VOA Tiếng Việt
29/01/2019
Hôm
29/1, Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) công bố Chỉ số cảm nhận tham nhũng
(Corruption Perceptions Index - CPI) năm 2018, cho biết Việt Nam chỉ đạt
33/100 điểm, xếp hạng 117/180 toàn cầu.
Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) công bố Chỉ số cảm nhận tham nhũng năm
2018, cho biết Việt Nam chỉ đạt 33/100 điểm, xếp hạng 117/180 toàn cầu.
Theo TI, các chỉ tiêu minh mục của Việt Nam năm 2018
giảm 2 điểm so với năm 2017. Điểm số CPI 2018 của Việt Nam được tính dựa trên
cơ sở 8 nguồn dữ liệu là những khảo sát quốc tế độc lập, theo công bố của tổ chức
Hướng tới Minh bạch (Towards Transparency-TT) cũng hôm 29/1, cơ quan đầu mối quốc
gia của TI tại Việt Nam.
Hàng năm TI xếp hạng 180 quốc gia và vùng lãnh thổ dựa
trên cảm nhận của các doanh nhân và chuyên gia về tham nhũng trong khu vực
công.
Tuy về mặt thống kê, việc giảm điểm này của Việt Nam
được xem là không đáng kể, nhưng, xét trên thang điểm từ 0 – 100 của CPI, trong
đó 0 là rất tham nhũng và 100 là rất trong sạch, thì tham nhũng trong khu vực
công ở Việt Nam vẫn được xem là “rất nghiêm trọng,” theo TT.
Cùng giảm điểm tương tự như Việt Nam trong khu vực
Châu Á – Thái Bình Dương còn có các quốc gia Trung Quốc, Maldives và
Bangladesh.
Trong những năm qua, Việt Nam được cho là đã có nhiều
nỗ lực đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, nhưng tham nhũng hiện vẫn là
một vấn đề nhức nhối ở Việt Nam, TI cho biết trong một tuyên bố.
TT đưa ra khuyến cáo cho Việt Nam: “cần kết hợp với
các biện pháp phòng ngừa tham nhũng hiệu quả như tăng cường liêm chính trong
khu vực công, thực hiện hiệu quả công tác kê khai và công khai tài sản, thu nhập
của cán bộ, công chức.”
Chỉ số CPI của Hòa Kỳ năm 2018 cũng tụt 4 điểm so với
năm 2017, xuống còn 71 điểm, đứng hạng thứ 22, tức là bị loại ra khỏi top 20 quốc
gia ít tham nhũng nhất trên thế giới.
----------------------------
29 tháng 1 2019
Xếp
hạng hàng năm Corruption Perceptions Index (CPI) vừa cho hay Việt Nam xếp thứ
117 trên 180 nước, tụt 10 hạng.
Trong kết quả năm ngoái của Transparency
International, Việt Nam xếp hạng 107 trên 180 nước.
Kết quả này có vẻ sẽ gây ngạc nhiên cho nhiều người
trong bối cảnh Việt Nam được cho là gia tăng chiến dịch chống tham nhũng từ sau
Đại hội 12 năm 2016.
Như giải thích của Transparency International, xếp hạng
CPI dựa trên đánh giá, suy nghĩ của các chuyên gia và doanh nhân về tham nhũng
khu vực công của một quốc gia.
Điểm số của Việt Nam năm 2017 là 35, đến năm 2018 giảm
còn 33.
Xếp hạng năm 2016, khi đó đánh giá 176 nước, thì Việt
Nam đứng thứ 113, 33 điểm.
Nếu chỉ xét điểm số, người ta thấy rằng điểm số của
Việt Nam năm 2016 cao hơn các năm trước, tăng tiếp tục năm 2017 nhưng đến 2018
lại giảm điểm bằng với 2016.
