Thanh Hà - RFI
Thứ Ba, ngày 29 tháng 1 năm 2019
Kinh
tế bị hụt hơi là vết rạn nứt đe dọa « Giấc mơ Trung Hoa » mà ông Tập Cận Bình đề
xuất với tham vọng áp đặt những chuẩn mực của Bắc Kinh với thế giới. Trên đây
là nhận định của bà Sophie Boisseau du Rocher, chuyên gia về Đông Nam Á thuộc
Viện Quan Hệ Quốc Tế Pháp IFRI, đồng tác giả cuốn La Chine e(s)t Le
Monde, NXB Odile Jacob.
RFI tiếng Việt đã nhờ bà Boisseau du Rocher phân
tích về hậu quả của hiện tượng tăng trưởng Trung Quốc tệ nhất từ 30 năm nay, Bắc
Kinh sẽ phải điều chỉnh chính sách kinh tế theo hướng nào để cứu vãn tình thế ?
Bước kế tiếp trong cuộc đọ sức kinh tế Mỹ-Trung sẽ ra sao?
Trung Quốc hiện nay tạo ra đến gần 30 % tổng sản lượng
toàn cầu, trở thành một trong bốn cột trụ kinh tế thế giới.Cho nên bây giờ báo
chí bây giờ dùng hình ảnh « kinh tế Trung Quốc hắt hơi, thế giới cảm lạnh
», vốn chỉ được chỉ để nói về vị thế của Hoa Kỳ xưa kia. Tin GDP của Trung
Quốc cho cả năm 2018 chỉ tăng 6,6 %, tỷ lệ thấp nhất từ năm 1990, là một xin xấu
mà giới chuyên gia đã báo trước từ lâu.
Lộ dần
vết nứt kinh tế
Tại Trung Quốc, các doanh nghiệp trông thấy các nguồn
vốn đầu tư cạn dần. Theo thẩm định của cơ quan tư vấn Anh, Preqin – trụ sở tại
Luân Đôn, đầu tư vào Trung Quốc trong quý tư 2018 đã giảm 13 % so với cùng kỳ
năm trước. Xuất khẩu giảm sụt, một phần do tác động trực tiếp của cuộc chiến
thương mại với Mỹ, khiến nhiều hãng xưởng phải đóng cửa, một số khác khuyến
khích nhân viên nghỉ phép dài ngày trước mùa Tết Nguyên Đán.
Thống kê của nhà nước vẫn thông báo tỷ lệ thất nghiệp
ổn định ở mức 4,9 %, dù vậy theo Đại Học Nhân Dân và trang mạng tìm kiếm việc
làm Zhaopin.com, chỉ riêng trong lĩnh vực công nghệ, nhu cầu tuyển dụng lao động
giảm 51 % trong quý ba năm ngoái và đã giảm tiếp thêm 20 % trong quý tư 2018.
Hai dấu hiệu khác cho phép kết luận kinh tế Trung Quốc
bị chựng lại : chỉ số tiêu thụ về điện lực tại công xưởng của thế giới này giảm
sụt, và khối dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc trong năm 2018 cũng đã bị mất hơn
67 tỷ đô la.
Trả lời RFI Việt ngữ nhân dịp cho ra mắt tác phẩm La
Chine e(s)t Le Monde, - Trung Quốc là (và ) Thế Giới, Sophie Boisseau du
Rocher cho biết bà không ngạc nhiên về những chỉ số kém tươi sáng này và nhấn mạnh
đó chỉ là phần nổi của tảng băng :
Sophie
Boisseau du Rocher : « Có thể nói là hiện tượng
kinh tế Trung Quốc tăng chậm lại đã được báo trước, bởi vì ngay từ cuộc họp hồi
tháng 10/2018, Bộ Chính Trị đã nói đến khuynh hướng sụt giảm qua một số những dấu
hiệu báo động. Thế rồi trong những tuần lễ gần đây, những dấu hiệu báo động đó
càng thêm rõ nét. Một số kinh tế gia thậm chí còn cho rằng thời kỳ tăng trưởng
vàng son của Trung Quốc trải dài trong 30 năm đã đi qua. Những tín hiệu cho thấy
kinh tế Trung Quốc đang bị khựng lại gồm có: đà sụt giảm trên các sàn chứng
khoán, số doanh nghiệp bị phá sản tăng nhanh, nhiều công ty và cả các hộ gia
đình mất khả năng thanh toán, chỉ số tiêu thụ giảm mạnh. Rõ rệt nhất là thị trường
xe hơi Trung Quốc : lần đầu tiên từ 20 năm qua, số người mua xe giảm so với
2017.
Tuy nhiên, đó chỉ là những dấu hiệu nhất thời, và
bên cạnh những tín hiệu đó thì, như đã biết, về cơ bản, kinh tế của Trung Quốc
đang đương đầu với hai vấn đề : thứ nhất là nợ chồng chất, tương đương với 250
% với tổng sản phẩm nội địa, và tỷ lệ này đã tăng rất nhanh trong ba năm trở lại
đây. Vấn đề thứ hai là thặng dư thương mại của Trung Quốc ngày càng bị thu hẹp
lại. Trung Quốc vẫn trong thế xuất siêu, nhưng năm ngoái, thặng dư thương mại
giảm 31 % so với năm 2017 ».
Dùng
kinh tế để mưu cầu ổn định xã hội
Câu hỏi đặt ra là đà chựng lại của cỗ xe kinh tế đồ
sộ này có nguy cơ kéo dài hay không và Bắc Kinh phải làm gì để tránh hiện tượng
đổ dàn ? Trong cuốn sách Trung Quốc là ( và ) Thế Giới mà
Sophie Boisseau du Rocher đã biên soạn cùng với nhà nghiên cứu Emmanuel Dubois
de Prisque, thuộc Viện Thomas More – Paris, hai đồng tác giả cùng cho rằng, Đặng
Tiểu Bình xưa kia và nhiều đời lãnh đạo Trung Quốc kế tiếp cho đến Tập Cận Bình
ngày nay đều chạy theo tăng trưởng để đổi lấy ổn định xã hội và củng cố vai trò
của Đảng. Bắc Kinh đã liên tục cố giữ để đầu máy tăng trưởng đó luôn hoạt động
tốt.
Lần này, không chậm trễ, chính quyền trung ương đã
thông báo một loạt các biện pháp tiếp sức cho tiêu thụ và đầu tư, từ quyết định
hạ thuế trị giá gia tăng đến việc mở van tín dụng cho các doanh nghiệp và tư
nhân. Cùng lúc, Bắc Kinh đã khuyến khích các chính quyền địa phương mạnh dạn
tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng. Hậu quả kèm theo là nợ của Trung Quốc lại
càng tăng. Sophie Boisseau du Rocher nêu lên một số rủi ro từ hiện tượng tăng
trưởng của Trung Quốc đang mất đà :
Sophie
Boisseau du Rocher :« Đối với bản thân Trung
Quốc, thống kê gần đây bắt buộc nước này phải có cái nhìn thực tế hơn là bức
tranh do ông Tập Cận Bình phác họa ra. Bắc Kinh nói đến một tỷ lệ tăng trưởng
trên 6,5 %, trong lúc nhiều người cho rằng tăng trưởng thực sự của nền kinh tế
thứ hai toàn cầu này dao động từ 1,6 % đến 4 %. Tới nay, chính quyền trung ương
luôn xem thịnh vượng kinh tế là một công cụ để duy trì ổn định chính trị và xã
hội, để bảo vệ sự tồn tại của Đảng Cộng Sản. Một nền kinh tế bị hụt hơi có thể
là cơ hội để một số người lên tiếng chỉ trích những quyết định của trung ương.
Cũng có thể rằng những tiếng nói chống đối sẽ mạnh mẽ hơn. Hiện nay ở Bắc Kinh,
nhiều người gián tiếp chỉ trích Tập Cận Bình bằng cách đề cao và ca tụng chính
sách của ông Đặng Tiểu Bình xưa kia.
Thế còn đối với phần còn lại của thế giới, tác động
đầu tiên là đối với các nền kinh tế Đông Nam Á, vốn lệ thuộc nhiều vào xuất nhập
khẩu với Trung Quốc. Ở một mức độ nhẹ hơn một chút là Nhật Bản và Hàn Quốc và
chỉ ở bước kế tiếp các nền kinh tế phương Tây mới cảm nhận thấy sóng ngầm từ
Trung Quốc phát đi. Bởi cho tới nay, kinh tế Trung Quốc bị chựng lại do những
khó khăn nội bộ của nước này. Cuộc đọ sức thương mại với Mỹ dù đã kéo dài từ cả
năm nay, nhưng theo tôi chưa thực sự tác động tới đà tăng trưởng của Trung Quốc.
