Wednesday, January 2, 2019

VIỆT NAM LÀM GÌ TRƯỚC CUỘC SO GĂNG TRUNG - MỸ / PHƯƠNG TÂY? - (Nguyễn Anh Tuấn )




Thứ Ba, 01/01/2019 - 10:30 — nguyenanhtuan

BẢN CHẤT CUỘC SO GĂNG

Không giống như sự nổi lên của Nhật Bản thập niên 70s-80s biến nước này thành một hội viên được đón chào của câu lạc bộ phương Tây, sự trỗi dậy của Trung Quốc mang dáng dấp của Nga Sô sau Thế Chiến II ở chỗ đều thách thức trật tự quốc tế hiện hành do phương Tây kiểm soát với sự tự tin rằng họ đang vận hành một mô hình phát triển ưu việt hơn.

*
*
Thứ Ba, 01/01/2019 - 10:31 — nguyenanhtuan

ĐẤU TRƯỜNG CHÍNH CỦA CUỘC SO GĂNG

Lenin từng nói một câu mà hậu bối của ông ít khi muốn nhớ, rằng xét đến cùng chủ nghĩa xã hội nếu muốn thắng chủ nghĩa tư bản sẽ phải thắng về năng suất lao động [1]. Cuộc đối đầu giữa các mô hình phát triển cuối cùng cũng nằm ở chỗ mô hình nào tạo ra năng suất lao động cao hơn.


*
*
Thứ Ba, 01/01/2019 - 10:32 — nguyenanhtuan

PHE NÀO SẼ THẮNG?

Thái độ cẩn trọng không cho phép chúng ta dựa trên thiên kiến mà vội vàng đưa ra câu trả lời, đặc biệt khi chứng kiến sự phát triển vũ bão của Trung Quốc vài thập niên qua. 

Tuy nhiên nếu đồng ý rằng công nghệ là đấu trường chính của cuộc so găng, Trung Quốc rõ ràng đang gặp quá nhiều bất lợi:


*
*
Thứ Ba, 01/01/2019 - 10:34 — nguyenanhtuan

VIỆT NAM PHẢI CHỌN

Câu hỏi đầu tiên đặt ra là liệu Việt Nam có thể đứng bên lề cuộc so găng lịch sử này với một tư thế trung lập được không? Khả năng cao là không. Việt Nam là một nước nhỏ yếu nằm ở vị trí trung tâm của đấu trường so găng là khu vực Biển Đông, mà đã nhỏ yếu thì khó thoát vòng chi phối của các siêu cường mỗi khi họ đụng độ. ‘Các nước Đông Nam Á có thể bị buộc phải chọn một trong hai’[7], lời phát biểu mới tháng trước của Lý Hiển Long tuy ngắn gọn nhưng đủ cho thấy đảo quốc này, nhờ đứng chân trên một di sản và kinh nghiệm ngoại giao phong phú, đã thấu hiểu thời cuộc ra sao. 


*
*
Thứ Ba, 01/01/2019 - 10:35 — nguyenanhtuan

CHỌN PHE NÀO?

Với những phân tích ở trên rõ ràng là nên nghiêng về phương án Mỹ/phương Tây bởi ưu thế vượt trội của phe này. Thực tế thì tất cả những nước Đông Á kể trên (Nhật, Hàn, Đài, Trung) cũng đã từng lựa chọn tương tự trong những thời điểm quốc gia đòi hỏi hiện đại hóa.

Đó là chưa nói đến có nhiều lý do khiến việc đứng về phe Trung Quốc không hề đảm bảo một kết cục tốt đẹp.


*
*
Thứ Ba, 01/01/2019 - 10:36 — nguyenanhtuan

PHẢI LÀM GÌ?

Ngoại giao dù khéo léo đến đâu chỉ có thể trì hoãn chứ không thể chấm dứt được hiểm họa bành trướng Trung Quốc phủ bóng lên dân tộc chúng ta, và cũng không thể ngăn các siêu cường thương lượng trên lưng những nước nhược tiểu như chúng ta. 








No comments: