Anh Vũ – RFI
Đăng ngày 28-01-2019
Thời
sự quốc tế được các báo Pháp hôm nay quan tâm nhiều là những diễn biến của cuộc
khủng hoảng chính trị tại Venezuela, hiện trong tình trạng chế độ hai tổng thống.
Những người ủng hộ tổng thống tự xưng Juan Guaido biểu tình ở gần một căn
cứ quân sự, Caracas, Venezuela, 27/01/2019. REUTERS/Carlos Garcia Rawlins
Tình hình ở đất nước Nam Mỹ vốn đã kiệt quệ về kinh
tế, chính trị xã hội rối ren từ cả năm qua đang căng thẳng thêm từng ngày.
Trong khi đó ở bên ngoài, các cường quốc cũng tìm kiếm sự hậu thuẫn cho mỗi vị
« tổng thống » của họ.
Nhật báo Le Monde với bài xã luận có tựa đề viết : «
Từ ngày 24 tháng Giêng, Venezuela thức dậy với hai tổng thống…. Một bên là ông
Nicolas Maduro, đương nhiệm tổng thống vừa tái đắc cử hồi tháng 05/2018, trong
một cuộc bầu cử bị đối lập phản đối và một bộ phận cộng đồng quốc tế không công
nhận tính chính đáng. Bên kia là một lãnh tụ đối lập mới 36 tuổi, Juan Guaido,
chủ tịch Quốc Hội, hôm 23/01, đã tự tuyên bố làm tổng thống lâm thời. Vài tháng
trước, Juan Guaido vẫn còn là nhân vật không mấy ai biết đến, nhưng khi tự xưng
là tổng thống tạm quyền Venezuela, lãnh đạo đối lập trẻ tuổi này ngay lập tức
được Hoa Kỳ, Canada và nhiều nước Nam Mỹ công nhận.
Le Monde nhận xét : « Cho dù việc dân biểu trẻ tuổi
tự xưng tổng thống đã làm dấy lên một vài hy vọng ở Caracas, nhưng nhiều người
vẫn không mấy tin vào chế độ hiện tại bị lật đổ. Ít ra là ngay tức thì… »
Theo le Monde , « kể cả ông Maduro hành xử như một kẻ
độc tài, duy trì quyền lực bằng vũ lực, nhưng người ta không thể dùng đảo chính
này để đáp trả đảo chính khác. Cộng đồng quốc tế cần áp đặt bầu cử tự do cho đất
nước đang bị xé nát và hấp hối này tìm được con đường dân chủ, có được một vị tổng
thống có tính chính danh không thể chối cãi ».
Venezuela
: Chia rẽ tranh giành từ bên ngoài
Nhật báo Le Figaro nhìn sự kiện Venezuela trên bình
diện quốc tế. Xã luận của Le Figaro nhận thấy : « Giờ đây, dường như không gì có thể ngăn cản được cuộc đấu tranh vì tự
do của người dân Venezuela. Đối mặt với một chế độ tham nhũng đẩy đất nước vào
đổ nát, sau nhiều năm chia rẽ cuối cùng đối lập đã tập hợp thành công để ủng hộ
một người, vị lãnh đạo Quốc Hội trẻ Juan Guaido. »
Nhưng số phận đất nước Venezuela phụ thuộc một ván
bài khác, vượt ra ngoài khát vọng của nhân dân. Đó là ván bài của một thế giới
bị chia thành hai khối. Không phải cuộc đối đầu giữa những nền dân chủ phương
Tây với chế độ Cộng Sản như thời chiến tranh lạnh mà đó là « sự rạn vỡ giữa mô hình tự do và các chế độ
toàn trị, dưới sự lãnh đạo của những nhân vật quyền uy. Nicolas Maduro, người kế
vị, Hugo Chavez, cha đẻ của cuộc cách mạng Bolivar, đứng về phía Nga, Trung Quốc,
Cuba, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ và Syria. Lãnh đạo cái « câu lạc bộ » đó, Matxcơva và Bắc
Kinh cùng chia sẻ những lợi ích về tư tưởng và địa chiến lược : Xuất khẩu mô
hình lãnh đạo toàn trị của họ và vơ vét nguồn tài nguyên thiên nhiên của đất nước
này. »
Le Figaro kết luận : « Ở Venezuela, trật tự thế giới của ngày mai sẽ hình thành. Thế giới tự
do không thể khuất phục ».
