29/01/2019
Trước năm 1975, gia đình tôi ăn Tết như thế nào thì
tôi không rõ. Tôi còn quá nhỏ để nhớ. Nhưng truyền thống ăn Tết của gia đình
tôi sau năm 1975 có những khác biệt, và có thể được tóm gọn như sau.
Đầu tiên là mọi người được ba mẹ gửi đến các thợ may
trước Tết vài tuần để may bộ độ mới. Thường là may rộng hơn kích thước đo đạc để
có thể còn mặt vừa trong năm. Chúng tôi cũng được gửi đến thợ giày, nếu đôi
giày năm cũ không còn dùng được nữa. Trước Giao thừa hai tuần, tất cả mọi thành
viên trong nhà đều tham gia dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, chà sạch những nơi còn dơ
bẩn, rong reo, và mỗi người, nhỏ đến lớn, đều có vai trò và bổn phận của mình,
tùy theo khả năng của từng người lúc đó. Đối với ba tôi, đối xử bình đẳng, nhất
là không phân biệt nam nữ, là một trong các nguyên tắc quan trọng nhất của ông.
Đêm Giao thừa và mồng Một Tết là quan trọng nhất của
gia đình tôi.
Tôi còn nhớ hồi còn bé, tôi cứ ao ước được ba mẹ cho
thức khuya để đón Giao thừa, nhưng ba tôi lúc nào cũng bắt đi ngủ sớm. Nằm trên
giường mà cứ ấm ức xen lẫn thao thức rộn ràng. Lớn hơn chút, tôi kiếm cách làm
cho mình hữu dụng để ba tôi cho phép được thức khuya. Trước hết là học thuộc
lòng một bộ kinh Phật. Ba tôi treo giải thưởng cho mười anh em trong nhà ai học
thuộc lòng bộ kinh. Tôi còn nhớ lúc đó chỉ sáu bảy tuổi, nhỏ nhất, mà phải thi
đấu với các anh chị còn lại. Cũng may không phải tất cả đều tham gia, nên cơ hội
thắng của tôi cao hơn (Tôi tưởng mình hay lúc đó nhưng sau này lớn lên tôi mới
biết được lý do vì sao tôi thắng tương đối dễ dàng!). Tôi lại trở thành người đọc
kinh cầu nguyện cho cả gia đình trong các dịp lễ, kể cả Tết Nguyên Đán, kể từ
đó. Ngoài ra, tôi xin phép ba tôi cho tôi được đi thắp hương khắp nhà với ông,
kể cả những nơi tối tăm nhất trong ngôi nhà lớn mà lúc bé rất sợ vì người lớn
thường hay nhát ma trẻ con. Một hai năm về sau, tôi tự làm một mình vì ba tôi
không thấy cần phải hướng dẫn nữa. Cầm hương trong tay, tôi đi thắp chung quanh
nhà mà vẫn thấy bình an trong lòng. Qua các câu chuyện ba tôi kể lúc nhỏ, nhất
là trí tưởng tượng về ma quỷ chứ ông chưa hề thấy, và qua chính sự trãi nghiệm
của mình, tôi chinh phục được nỗi sợ hãi ma quỷ và các thứ khác từ đó.
Sau Giao thừa thì gia đình tôi cũng có năm đốt pháo,
lúc đó thì chưa bị cấm. Nói về đốt pháo thì ba tôi không chủ trương khoe
khoang, nhất là dưới chế độ cộng sản. Có năm gia đình tôi đốt pháo, phong pháo
chỉ dài một hai mét, nhưng có năm không đốt. Vào thời đó, đốt pháo càng dài
càng được nhìn nhận về sự giàu có hay sự hào phóng. Nhưng ba tôi cho rằng đốt
pháo, nhất là đốt pháo càng nhiều, càng thu hút sự chú ý và soi mói của chế độ.
(Đã từng hoạt động với Việt Minh trong thời kháng chiến chống Pháp, như bao
nhiêu người Việt khác, ông rất rành về họ. Sau một thời gian ngắn ông bỏ về
thành phố và tham gia Việt Nam Quốc Dân Đảng. Vì thế mà sau này ông đã bị “học
tập cải tạo” dù chỉ thuần túy làm việc trong ngành giáo dục. Dù rành chế độ cộng
sản bao nhiêu đi nữa, ba tôi vẫn không lường được những hậu quả đến với ông sau
ngày 30 tháng Tư. Phần lớn tài sản của ông bị chế độ tịch thu, kể cả các căn
nhà mà ông dự trù cho mỗi chúng tôi mỗi căn để lập gia đình về sau.)
Sáng sớm mồng Một, tất cả mười người con mặt đồ mới,
tươm tất, đứng xếp hàng để chúc Tết ba mẹ và để được ba mẹ lì xì. Anh đầu tôi rồi
lần lược tất cả chúng tôi chúc Tết. Tôi còn nhớ có những lúc ba má tôi giận
nhau, nhưng vào ngày xuân năm mới chúng tôi làm đủ mọi cách để ba má bỏ qua,
hôn nhau rồi làm hòa. Trong những khoảnh khắc đầu năm như thế, nước mắt xen lẫn
những nụ cười như pháo nổ trong chúng tôi vì thấy ba mẹ hòa thuận lại.
Sau đó cả gia đình đi bộ đến ngôi chùa gần nhà để
hái lộc và cúng dường. Về lại nhà, chúng tôi ăn bữa ăn gia đình đầu tiên trong
năm, với các món ăn đặc sắc mà cả năm trời chờ đợi. Thế nhưng miếng ăn lúc đó
chẳng còn quan trọng. Cái không khí nhộn nhịp của Tết lấn át mọi khẩu vị ẩm thực
của tôi vào lúc đó.
Ba tôi cấm tất cả anh chị em tôi chơi cờ bạc. Đối với
ông, cờ bạc, rượu chè, thuốc lá, văng tục v.v… đều rất tai hại và bằng mọi giá
phải tránh. Ông luôn nêu cao các giá trị về học hành, chăm chỉ, cố gắng v.v...
“Biển học vô bờ”, ông bảo. Điều duy nhất mà ông dặn đi dặn lại chúng tôi trong
các lần đi vượt biên là “qua đó cố gắng học nhe các con, học là tương lai, là tất
cả”. Có thể nói sự khao khát tri thức của ông cũng chính là của tôi về sau này.
Trở lại chuyện cờ bạc, tuy cấm nhưng ông vẫn biết rằng khó mà cấm tuyệt đối
trong những ngày Tết. Do đó ông đặt ra các nguyên tắc như là chỉ được chơi
trong ba ngày Tết, chơi một cách lành mạnh, không đam mê, và ông khuyến khích
anh chị em chúng tôi chơi với nhau trong nhà, mặc dầu ông không cấm cản chúng tôi
chơi ở bên ngoài trong ba ngày Tết. Ông mở sòng bài trong nhà để “thử thời vận”
với nhau, chơi bài 21 với cả nhà hoặc sì tẩy với các anh chị lớn. Ông cầm cái
cho bài 21, và hầu như lúc nào cũng may mắn, nên cứ ăn tiền của chúng tôi. Anh
chị em chúng tôi cũng trổ máu “ăn gian”, đổi bài nhau khi có thể. Những lúc ông
được 21, hay xì lát (con xì con mười), hay ngồi bàn (hai con xì), thì ông nặn
bài thật lâu, làm cho chúng tôi hồi họp muốn đứng thở. Ông giả bộ không để ý để
chúng tôi đổi bài thỏa mái, nhưng liền sau đó hỏi ai có 21, xì lát hay ngồi bàn
không, rồi gom hết tiền đặt của chúng tôi. Không phải mọi lần đều như thế, nên
có khi ông gom hết tiền rồi sau đó trả lại và trả bù cho chúng tôi. Đứng tim. Cả
nhà được dịp ăn mừng chiến thắng và cười như pháo nổ.
Những kỷ niệm này vẫn còn ở trong tôi sau bao nhiêu
năm xa cách Việt Nam.
Gia đình tôi bây giờ không còn ai ở Việt Nam cả. Hơn
một phần tư thế kỷ, tôi chưa có dịp về lại thăm quê nhà. Trong mỗi gia đình nhỏ
của chúng tôi ở đây thì có tập tục, truyền thống riêng. Truyền thống chung của
gia đình trước đây thì chúng tôi cũng cố duy trì mỗi năm. Mỗi Tết đến, chúng
tôi lại tụ tập vào đêm Giao thừa để thắp hương cúng ba và ông bà, để chúng tôi
chúc tuổi thọ của má và các cháu chúc Tết ba mẹ mình, và để má tôi lì xì cho mấy
chục cháu của bà. Chúng tôi ngồi chơi bài với nhau một hai tiếng để hâm lại
không khí Tết. Bây giờ ai cũng khá giả nên tố nhau bài sì tẩy mạnh bạo hơn.
Xong rồi mỗi gia đình tự về nhà mình với các sinh hoạt riêng biệt. Gia đình lớn
của tôi bây giờ giống như một cộng đồng thu hẹp: đa sắc tộc; đa tôn giáo; đa
quan điểm chính trị; đa nguyên phái tính (LGBTI). Chúng tôi có vô vàn khác biệt,
nhưng chúng tôi tôn trọng sự khác biệt đó, quyền riêng tư của mỗi người, và tìm
các điểm chung để gắn bó thương yêu nhau.
Trên hết, tôi nghĩ rằng vì tình thương vô điều kiện
mà má tôi đã dành cho tất cả chúng tôi cũng như những người bên ngoài nên chúng
tôi vẫn còn gắn bó nhau, nhất là qua các dịp Tết, Giáng sinh hay các sinh hoạt
truyền thống trong gia đình. Và nhờ các giá trị mà ba tôi, lúc còn sống, đã
luôn nhắc nhở và truyền đạt cho chúng tôi. Trong bao nhiêu điều ông dạy, tôi
nghĩ rằng “không hận thù” là giá trị quan trọng mà ông để lại. Hận thù không có
trong tôi, có thể là vì cuộc đời tôi may mắn hơn người khác. Mỗi khi thấy bực bội
hay khó chịu về lời nói hay hành động một người khác, tôi ý thức ngay và không
để mình rơi vào tâm trạng này. Nhưng tôi thấy phục ba tôi khi bà nội tôi, tức mẹ
ông, bị cộng sản giết hại bằng chôn sống. Nỗi đau đó đối với ông chắc không bao
giờ nguôi ngoai. Về sau bên quốc gia bắt được người giết bà nội và hỏi ba tôi
muốn làm gì với người đó. Ông hỏi tôi, lúc đó còn rất bé, là nên làm gì, theo
tôi? Tôi không nhớ tôi trả lời ra sao, có lẽ “trả thù” ở lứa tuổi đó. Nhưng ông
khuyên nhủ tôi rằng có trả thù người đó đi nữa thì cũng đâu có làm cho bà nội
tôi sống lại. Ông chỉ cần chi tiết về chỗ chôn sống bà để mang xác bà về chôn cạnh
mộ ông nội tôi. Nhưng khi đến đó đào xuống thì xác bà không còn nữa. Bà bị chôn
sống bên một bờ sông, và bờ sông đã bị đất lở nên đã cuốn trôi.
Mỗi dịp xuân đến, tôi nghĩ đến ba tôi, đến đất nước
Việt Nam, và đến những người chỉ mong muốn thấy được mùa xuân của dân tộc:
thanh bình, ấm no, tự do, nhân bản, hòa giải, tha thứ, và không hận thù. Không
hận thù thì rất khó. Tôi hiểu được điều đó, nhất là khi bao nhiêu nỗi bất công
oan ức và tội lỗi vẫn cứ tiếp diễn trên đất nước này. Tha thứ còn khó hơn. Người
ta có thể không hận thù, hay quên được hận thù, nhưng để tha thứ thật sự là điều
mà không mấy ai có thể làm được, trừ phi người ta đã hoàn toàn vượt qua được
quá khứ và chấp nhận hiện tại.
Việt Nam không còn là đất nước của tôi nữa. Nhưng
tôi vẫn mãi suy nghĩ về Việt Nam. Tôi cũng không hiểu vì sao. Cuộc sống gia
đình nhỏ của tôi không liên hệ gì đến Việt Nam nhiều. Rất nhiều những tập tục
truyền thống cũ tôi đã không còn giữ nữa. Đi làm thì nói tiếng Anh, về nhà phần
lớn cũng thế, khi tiếng Việt các con còn đơn sơ quá. Có thời gian tôi đã quên
được Việt Nam hoàn toàn. Lúc đó tôi cảm thấy lòng mình thanh thản, không lo âu,
không vướng bận gì cả. Gần đây Việt Nam lại trở thành từng hơi thở và suy nghĩ
của mình. Thành thật mà nói tôi chẳng cần gì từ Việt Nam cả. Nhưng những gì xẩy
ra trên mảnh đất này vẫn cứ mãi ám ảnh tôi. Những đêm trằn trọc không ngủ được
vì muốn làm gì cho Việt Nam.
Chưa biết có làm được gì hay không! Nhưng trước mắt
tôi cầu chúc cho quý bạn đọc và mọi người Việt Nam một mùa xuân may mắn, đầm ấm
và thành đạt. Cầu chúc cho những người Việt quan tâm khắp nơi chấp nhận khác biệt
để cùng nhau hợp tác góp phần lan truyền các suy nghĩ tích cực; xem Việt Nam
như là ngôi nhà chung để sửa chữa, xây dựng và phát triển; cùng nhau xây dựng một
hệ thống giá trị mang tính miên viễn, nhất là các hệ thống và giá trị về chính
trị và văn hóa, để người Việt khắp nơi có thể tự hào về nguồn gốc của mình thay
vì tự ti, mặc cảm. Người Việt không thua kém ai về năng lực, đó là điều chắc chắn.
Nhưng cái mặc cảm mà nhiều người hiện đang có là do sự thất bại và bất tài toàn
diện của lãnh đạo quốc gia trong nhiều thập niên qua.
Mỗi một mùa xuân đến, chúng ta cần chúc nhau niềm
tin và hy vọng, và nên nhắc nhở với lòng mình rằng lãnh đạo quốc gia hiện nay
không đại diện mình, và chúng ta có thể góp phần, dù nhỏ nhoi đến mấy, để thật
sự thay đổi hiện trạng, và để cùng nhau mang lại mùa xuân tươi sáng và hạnh
phúc cho Việt Nam.
Trước năm 1975, gia đình tôi ăn Tết như thế nào thì
tôi không rõ. Tôi còn quá nhỏ để nhớ. Nhưng truyền thống ăn Tết của gia đình
tôi sau năm 1975 có những khác biệt, và có thể được tóm gọn như sau.
Đầu tiên là mọi người được ba mẹ gửi đến các thợ may
trước Tết vài tuần để may bộ độ mới. Thường là may rộng hơn kích thước đo đạt để
có thể còn mặt vừa trong năm. Chúng tôi cũng được gửi đến thợ giày, nếu đôi
giày năm cũ không còn dùng được nữa. Trước Giao thừa hai tuần, tất cả mọi thành
viên trong nhà đều tham gia dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, chà sạch những nơi còn dơ
bẩn, rong reo, và mỗi người, nhỏ đến lớn, đều có vai trò và bổn phận của mình,
tùy theo khả năng của từng người lúc đó. Đối với ba tôi, đối xử bình đẳng, nhất
là không phân biệt nam nữ, là một trong các nguyên tắc quan trọng nhất của ông.
Đêm Giao thừa và mồng Một Tết là quan trọng nhất của
gia đình tôi.
Tôi còn nhớ hồi còn bé, tôi cứ ao ước được ba mẹ cho
thức khuya để đón Giao thừa, nhưng ba tôi lúc nào cũng bắt đi ngủ sớm. Nằm trên
giường mà cứ ấm ức xen lẫn thao thức rộn ràng. Lớn hơn chút, tôi kiếm cách làm
cho mình hữu dụng để ba tôi cho phép được thức khuya. Trước hết là học thuộc
lòng một bộ kinh Phật. Ba tôi treo giải thưởng cho mười anh em trong nhà ai học
thuộc lòng bộ kinh. Tôi còn nhớ lúc đó chỉ sáu bảy tuổi, nhỏ nhất, mà phải thi
đấu với các anh chị còn lại. Cũng may không phải tất cả đều tham gia, nên cơ hội
thắng của tôi cao hơn (Tôi tưởng mình hay lúc đó nhưng sau này lớn lên tôi mới
biết được lý do vì sao tôi thắng tương đối dễ dàng!). Tôi lại trở thành người đọc
kinh cầu nguyện cho cả gia đình trong các dịp lễ, kể cả Tết Nguyên Đán, kể từ
đó. Ngoài ra, tôi xin phép ba tôi cho tôi được đi thắp hương khắp nhà với ông,
kể cả những nơi tối tăm nhất trong ngôi nhà lớn mà lúc bé rất sợ vì người lớn
thường hay nhát ma trẻ con. Một hai năm về sau, tôi tự làm một mình vì ba tôi
không thấy cần phải hướng dẫn nữa. Cầm hương trong tay, tôi đi thắp chung quanh
nhà mà vẫn thấy bình an trong lòng. Qua các câu chuyện ba tôi kể lúc nhỏ, nhất
là trí tưởng tượng về ma quỷ chứ ông chưa hề thấy, và qua chính sự trãi nghiệm
của mình, tôi chinh phục được nỗi sợ hãi ma quỷ và các thứ khác từ đó.
Sau Giao thừa thì gia đình tôi cũng có năm đốt pháo,
lúc đó thì chưa bị cấm. Nói về đốt pháo thì ba tôi không chủ trương khoe
khoang, nhất là dưới chế độ cộng sản. Có năm gia đình tôi đốt pháo, phong pháo
chỉ dài một hai mét, nhưng có năm không đốt. Vào thời đó, đốt pháo càng dài
càng được nhìn nhận về sự giàu có hay sự hào phóng. Nhưng ba tôi cho rằng đốt
pháo, nhất là đốt pháo càng nhiều, càng thu hút sự chú ý và soi mói của chế độ.
(Đã từng hoạt động với Việt Minh trong thời kháng chiến chống Pháp, như bao
nhiêu người Việt khác, ông rất rành về họ. Sau một thời gian ngắn ông bỏ về
thành phố và tham gia Việt Nam Quốc Dân Đảng. Vì thế mà sau này ông đã bị “học
tập cải tạo” dù chỉ thuần túy làm việc trong ngành giáo dục. Dù rành chế độ cộng
sản bao nhiêu đi nữa, ba tôi vẫn không lường được những hậu quả đến với ông sau
ngày 30 tháng Tư. Phần lớn tài sản của ông bị chế độ tịch thu, kể cả các căn
nhà mà ông dự trù cho mỗi chúng tôi mỗi căn để lập gia đình về sau.)
Sáng sớm mồng Một, tất cả mười người con mặt đồ mới,
tươm tất, đứng xếp hàng để chúc Tết ba mẹ và để được ba mẹ lì xì. Anh đầu tôi rồi
lần lược tất cả chúng tôi chúc Tết. Tôi còn nhớ có những lúc ba má tôi giận
nhau, nhưng vào ngày xuân năm mới chúng tôi làm đủ mọi cách để ba má bỏ qua,
hôn nhau rồi làm hòa. Trong những khoảnh khắc đầu năm như thế, nước mắt xen lẫn
những nụ cười như pháo nổ trong chúng tôi vì thấy ba mẹ hòa thuận lại.
Sau đó cả gia đình đi bộ đến ngôi chùa gần nhà để
hái lộc và cúng dường. Về lại nhà, chúng tôi ăn bữa ăn gia đình đầu tiên trong
năm, với các món ăn đặc sắc mà cả năm trời chờ đợi. Thế nhưng miếng ăn lúc đó
chẳng còn quan trọng. Cái không khí nhộn nhịp của Tết lấn át mọi khẩu vị ẩm thực
của tôi vào lúc đó.
Ba tôi cấm tất cả anh chị em tôi chơi cờ bạc. Đối với
ông, cờ bạc, rượu chè, thuốc lá, văng tục v.v… đều rất tai hại và bằng mọi giá
phải tránh. Ông luôn nêu cao các giá trị về học hành, chăm chỉ, cố gắng v.v...
“Biển học vô bờ”, ông bảo. Điều duy nhất mà ông dặn đi dặn lại chúng tôi trong
các lần đi vượt biên là “qua đó cố gắng học nhe các con, học là tương lai, là tất
cả”. Có thể nói sự khao khát tri thức của ông cũng chính là của tôi về sau này.
