Saturday, January 26, 2019

NHẬT BẢN NÊN ỦNG HỘ CÁC NHÀ HOẠT ĐỘNG NHÂN QUYỀN VIỆT NAM (Teppei Kasai - Alja Zeera)




Diên Vỹ dịch
27/1/2019

Trong lần Thủ tướng Shinzo Abe và cố chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang gặp nhau vào tháng 5 năm 2018, Abe đã không đề cập quyền con người.


Những nhà bất đồng chính kiến bị theo dõi, quấy rối rồi thậm chí là bị đánh đập, hay cả những cuộc biểu tình ôn hoà bị đàn áp và sau đó là những cuộc bắt nguội, giam cầm cũng như các bản án dành cho những người tham gia biểu tình. Những án oan, án sai mà tiếng kêu của thân nhân người thụ án rơi vào im lặng cả hàng chục năm. Những người dân bị mất đất phải sống lăn lóc và đi kêu oan tận trung ương vẫn không được giải quyết. Những hình ảnh đó có lẽ không phải ai cũng nhận ra đằng sau những hình ảnh hào nhoáng.

Việt Nam vốn được biết đến như một đất nước hiền hoà, yên bình, người dân thân thiện, môi trường chính trị ổn định, kinh tế phát triển từng ngày, với những du khách đến Việt Nam để hưởng thụ các món ăn ngon với giá cả phải chăng và và khung cảnh đẹp thì những điều kể trên có thể sẽ làm họ ngạc nhiên. Không phải ai chỉ trong một thời gian du lịch vài ba tuần từ Nam ra Bắc có thể nhận ra được một sự thật khác, chua chát, đó là “gần 100 triệu dân đã bị cướp đi các quyền tự do cơ bản: tự do biểu lộ, tự do hội họp, tự do tôn giáo, tự do lập hội. Điều này xảy ra vì trong nhiều thập kỷ qua, Đảng cộng sản cầm quyền điều hành một quốc gia độc đảng không bị kiểm soát.”

Công cụ gần nhất được nhà cầm quyền sử dụng là Luật An ninh Mạng. Luật này yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ internet như Google và Facebook phải lưu trữ dữ liệu người dùng tại Việt Nam, “xác minh” thông tin và tiết lộ thông tin người dùng mà không cần phải có lệnh của toà án. Việc này giúp cho chính phủ và công an được quyền truy cập dữ liệu người dùng nhằm dễ dàng kiểm soát những tiếng nói trái chiều.

Chỉ vài ngày ngay sau khi Luật An ninh Mạng có hiệu lực, nhà cầm quyền Việt Nam đã cáo buộc Facebook vi phạm luật khi dung túng những thông tin mang tính bôi nhọ, nói xấu các cá nhân lãnh đạo đảng và nhà nước, không hợp tác ngay với nhà cầm quyền Việt Nam khi được yêu cầu xoá các thông tin theo yêu cầu trong 48 giờ, thêm vào đó là đã không đóng thuế cho ngân sách Việt Nam. 

Teppei Kasai, một nhân viên chương trình của Tổ chức Quan sat Nhân quyền ở Tokyo, Nhật Bản nhận định rằng Luật An ninh Mạng là bước tiếp theo của việc leo thang vô tận trong chiến dịch chống lại các nhà hoạt động của chính phủ. Ít nhất 63 nhà hoạt động và blogger đã bị bắt trong năm 2017 và 2018 vì các bài viết chỉ trích chính phủ hoặc vận động cho nhân quyền và dân chủ. Tòa án đã kết án ít nhất 15 blogger và các nhà hoạt động trong năm 2017. Trong năm 2018 số người bị bắt và kết án tăng lên gấp 3 lần, với 42 bản án, nhiều người bị kết án trên 10 năm tù. Trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, nhà hoạt động môi trường Lê Đình Lương, vào tháng 8 đã bị kết án 20 năm tù. Ít nhất 130 tù nhân chính trị vẫn bị giam giữ vào đầu năm 2019.”

Bất chấp sự đàn áp có hệ thống này, chính phủ Nhật Bản nhắm mắt làm ngơ. Các nhà hoạt động nhân quyền Việt Nam đã nói với chúng tôi về cú sốc và thất vọng của họ khi chính phủ Nhật Bản dường như chỉ quan tâm đến mối quan hệ của họ với chính phủ Việt Nam chứ không phải với người dân Việt Nam.

Đầu tháng này, Bộ trưởng Ngoại giao Toshiko Abe đã đến thăm Việt Nam và gặp gỡ các đối tác cấp cao. Abe chúc mừng "mối quan hệ song phương giữa Nhật Bản và Việt Nam ngày càng sâu sắc kể từ khi kỷ niệm 45 năm quan hệ ngoại giao vào năm ngoái,” tuy nhiên trong chuyến công du đến quốc gia độc đảng này, bà đã không đề cập đến quyền con người và không kêu gọi trả tự do cho tù nhân chính trị.

Trong lần Thủ tướng Shinzo Abe và cố chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang gặp nhau vào tháng 5 năm 2018, Abe đã không đề cập quyền con người. Khi ông Abe gặp Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc năm tháng sau đó, họ cũng đề cập đến quan hệ đối tác kinh tế nhiều hơn nhưng không đề cập đến sự đàn áp của chính phủ Việt Nam đối với người dân Việt Nam.

Trong lần Thủ tướng Shinzo Abe và cố chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang gặp nhau vào tháng 5 năm 2018, Abe đã không đề cập quyền con người.

Chính phủ Nhật Bản lo ngại những chỉ trích về các vấn đề nhân quyền của Việt Nam sẽ đẩy Việt Nam đến gần Trung Quốc hơn. Nhưng trong khi Trung Quốc và Việt Nam là những nước láng giềng gần gũi và do đảng cộng sản lãnh đạo, mối quan hệ của Việt Nam với Trung Quốc cũng bị ảnh hưởng do lịch sử chiến tranh và sự cạnh tranh lâu dài dẫn đến sự nghi ngờ và chống lại sự ảnh hưởng của Trung Quốc ngày càng tăng. Tokyo nên nhận ra rằng các nhà lãnh đạo Việt Nam cần phải cân bằng mối quan hệ của họ với Trung Quốc với các mối quan hệ mạnh mẽ không kém với các nhà tài trợ. Nhật Bản là nhà tài trợ song phương lớn nhất của Việt Nam và là thị trường xuất khẩu lớn, khiến nước có vị thế độc đáo để có thể gây áp lực buộc chính phủ Việt Nam phải tiến hành cải cách và tôn trọng nhân quyền.

Việc không đặt nhân quyền ngang bằng với thương mại và viện trợ là một sự duy trì lố bịch “chính sách ngoại giao giá trị tự do” của Nhật Bản, điều này cũng góp phần vào việc đồng thuận nhân quyền trong việc tiếp cận các nước như Campuchia và Myanmar.

Là một trong những nền dân chủ tự do hàng đầu trên thế giới, Nhật Bản phải đề cập đến nhân quyền trong các cuộc thảo luận với chính phủ Việt Nam. Điều này không chỉ gửi một thông điệp khích lệ tới các nhà hoạt động nhân quyền dũng cảm của Việt Nam, mà tiếng nói của Nhật Bản còn có khả năng tạo thêm không gian để người dân Việt Nam được hưởng một số quyền tự do dân sự tương tự mà nhiều người dân Nhật Bản cho là điều hiển nhiên.

------------------

Nguồn :
25 Jan 2019






No comments: