Tuesday, January 29, 2019

KIỀU HỐI & NHÂN QUYỀN (Trần Khải)




29/01/2019

Tiền kiều hối gửi về tăng đều đặn... bất kể tình hình nhân quyền vẫn siết tại quê nhà.

Trong khi đó, thương mại giữa Việt Nam và rất nhiều nước trên thế giới vẫn tăng đều hàng năm, chỉ trừ điểm kẹt mới đây là Liên
Âu gây khó dễ về nhân quyền, chưa chịu ký kết Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu (EVFTA) với ViệtNam.

Nghĩa là, còn bắt giam tù nhân lương tâm, và còn Luật an ninh mạng là còn bị Châu Âu làm khó về Hiệp định thương mại tự do... Có vẻ như nhiều quốc gia khác không muốn làm khó dễ Hà Nội về nhân quyền. Kể cả Tổng
ThốngTrump, người tuyên bố rằng ông không ưa chủ nghĩa xã hội, ông gây sự cả với TậpCậnBình, nhưng lại rất dịu dàng với KimJong Un và lại đang nhờ vả ViệtNam làm cầu nối nói chuyện thượng đỉnhMỹ-Bắc Hàn. Dự kiến, Trump-Kim sẽ họp thượng đỉnh cuối tháng 2/2019 tại Việt Nam.

Nếu như thế, Trump sẽ vuốt ve Nguyễn Phú Trọng để cảm ơn đóng vai là “cò gỡ nguyên tử”?

Duy với Việt kiều và người lao động xuất khẩu... Bất kể Châu Âu gây sự, bất kể Trump dịu dàng với Trọng... vẫn gửi tiền về đều đặn.

Nghĩa là, con bò sữa Việt kiều bị vắt sữa hoài vẫn hoan hỷ chịu vắt tiếp.

Tới mức, những ngày cận Tết, tiền Việt kiều gửi về tăng lượng ở các công ty dịch vụ nhiều gấp 200% ngày thường...

Báo Dân Sinh kể rằng: Kiều hối tăng 200% mùa cao điểm Tết...

Bản tin này chỉ nói về mùa cao điểm Tết: Dù chỉ bằng khoảng 1/10 tổng lượng kiều hối chuyển về nước trong cả năm nhưng khác với các tháng trước đó, kiều hối chuyển về không dồn vào sản xuất kinh doanh, mà chủ yếu để biếu, tặng người thân, chi dùng trong dịp Tết này.

Tại những công ty kiểu hối, lượng chi trả trực tiếp, hoặc cho nhân viên chi trả tại nhà khách hàng, tăng đến 200% so với ngày thường.

Áp lực chi trả kiều hối chỉ trong vòng vài tiếng đồng hồ nếu ở khu vực trung tâm thành phố, tối đa là 1 ngày với các địa bàn ở xa sau khi kiều hối chuyển về khiến khối lượng công việc hàng ngày của các nhân viên kiều hối trở nên vô cùng lớn.

Báo Dân
Sinh viết:

“Các món kiều hối chuyển về dịp Tết dao động từ vài trăm đến vài nghìn USD. Theo đại diện một vài công ty kiều hối lớn, vào tháng cận Tết này, một nửa số tiền gửi về từ bà con kiều bào đang sinh sống tại Mỹ, châu Âu, hay Australia. Một nửa còn lại từ người lao động Việt Nam đang làm việc tại nước ngoài.”

Nghĩa là, nhiều nhất là từ Hoa Kỳ...

Ai nói rằng TT Trump muốn đánh sập tiệm chủ nghĩa xã hội? Chuyện đó hình như chỉ xảy ra tại Venezuela, một đất nước nhiều dầu hỏa và lắm hoa hậu... Còn tại Việt Nam, quan hệ Mỹ-Việt vẫn hữu hảo...

Tỷ lệ kiều hối từ Mỹ về VN là bao nhiêu?

Câu trả lời, khi tính riêng tại Sài Gòn: trong năm 2018, có 5,1 tỷ USD kiều hối, 55% về từ Mỹ...

Báo Dân
Việt kể: Thống kê từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh TP.SG, trong năm 2018, tổng lượng kiều hối đổ về TP.HCM là 5,1 tỷ USD, trong đó Mỹ vẫn là quốc gia có nguồn kiều hối gửi về lớn nhất với 55%; tiếp theo là Australia, Canada, Pháp, Đức và Hàn Quốc...

Con số đó có đúng không?

Dĩ nhiên là không đúng...

Bởi vì Việt kiều về thăm Việt Nam đông tới mức chật cả phi trường, xe kẹt quanh sân bay nhiều giờ... và túi tiền Việt kiều dĩ nhiên là đầy đôla.

Chưa có thống kê chính xác về số lượng Việt kiều về ăn Tết... vì trong đó, thực ra còn có du học sinh, và lao động xuất khẩu.