Trở lại chuyện cờ bạc, tuy cấm nhưng ông vẫn biết rằng khó mà cấm tuyệt đối
trong những ngày Tết. Do đó ông đặt ra các nguyên tắc như là chỉ được chơi
trong ba ngày Tết, chơi một cách lành mạnh, không đam mê, và ông khuyến khích
anh chị em chúng tôi chơi với nhau trong nhà, mặc dầu ông không cấm cản chúng
tôi chơi ở bên ngoài trong ba ngày Tết. Ông mở sòng bài trong nhà để “thử thời
vận” với nhau, chơi bài 21 với cả nhà hoặc sì tẩy với các anh chị lớn. Ông cầm
cái cho bài 21, và hầu như lúc nào cũng may mắn, nên cứ ăn tiền của chúng tôi.
Anh chị em chúng tôi cũng trổ máu “ăn gian”, đổi bài nhau khi có thể. Những lúc
ông được 21, hay xì lát (con xì con mười), hay ngồi bàn (hai con xì), thì ông nặn
bài thật lâu, làm cho chúng tôi hồi họp muốn đứng thở. Ông giả bộ không để ý để
chúng tôi đổi bài thỏa mái, nhưng liền sau đó hỏi ai có 21, xì lát hay ngồi bàn
không, rồi gom hết tiền đặt của chúng tôi. Không phải mọi lần đều như thế, nên
có khi ông gom hết tiền rồi sau đó trả lại và trả bù cho chúng tôi. Đứng tim. Cả
nhà được dịp ăn mừng chiến thắng và cười như pháo nổ.
Những kỷ niệm này vẫn còn ở trong tôi sau bao nhiêu
năm xa cách Việt Nam.
Gia đình tôi bây giờ không còn ai ở Việt Nam cả. Hơn
một phần tư thế kỷ, tôi chưa có dịp về lại thăm quê nhà. Trong mỗi gia đình nhỏ
của chúng tôi ở đây thì có tập tục, truyền thống riêng. Truyền thống chung của
gia đình trước đây thì chúng tôi cũng cố duy trì mỗi năm. Mỗi Tết đến, chúng
tôi lại tụ tập vào đêm Giao thừa để thắp hương cúng ba và ông bà, để chúng tôi
chúc tuổi thọ của má và các cháu chúc Tết ba mẹ mình, và để má tôi lì xì cho mấy
chục cháu của bà. Chúng tôi ngồi chơi bài với nhau một hai tiếng để hâm lại
không khí Tết. Bây giờ ai cũng khá giả nên tố nhau bài sì tẩy mạnh bạo hơn.
Xong rồi mỗi gia đình tự về nhà mình với các sinh hoạt riêng biệt. Gia đình lớn
của tôi bây giờ giống như một cộng đồng thu hẹp: đa sắc tộc; đa tôn giáo; đa
quan điểm chính trị; đa nguyên phái tính (LGBTI). Chúng tôi có vô vàn khác biệt,
nhưng chúng tôi tôn trọng sự khác biệt đó, quyền riêng tư của mỗi người, và tìm
các điểm chung để gắn bó thương yêu nhau.
Trên hết, tôi nghĩ rằng vì tình thương vô điều kiện
mà má tôi đã dành cho tất cả chúng tôi cũng như những người bên ngoài nên chúng
tôi vẫn còn gắn bó nhau, nhất là qua các dịp Tết, Giáng sinh hay các sinh hoạt
truyền thống trong gia đình. Và nhờ các giá trị mà ba tôi, lúc còn sống, đã
luôn nhắc nhở và truyền đạt cho chúng tôi. Trong bao nhiêu điều ông dạy, tôi
nghĩ rằng “không hận thù” là giá trị quan trọng mà ông để lại. Hận thù không có
trong tôi, có thể là vì cuộc đời tôi may mắn hơn người khác. Mỗi khi thấy bực bội
hay khó chịu về lời nói hay hành động một người khác, tôi ý thức ngay và không
để mình rơi vào tâm trạng này. Nhưng tôi thấy phục ba tôi khi bà nội tôi, tức mẹ
ông, bị cộng sản giết hại bằng chôn sống. Nỗi đau đó đối với ông chắc không bao
giờ nguôi ngoa. Về sau bên quốc gia bắt được người giết bà nội và hỏi ba tôi muốn
làm gì với người đó. Ông hỏi tôi, lúc đó còn rất bé, là nên làm gì, theo tôi?
