vì địa hình hiểm trở và tiếp vận kém (dùng lừa vận
chuyển) nên TQ khó triển khai cấp sư đoàn.
Trong 10 ngày đầu, do chưa chuyển quân kịp nên VN chỉ
sử dụng lực lượng tự vệ địa phương và vài sư đoàn chủ lực gồm 70.000 người để
chống trả 600 ngàn quân TQ. Do lực lượng tinh nhuệ, hệ thống phòng thủ tại các
hang động ở các điểm cao nên VN tạo được thế trận cân bằng.
Ngày 27/02/1979 TQ tập trung đánh Lạng Sơn, chiến sự
khốc liệt để rồi chiều ngày 04/03 TQ vào Lạng Sơn, đe dọa Hà Nội.
Ngày 03/03/1979, QĐ I chuyển đến Lạng Sơn sau nhiều
ngày di chuyển từ Kampuchea bằng máy bay vận tải hạng nặng AN-12 của Liên Xô.
Các lực lượng không quân hùng hậu với pháo binh được Liên Xô khẩn cấp viện trợ
cũng được điều tới Lạng Sơn, báo trước một trận chiến khốc liệt. QĐ II đang
trên đường ra Bắc từ chiến trường Kampuchea.
Ngày 05/03/1979 Bắc Kinh tuyên bố “chiến thắng”, “hoàn
thành mục tiêu chiến tranh” và rút quân.
Ngày 07/03 VN tuyên bố cho phép TQ rút quân. Trên đường
rút quân, TQ đã tàn phá tất cả những gì chúng gặp và tệ hơn gây ra thảm sát thường
dân tại Đổng Chúc- Cao Bằng
Ngày 16/03/1979 TQ tuyên bố hoàn thành việc rút quân.
Ngày 16/03/1979 TQ tuyên bố hoàn thành việc rút quân.
Ai là bên thắng trận?
Sau khi TQ rút quân, cả hai phía đều tuyên bố thắng
trận. Khi 2 bậc thầy về bưng bít đánh nhau thì rất khó cho thế giới có được con
số thật về thương vong và tử vong. Theo số liệu của các nhà sử học quốc tế thì:
tỷ lệ thương vong/tử vong phía TQ là 60 ngàn/25 ngàn, tiêu tốn 1.3 tỷ USD trong
khi đó tỷ lệ phía VN là 20 ngàn/10 ngàn.
Ngày 16/03/1979, tại hội nghị Quân Chính Đặng Tiểu
Bình chỉ trích tướng lãnh TQ: “Đánh lần này vũ khí, quân số đều gấp nhiều lần
Việt Nam. Ở Cao Bằng gấp 5-6 lần. Ở Lạng Sơn, Lào Cai gấp 6-7 lần ” nhưng “…
thương vong của chúng ta gấp 4 lần so với Việt Nam. Uy tín của chúng ta đã bị hủy
diệt”.
Nguyên nhân cuộc chiến
Việc các quốc gia CS, VN, Kampuchea, TQ, đánh lẫn
nhau cho thấy ý thức hệ quốc tế cộng sản chỉ là vỏ bọc để nước lớn thôn tính nước
nhỏ. Điểm lại, có 3 nguyên nhân quan trọng dẫn đến cuộc chiến Việt-Trung:
Chủ
quyền Hoàng Sa & Trường Sa
Ngày 14.9.1958, VN đã bị mắc bẫy TQ dẫn đến việc Thủ
tướng Phạm Văn Đồng gửi công hàm nhìn nhận chủ quyền Trung Quốc trên quần đảo
Trường Sa. Đây là một cơ sở pháp lý quan trọng để TQ nuôi mộng thôn tính cả biển
Đông sau này.
Năm 1972, Nixon đã bán đứng đồng minh VNCH trong chyến
viếng thăm Bắc kinh để rồi ngày 18/01/1974 TQ đánh chiếm Hoàng Sa dưới sự làm
ngơ của Đệ Thất Hạm Đội của Mỹ gần đó. VNCS, cũng giống như VNCH, do mắc nợ nên
không thể lên án đồng minh bất lương.
Ngày 05/04/1975 Hải Quân Bắc Việt, nhanh tay hơn TQ,
đã chiếm Trường Sa từ VNCH và ngày 07/05/1975 công bố bản đồ VN có cả Trường Sa
và Hoàng Sa trên báo SGGP. Đây là một bước đi cứng rắn của Hà Nội sau một thời
gian dài im lặng.
Đối với TQ,
việc chiếm Trường Sa, VN đã vi phạm công hàm 1958. Đây được xem là một nguyên
nhân quan trọng của chiến tranh 1979.
Vấn
đề Hoa Kiều Chợ Lớn: chiếm Sài Gòn 1 tháng, Hà Nội đã ép Hoa Kiều Chợ Lớn nhập
quốc tịch để đối lấy phiếu lương thực.
Ngày 24/03/1978, Hà Nội cho bao vây Chợ Lớn, kiểm kê
kể cả từng hiệu buôn nhỏ. Trong đợt càn quét này, Hà Nội đã tịch thu khoảng 8 tấn
vàng và quốc hữu hóa 30,000 cơ sở sản xuất và thương mại. Chưa dừng lại ở đó,
ngày 03/05/1978, Hà Nội cho đổi tiền, tối đa cho mỗi gia đình là 100 Đồng. Chỉ
phút chốc, tiền VNCH mà Hoa Kiều đang giữ trở thành rác và họ bị phá sản!
Bắc Kinh nổi giận, quyết định ngưng viện trợ ngay lập
tức 72 dự án đang hoạt động tại VN, kêu gọi người Hoa trong cả nước về TQ và thậm
chí đòi đem tàu vào tận Cảng Sài Gòn đón. Hơn 250 ngàn người đã trở về TQ, một
số khác đi theo dạng thuyền nhân do chính quyền tổ chức lén lút, một số ít khác
đi kinh tế mới.
Việt
Nam đánh Kampuchia: Đây là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến chiến tranh Việt-Trung
1979.
Việc đánh Kampuchia đặt TQ vào thế mất an toàn biên
giới mà lần đầu gặp phải từ năm 1949: phía Bắc có “bá quyền” Liên Xô và phía
Nam là “tiểu bá quyền” Việt Nam với âm mưu lập liên bang Đông Dương. Tuy nhiên,
những cuộc tiếp xúc sau đó như đổ dầu vào lửa.
Ngày 07/06/1979, Võ Nguyên Giáp cùng một đoàn quân sự-ngoại
giao ghé Bắc Kinh sau chuyến thăm Mat-xco-va. TQ không đón tại sân bay, không
có tiêc chiêu đãi, cho các quan chức hạng II tiếp. Tướng Giáp trả đũa bằng cách
tiết lộ rằng VN đang cầm tù các cố vấn TQ vào tháng 5/1979 trong một cuộc tấn
công Kampuchia. Sau đó, báo Nhân Dân đăng bài Giáp thăm TQ và để thêm hình ảnh
1000 năm VN chống TQ tại bảo tàng. Một ngày sau, Phạm Văn Đồng ghé Bắc Kinh, Lý
Tiên Niệm trao cho ông Đồng một kháng thư phàn nàn về VN tấn công Trường Sa
1975, VN đàn áp người Hoa Chợ Lớn. Hai bên lớn tiếng với nhau.
Việt Nam thời hậu chiến 1979
Sau khi tuyên bố rút quân 16/03/1979, TQ vẫn còn chiếm
đóng 60 Km2 . Chiến tranh biên giới vẫn còn tiếp diễn 10 năm sau đó với ít nhất
6 trận đánh cấp sư đoàn, gây tổn thất không kém cuộc chiến năm 1979. Chiến
tranh Việt-Trung chỉ thực sự chấm dứt khi các quốc gia CS ở Đông Âu sụp đổ. Nhận
thấy nguy cơ lan đến VN, một đoàn lãnh đạo VN cao nhất sang Trung Quốc cầu hòa,
chấp nhận các điều kiện tiên quyết và đi đến ký Mật Ước Thành Đô 1990. VN đã tự
mình phá hỏng cơ hội thoát Trung và đặt mình vào thế yếu trong quan hệ vơi TQ!
Giống như hình thức triều cống, trong hai năm liên
tiếp 1999, 2000, VN đã ký 2 hiệp định, nhường cho TQ Ải Nam Quan và nửa thác Bản
Giốc. Đau xót hơn, VN bị TQ đối xử như một kẻ bại trận khi lần lượt dâng tiếp
Bauxite Tân Rai, Formosa, Đặc Khu Kinh Tế 99 năm. VN chịu nhục khi bất lực nhìn
TQ cắm giàn khoan 981 trong hải phận VN, mời kẻ xâm lược Tập Cận Bình đến giáo
huấn các đại biểu quốc hội bù nhìn, rút giàn khoan chuẩn bị khai thác phải chịu
đền bù cho Repsom 2 tỷ USD…
So với giới lãnh đạo thời Lê Duẫn, những lãnh đạo thời
nay tỏ ra bạc nhược trước kẻ thù. Họ đang đặt tổ quốc vào tình thế nguy ngập. Tất
cả những người này không bản lĩnh chính trị, không có kiến thức ngoại giao tối
thiểu thậm chí không có tư cách. Thế lực nào, trong hay ngoài, đã đặt họ vào vị
trí cao nhất nước?
Trong lịch sử,
chưa bao giờ TQ có cơ hội lớn để thôn tính VN như hiện nay.
---------------------
Tham khảo:
Brother
Enemy: the war after the war- Nayan
Chanda-1988- Publisher New York Macmillan
VIệt
Nam, 1945-1975: Chiến Tranh, Tỵ Nạn và Bài Học Lịch Sử- Lê Xuân Khoa- 2004- NXB Tiên Rồng
No comments:
Post a Comment