Tuy nhiên, nếu như từ này đếu cuối tháng 2, Bắc Kinh và Washington không giải
quyết được tranh chấp trên hồ sơ này, kinh tế của Trung Quốc sẽ thực sự thấm
đòn ».
Hồi kế
tiếp trong cuộc đọ sức với Mỹ
Nhưng ai cũng biết, cuộc đọ sức Mỹ - Trung khai mào
từ mùa xuân năm ngoái không chỉ giới hạn trên vế thương mại hay quanh quẩn ở mức
vài trăm tỷ đô la nhập siêu của Bắc Kinh với bạn hàng Washington. Hai cường quốc
kinh tế hàng đầu thế giới này đang lao vào một cuộc chạy đua để áp đặt luật
chơi với phần còn lại của thế giới. Ở Hoa Kỳ, Donald Trump được bầu lên với khẩu
hiểu « Make America Great Again », còn ở bên trời Á, thì ông Tập
Cận Bình muốn làm mê hoặc thiên hạn với « Giấc Mơ Trung Hoa ».
Trong phần mở đầu cuốn La Chine e(s)t Le
Monde, Sophie Boisseau du Rocher và Emmanuel Dubois de Prisque viết : từ một
quốc gia nắm bắt lấy tiến trình toàn cầu hóa để phát triển, Trung Quốc đã lặng
lẽ và từng bước hội nhập với thế giới để giờ đây trở thành tâm điểm của sân khấu
quốc tế, từng bước áp đặt những chuẩn mực cho một nền kinh tế toàn cầu hóa theo
kiểu của Bắc Kinh.
Vậy liệu rằng, những khó khăn kinh tế hiện nay có là
trở ngại đầu tiên thách thức tham vọng đưa Trung Quốc trở lại vị trí trung tâm
của thế giới hay không ? Sophie Boisseau du Rocher phân tích về bài toán nan giải
đặt ra cho ông Tập Cận Bình
Sophie
Boisseau du Rocher :« Chúng ta đang
trông thấy những giới hạn của phương pháp Tập Cận Bình. Ông này đặt quyền lợi của
Đảng lên trên hết, đồng thời vừa khai thác, vừa đề cao tinh thần dân tộc chủ
nghĩa để biện minh cho những quyết định của mình, đặc biệt là vào năm 2021,
Trung Quốc sẽ kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Đảng Cộng Sản ; 2049 đến lượt lễ kỷ
niệm 100 năm cách mạng thành công.
Theo quan điểm của chúng tôi, Tập Cận Bình có tham vọng
xuất khẩu « Giấc mơ Trung Hoa », đem lại hào quang cho đất nước rộng lớn này với
toàn thế giới. Nhưng giấc mộng đó có thể bị sụp đổ từ bên trong, một khi kinh tế
bị suy yếu. Câu hỏi đặt ra là liệu Bắc Kinh có nhượng bộ với phía « bên ngoài
», chủ yếu là với Mỹ, để bảo vệ ổn định về kinh tế và xã hội trong nội tình đất
nước hay không ? Tập Cận Bình đang nắm giữ tất cả các lá bài trong tay. Vấn đề
thứ hai đặt ra là liệu phương Tây có hưởng lợi được hay không vào thời điểm mà
Bắc Kinh đang bị lấn cấn vì kinh tế, vì lo ngại bất ổn trong xã hội… Nhưng nói
đi thì phải nói lại, công luận Trung Quốc từ quá lâu nay đã bị nhiễm chính sách
tuyên truyền và thường đi theo đường lối của Đảng. Những khó khăn kinh tế hiện
tại, liệu có là mầm mống cho một cuộc nổi dậy hay không ? Trước mắt, chưa có dấu
hiệu nào báo trước điều đó. Không chắc là dân Trung Quốc nhân cơ hội này nói
lên tiếng nói của mình. Dù vậy, lịch sử cho thấy, mọi chuyện đều có thể đổi
thay ! »
No comments:
Post a Comment