Tôi không nhớ tôi trả lời ra sao, có lẽ “trả thù” ở lứa tuổi đó. Nhưng ông
khuyên nhủ tôi rằng có trả thù người đó đi nữa thì cũng đâu có làm cho bà nội
tôi sống lại. Ông chỉ cần chi tiết về chỗ chôn sống bà để mang xác bà về chôn cạnh
mộ ông nội tôi. Nhưng khi đến đó đào xuống thì xác bà không còn nữa. Bà bị chôn
sống bên một bờ sông, và bờ sông đã bị đất lở nên đã cuốn trôi.
Mỗi dịp xuân đến, tôi nghĩ đến ba tôi, đến đất nước
Việt Nam, và đến những người chỉ mong muốn thấy được mùa xuân của dân tộc:
thanh bình, ấm no, tự do, nhân bản, hòa giải, tha thứ, và không hận thù. Không
hận thù thì rất khó. Tôi hiểu được điều đó, nhất là khi bao nhiêu nỗi bất công
oan ức và tội lỗi vẫn cứ tiếp diễn trên đất nước này. Tha thứ còn khó hơn. Người
ta có thể không hận thù, hay quên được hận thù, nhưng để tha thứ thật sự là điều
mà không mấy ai có thể làm được, trừ phi người ta đã hoàn toàn vượt qua được
quá khứ và chấp nhận hiện tại.
Việt Nam không còn là đất nước của tôi nữa. Nhưng
tôi vẫn mãi suy nghĩ về Việt Nam. Tôi cũng không hiểu vì sao. Cuộc sống gia
đình nhỏ của tôi không liên hệ gì đến Việt Nam nhiều. Rất nhiều những tập tục
truyền thống cũ tôi đã không còn giữ nữa. Đi làm thì nói tiếng Anh, về nhà phần
lớn cũng thế, khi tiếng Việt các con còn đơn sơ quá. Có thời gian tôi đã quên
được Việt Nam hoàn toàn. Lúc đó tôi cảm thấy lòng mình thanh thản, không lo âu,
không vướng bận gì cả. Gần đây Việt Nam lại trở thành từng hơi thở và suy nghĩ
của mình. Thành thật mà nói tôi chẳng cần gì từ Việt Nam cả. Nhưng những gì xẩy
ra trên mảnh đất này vẫn cứ mãi ám ảnh tôi. Những đêm trằn trọc không ngủ được
vì muốn làm gì cho Việt Nam.
Chưa biết có làm được gì hay không! Nhưng trước mắt
tôi cầu chúc cho quý bạn đọc và mọi người Việt Nam một mùa xuân may mắn, đầm ấm
và thành đạt. Cầu chúc cho những người Việt quan tâm khắp nơi chấp nhận khác biệt
để cùng nhau hợp tác góp phần lan truyền các suy nghĩ tích cực; xem Việt Nam
như là ngôi nhà chung để sửa chữa, xây dựng và phát triển; cùng nhau xây dựng một
hệ thống giá trị mang tính miên viễn, nhất là các hệ thống và giá trị về chính
trị và văn hóa, để người Việt khắp nơi có thể tự hào về nguồn gốc của mình thay
vì tự ti, mặc cảm. Người Việt không thua kém ai về năng lực, đó là điều chắc chắn.
Nhưng cái mặc cảm mà nhiều người hiện đang có là do sự thất bại và bất tài toàn
diện của lãnh đạo quốc gia trong nhiều thập niên qua.
Mỗi một mùa xuân đến, chúng ta cần chúc nhau niềm
tin và hy vọng, và nên nhắc nhở với lòng mình rằng lãnh đạo quốc gia hiện nay
không đại diện mình, và chúng ta có thể góp phần, dù nhỏ nhoi đến mấy, để thật
sự thay đổi hiện trạng, và để cùng nhau mang lại mùa xuân tươi sáng và hạnh
phúc cho Việt Nam.
No comments:
Post a Comment