Hoa Kỳ
đã chuẩn bị cho cuộc chơi Venezuela
Những diễn biến tình hình trong vài ngày gần đây cho
thấy lãnh tụ đối lập Venezuela đang có cơ thắng thế. Các báo Pháp đều có chung
một nhận định là đến giờ không còn ai nghi ngờ vị dân biểu trẻ tuổi này dám làm
mạnh là có sự đồng tình của Mỹ. Le Figaro khẳng định qua hàng tựa : « Trump đã lên kế hoạch ván cờ với Maduro ».
Le Figaro quan sát thấy : « Trái hẳn với kiểu ngẫu hứng đôi khi vẫn thấy trong các quyết định, lần
này chính quyền Trump cố đọ sức với Nicolas Maduro như chơi một ván cờ, bằng việc
chuẩn bị trước các nước đi. Dù chú ngựa non Juan Guaido của họ vẫn còn chưa thắng
cuộc, Washington nhận thấy sự thận trọng là có ích ».
Theo Le Figaro : «
Giữa tháng 12, bằng con đường bí mật qua Colombia và Brazil, Juan Guaido đã đến
Washington kín đáo gặp John Bolton, cố vấn An ninh Nhà Trắng. Sau một cuộc họp
tại Nhà Trắng , ông ta đã nhận được điện thoại của phó tổng thống Mỹ Mike Pence
khẳng định với ông rằng Hoa Kỳ sẽ là nước đầu tiên công nhận nếu ông tự tuyên bố
làm tổng thống ngay ngày mai. Kế hoạch để ủng hộ ông Guaido như vậy đã sẵn sàng
».
Giờ đây người ta đã thấy, vẫn theo le Figaro, « để huy động cộng đồng quốc tế, hôm thứ Bảy
ngoại trưởng Pompeo tới New York, trong suốt 6 giờ ở Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp
Quốc đối mặt với Nga và Trung Quốc, hai nước vẫn đứng về phía Maduro. Trong bầu
không khí như chiến tranh lạnh, ông Pompeo lên án chế độ Maduro là « Nhà nước
mafia phi pháp » và kêu gọi « mỗi quốc gia hãy chọn phe cho mình : hoặc các vị ủng
hộ lực lượng tự do, hoặc các vị đồng lõa với Maduro và sự hỗn loạn ông ta gây
ra ».
Ngoại trưởng Mỹ trước đó đã chỉ định Elliot Abrams
làm đặc phái viên theo dõi « tiến trình dân chủ ở Venezuela ». Ông này là quan
chức cũ dưới chính quyền Bush và Reagan, từng được giao nhiệm vụ giám sát « các
nỗ lực của Mỹ để tái lập dân chủ » ở nước Cộng hòa Hồi giáo Iran. Vụ bê bối
Iran-Contra đã làm ông bị kết án nhưng sau đó đã được ân xá.
Để tăng áp lực, Hoa Kỳ đã bắt đầu tiến hành chuyển
tiền của Venezuela cho vị « tân tổng thống », trong đó có thu nhập của Citgo, một
chi nhánh của công ty dầu mỏ quốc gia Venezuela PDVSA, đóng trụ sở tại Houston
(Texas). Le Figaro trích dẫn dân biểu đảng Cộng Hòa của Florida, Mario
Diaz-Balant tỏ ra vui mừng tuyên bố : « Điều mà các vị đang chứng kiến đó là một
lần nữa dân chủ lại tiến bước. Một phần lớn của việc đó là nhờ sự lãnh đạo của
Hoa Kỳ »,.
Nga cố
hết sức bảo vệ chế độ Nicolas Maduro
Trong khi đó ở bên phe ủng hộ Maduro, « Nga lo sợ
thay đổi chế độ (Maduro) », như tựa một bài bài báo khác trên Le Figaro. Bài
báo ghi nhận: «Từ đầu cuộc khủng hoảng hôm 21 tháng Giêng, Matxcơva dồn tất cả
sức vào cuộc đấu nhằm ngăn cản mưu đồ « đảo chính tại Caracas » do Washington đỡ
đầu… »
Cùng với đồng minh Trung Quốc, chính quyền Nga đã cố
gắng làm thất bại cuộc tranh luận tại Hội Đồng Bảo AnLiên Hiệp Quốc hôm thứ Bẩy
vừa qua. Nga lên án sự can thiệp của các nước phương Tây vào công việc nội bộ của
Venezuela. Trong khi đó, Le Figaro dẫn nguồn của Reuters cho hay đã có ít nhất hàng chục lính
đánh thuê thuộc nhóm Wagner, một tổ chức có quan hệ mật thiết với bộ Quốc Phòng
Nga, dường như đã tới Caracas qua ngả La Habana để bảo vệ cho tổng thống
Maduro.
Tờ báo nhắc lại, Venezuela được coi như là một đồng
minh chiến lược duy nhất trong vùng của Matxcơva, giúp Nga ngăn chặn ảnh hưởng
của Washington trong khu vực Nam Mỹ. Hugo Chavez trong bảy năm cầm quyền đã 8 lần
tới Matxcơva cũng như Nicolas Maduro đều là những vị khách quý của tổng thống
Vladimir Putin. Sự ủng hộ của Nga với chế độ Maduro càng được gia tăng khi đất
nước này lâm vào khủng hoảng kinh tế trầm trọng. Theo le Figaro, từ năm 2006, Nga đã cho
Venezuela vay không dưới 17 tỷ đô la. Tháng 12 vừa qua, trong chuyến
thăm Matxcơva, ông Maduro hoan hỉ thông báo được Nga đầu tư bổ sung 6 tỷ đô la
vào các dự án khai thác dầu.
Ngoài ra, Nga
đã trở thành nhà cung cấp độc quyền vũ khí cho chế độ Venezuela kể từ khi Mỹ
rút ra. Năm 2001, Matxcơva đã ký với Hugo Chavez một thỏa
thuận hợp tác quân sự song phương, trong đó có việc cung cấp hầu như toàn bộ
các loại trang thiết bị, khí tài quân sự cho Venezuela, từ chiến đấu cơ Sukhoi
hiện đại, tên lửa, xe bọc thép cho đến cả những súng bộ binh. Le Figaro còn cho
biết, gần đây nhiều thông tin nói Nga đang xây dựng một căn cứ quân sự tại nước
này. Thông tin này sau đó đã bị đại sứ Nga ở Caracas bác bỏ. Mặc dù vậy người
ta vẫn có thể mường tượng được Nga sẽ mất nhiều nếu chế độ hiện nay ở Caracas
thay đổi.
Diễn
đàn Davos : Hơn cả thất bại là thất vọng
Chuyển qua một sự kiện quốc tế khác . Diễn đàn Kinh
tế Thế giới Davos vừa khép lại trong sự thờ ơ và lạnh nhạt của các cường quốc
kinh tế thế giới cũng như dư luận. Nhật báo Kinh tế Les Echos có bài phóng sự
dài với tiêu đề : « Davos, diễn đàn của một thế giới bị xé nát ». Bài phóng sự
điều tra dài của tờ báo khẳng định : Cuộc gặp thượng đỉnh Davos hàng năm được
khởi xướng từ gần 50 năm nay, với lý tưởng trở thành một diễn đàn cho một thế
giới mở, cùng nhau chia sẻ những giá trị dân chủ. Thế nhưng diễn đàn Davos lần
thứ 49 vừa khép lại này đã cho thấy điều ngược lại cùng sự vắng mặt của Hoa Kỳ
và nhiều nguyên thủ các nước lớn khác. Nhiều công trình sự nghiệp mang quy mô
thế giới bị đẩy xuống hàng thứ yếu nhường chỗ cho việc bảo vệ lợi ích của các
quốc gia cá thể.
No comments:
Post a Comment