Điểm CPI của VN qua các năm
Kể từ 2017, Việt Nam, cùng với Timor-Leste,
Bangladesh, Maldives là các quốc gia vùng châu Á - Thái Bình Dương bị giảm điểm.
Transparency International nói các nước này có các
điểm chung, như thiếu các định chế độc lập, dân chủ có thể kiểm soát và cân bằng
quyền lực.
Xếp hạng châu Á của Transparency International. TRANSPARENCY INTERNATIONAL
Các nước này lại có chính phủ trung ương rắn tay nên
đã cản trở truyền thông tự do, cản trợ sự tham gia của người dân.
Nói về Việt Nam, Transparency International thừa nhận
Việt Nam đã có "tiếp cận mạnh tay nhằm trừng phạt, truy tố các cá nhân
tham nhũng mấy năm qua".
Nhưng điều này không đủ vì, theo Transparency
International, việc mạnh tay trừng phạt chỉ là một phần trong chiến lược chống
tham nhũng "hiệu quả và đầy đủ".
Ngoài ra, tổ chức này cũng nói các định chế dân chủ
yếu ớt và thiếu quyền chính trị "đặt ra nghi ngờ nghiêm túc về sự công bằng
của các vụ bắt giữ và truy tố" ở Việt Nam.
Transparency International còn nói Việt Nam đã dính
líu đến nhiều scandal tham nhũng gần đây liên quan Đan Mạch, Nhật Bản và Hoa Kỳ.
Ví dụ năm 2017, World Bank đã cấm cửa một công ty tư
vấn Đan Mạch vì dính líu hối lộ quan chức Việt Nam.
Trong khi đó, văn phòng Towards Transparency đặt ở
Hà Nội, trực thuộc Transparency International, giải thích: "Điểm số CPI
2018 của Việt Nam được tính dựa trên cơ sở 8 nguồn dữ liệu là những khảo sát quốc
tế độc lập."
"Về mặt thống kê, việc giảm điểm này được xem
là không đáng kể. Tuy nhiên, xét trên thang điểm từ 0 - 100 của CPI, trong đó 0
là rất tham nhũng và 100 là rất trong sạch, tham nhũng trong khu vực công ở Việt
Nam vẫn được cho là rất nghiêm trọng."
Có ý kiến nói công cuộc chống tham nhũng chỉ mới thấy 'phần nổi của tảng
băng chìm'
Chỉ số
cảm nhận tham nhũng (CPI) là gì?
Được Tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency
International - TI) công bố hàng năm kể từ năm 1995, Chỉ số CPI xếp hạng các quốc
gia / vùng lãnh thổ trên cơ sở cảm nhận về tham nhũng trong khu vực công tại
các quốc gia / vùng lãnh thổ đó.
Đây là một chỉ số tổng hợp, kết hợp kết quả của 13
cuộc thăm dò ý kiến và đánh giá tham nhũng do các tổ chức có uy tín thu thập.
CPI là chỉ số về tham nhũng được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới.
Tại sao
CPI dựa trên cảm nhận?
Tham nhũng nói chung thường bao gồm các hoạt động
phi pháp, bị che giấu một cách cố ý và chỉ được đưa ra ánh sáng khi xảy ra các
vụ bê bối, hay qua công tác thanh tra, điều tra và truy tố, xét xử.
Mặc dù các nhà nghiên cứu từ các viện nghiên cứu, xã
hội dân sự và các chính phủ đã đạt được nhiều tiến bộ trong việc đo lường tham
nhũng trong các lĩnh vực cụ thể một cách khách quan, đến nay vẫn chưa có một chỉ
số khách quan nào đo lường mức độ tham nhũng của quốc gia một cách trực tiếp,
toàn diện.
Các nguồn dữ liệu của CPI (bao gồm các khảo sát và
nguồn thông tin) sử dụng các bảng hỏi được thiết kế và chuẩn hoá một cách kĩ lưỡng
để hỏi người trả lời.
CPI hàm chứa các quan điểm có đủ thông tin của các
bên liên quan, thường có mức độ tương đồng cao với các chỉ số khách quan, ví dụ
như trải nghiệm hối lộ của người dân trong Phong vũ biểu Tham nhũng Toàn cầu
(Global Corruption Barometer).
Danh
sách 8 nguồn dữ liệu được sử dụng để tính điểm số CPI 2018 của Việt Nam
1. Chỉ số cải tổ Bertelsmann Stiftung 2017-2018 (BF
TI)
Bertelsmann Stiftung Transformation Index 2017-2018
2. Xếp hạng rủi ro quốc gia 2018 của Cơ quan nghiên
cứu kinh tế toàn cầu (EIU)
Economist Intelligence Unit Country Risk Service
2018
3. Các chỉ số về Điều kiện và Rủi ro Kinh doanh 2017
của Global Insight (GI)
Global Insight Country Risk Ratings 2017
4. Tư vấn Rủi ro Kinh tế và Chính trị 2018 (PERC)
Political and Economic Risk Consultancy Asian
Intelligence 2018
5. Chỉ số Đánh giá Rủi ro Quốc gia 2018 của Tổ chức
Đánh giá Rủi ro Chính trị (PRS)
The PRS Group International Country Risk Guide 2018
6. Khảo sát ý kiến các nhà điều hành doanh nghiệp
2018 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới
(WEF)
World Economic Forum Executive Opinion Survey 2018
7. Chỉ số Nhà nước pháp quyền 2017-2018 của World
Justice Project (WJP)
World Justice Project Rule of Law Index Expert
Survey 2017-2018
8. Bộ chỉ số về dân chủ của Varieties of Democracy
Project 2018 (VDEM)
Varieties of Democracy (V-Dem) 2018
CPI
đo lường các hình thức tham nhũng nào?
Các nguồn dữ liệu của CPI đo lường các khía cạnh của
tham nhũng như dưới đây, sử dụng những câu hỏi cụ thể để thu thập dữ liệu:
· Hối lộ
· Chuyển đổi mục đích sử dụng của các quỹ công
· Mức độ phổ biến của việc các cán bộ nhà nước lợi dụng vị trí để tư lợi
mà
không lo đối mặt với các hậu quả
· Khả năng xảy ra tham nhũng trong chính phủ và khả năng chính phủ thực
thi
các cơ chế liêm chính hiệu quả trong khu vực công
· Các gánh nặng và thủ tục hành chính và quan liêu dẫn tới khả năng tăng
tham nhũng
· Bổ nhiệm theo năng lực hay theo mức độ thân hữu (quan hệ) trong các dịch
vụ dân sự
· Truy tố và xét xử hình sự hiệu quả đối với các cán bộ nhà nước tham
nhũng
· Luật pháp đầy đủ về công khai tài chính và các biện pháp phòng ngừa mâu
thuẫn lợi ích đối với cán bộ nhà nước
· Cơ chế pháp luật để bảo vệ người tố cáo tham nhũng, nhà báo, các điều
tra
viên khi họ tố cáo các trường hợp hối lộ và tham
nhũng
· Nhà nước bị khống chế bởi các nhóm lợi ích nhỏ
· Tiếp cận thông tin về các vấn đề công của xã hội dân sự
CPI
không đo lường các hình thức tham nhũng nào?
Các nguồn dữ liệu của CPI không đo lường các hình thức
tham nhũng dưới đây:
· Cảm nhận hoặc trải nghiệm tham nhũng của người dân
· Gian lận thuế
· Các dòng tài chính phi pháp
· Các đối tượng góp phần vào tham nhũng (luật sư, kế toán viên, các nhà cố
vấn tài chính, v..v..)
· Rửa tiền
· Tham nhũng trong khu vực tư
· Các nền kinh tế và thị trường không chính thức
Nguồn:
Transparency International
No comments:
Post a Comment