Nhưng nói ngắn gọn, tình cảm với người thân là lớn nhất, vượt qua những Hiệp định này nọ.

Bao nhiều tiền trở ngược vào kinh doanh?

Câu trả lời từ một quan chứ: Ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc NHNN chi nhánh TP.SG, xác nhận với Dân Việt con số chính thức lượng kiều hối gửi về TP.HCM trong năm 2018 là 5,1 tỷ USD. Tuy nhiên, ngân hàng chưa có con số thống kê cụ thể về tỷ lệ lượng kiều hối này đổ vào các lĩnh vực nào.

“Trước đây, tỷ lệ kiều hối chảy vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh chiếm khoảng 70 - 72%, vào bất động sản khoảng 22% và còn lại là hỗ trợ người thân. Tuy nhiên, hiện nay NHNN chi nhánh TP.HCM đang đánh giá lại tỷ lệ kiều hối này theo tiêu chí mới và cũng đang hướng dòng kiều hối vào 7 chương trình đột phá nên đang cơ cấu tỷ lệ này theo giải pháp mới sao cho hiệu quả nhất”, ông Minh nói.

Theo thống kê khác, từ báo CafeF/Trí Thức Trẻ, tính chung cả nước: Kiều hối năm 2018 đạt gần 16 tỷ USD, tăng hơn 100 lần so với năm 1993.

Bản tin này nói rằng đó là con số do chính Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đưa ra trong bài phát biểu tại chương trình Xuân quê hương 2019 tối ngày 26/1.

Dĩ nhiên, cũng không thể chính xác, vì  không kể tới tiền gửi lậu hay tiền mang theo trong túi, hay tiền từ nhiều ngõ đưa về...

Trong khi đó, cả khối Đông Nam Á đang cùng nhau liên minh kinh tế với Việt Nam.

Bản tin CafeF nhắc rằng Việt Nam trong năm 2018 đã “phê chuẩn Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), góp phần đưa tiến trình hội nhập quốc tế đi vào chiều sâu, phục vụ lợi ích phát triển...”

Than ôi... hóa ra Việt Nam mình kinh tế trước giờ là chỉ nhờ người hải ngoại sao?

Chính phủ CSVN cũng nói rõ như thế, bằng mọi giá phải chiêu dụ Việt kiều, theo bản tin:

“Những kết quả đạt được trong năm 2018 có sự đóng góp rất quan trọng của cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống, làm việc và học tập ở nước ngoài.

Những giải pháp vận động đã thu hút được đáng kể nguồn lực và nguồn chất xám của hơn 4,5 triệu người Việt Nam đang sinh sống, học tập và lao động tại hơn 110 quốc gia và vùng lãnh thổ để phục vụ phát triển đất nước...”

Còn kẹt là nhân quyền -- đó là lời các dân cử Châu
Âu.

Đài Á Châu
Tự Do RFA kể rằng hai thành viên Nghị viện châu Âu vừa chính thức thông báo về việc hoãn phê chuẩn Hiệp định thương mại tự do EU-Việt Nam (EVFTA).

Theo video được đăng tải trên trang Twitter của nữ Nghị sĩ Jude Kirton-Darling, thì lý do hoãn được bà viện dẫn là bởi vấn đề kỹ thuật; tuy vậy bà đặt câu hỏi: "Sự chậm trễ này có xảy ra nếu chính phủ Việt Nam tiến bộ về nhân quyền?"

Theo bà, Luật An ninh mạng mới được chính phủ Hà Nội áp dụng vào đầu tháng 1 đã dấy lên những lo ngại sẽ làm hạn chế quyền tự do ngôn luận trong nước.

Bà Kirton-Darling cũng nhắc đến tình hình cưỡng chế trên quy mô lớn tại Vườn rau Lộc Hưng được các phương tiện truyền thông độc lập nhắc đến, điển hình là Đài RFA.

Tình hình nhân quyền cũng là vấn đề đáng quan tâm tại Việt Nam khi vẫn còn hơn 100 tù nhân lương tâm vẫn bị giam giữ tại khắp các nhà tù trên cả nước; hoặc đang bị quản chế chỉ vì thực hiện những quyền cơ bản của con người.

Cũng trong video, Nghị sĩ Ramon Tremosa cho biết phía Châu Âu mong muốn thương mại công bằng, nhân quyền và các vấn đề bền vững phải là những yếu tố ràng buộc trong hiệp định.

Theo Nghị sĩ Kirton-Darling, nếu Việt Nam không cải thiện những vấn đề vừa nêu, cơ hội để Hội đồng tiếp theo phê chuẩn Hiệp định thương mại tự do EU-Việt Nam là rất khó.

Bởi vậy... có những niềm đau chỉ nhìn được từ người quan tâm, và từ những nạn nhân bị cưỡng chế đất...





No comments: