Hiếu
Bá Linh, tổng hợp
23/01/2019
Bà
Jude Kirton-Darling, nghị sĩ Quốc hội châu Âu và là thành viên của Ủy ban về
Thương mại quốc tế của Quốc hội EU, cho biết, Liên minh châu Âu (EU) đã hoãn lại
việc phê chuẩn Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam (viết tắt là EVFTA) vì lý
do “kỹ thuật”.
Mặc dù lý do chính thức được nêu ra là “kỹ thuật”, nhưng
bà nghị sĩ Jude Kirton-Darling đánh giá rằng, “mối quan hệ EU – Việt Nam thực sự
là quan trọng, nhưng phải có sự tiến bộ về nhân quyền. Nhưng chúng tôi tự hỏi
mình: Việc trì hoãn này có thể xảy ra không nếu phía VN thúc đẩy cải thiện vấn
đề nhân quyền?”
Ngày 21/01/2019 Đại diện Liên minh châu Âu (EU) đề cập
với phái đoàn VN tại LHQ về việc hoãn lại Hiệp định Thương mại tự do EU – Việt
Nam vì EU yêu cầu Việt Nam cải thiện về nhân quyền nhưng không được Việt Nam
đáp ứng:
Sau đây
là bản dịch nội dung clip trên:
– Mối quan hệ với VN cực kỳ quan trọng đối với chúng
tôi, và bản Hiệp định thương mại sắp tới là một tín hiệu tốt. Chúng tôi muốn
thương mại công bằng, Nhân quyền và các chương bền vững phải được tuân thủ
trong các bản thỏa thuận đó.
– Nhưng vẫn có những trở ngại lớn – đó là tình huống
về Nhân quyền. Tôn trọng nhân quyền là giá trị cốt lõi của EU và nó là dòng chảy
liên tục trong tất cả các mối quan hệ thương mại của chúng tôi.
– Tự do tôn giáo không được tôn trong, ví dụ như Sư
thầy Thích Quảng Độ 90 tuổi vẫn bị giam lỏng.
– Tình hình VN rất đáng quan ngại. Riêng tháng này,
luật An Ninh mạng đi vào hiệu lực, đưa ra những quy định khiến giới hạn hơn nữa
quyền tự do phát biểu. RFA – hãng thông tin độc lập đưa tin về việc thu hồi đất
quy mô lớn diễn ra ở TPHCM. Và vẫn có hơn 100 tù nhân chính trị còn trong tù
hay bị giam lỏng khi họ thực quyền căn bản của mình.
– Trong suốt buổi tranh luận, chúng tôi đã yêu cầu
VN cải thiện nhưng không có phản hồi thích đáng. Ủy viên Maelstrom đang hết sức
thuyết phục VN tham gia và đi đúng hướng.
– Hiện thời, Hội đồng liên minh Âu châu đã hoãn sự
phê chuẩn bản hiệp định thương mại EU-VN, đáng lẽ diễn ra vào tháng tới, cho rằng
với lý do kỹ thuật. Nhưng chúng tôi đã tự hỏi mình: Việc trì hoãn này có thể xảy
ra không nếu phía VN thúc đẩy cải thiện vấn đề nhân quyền?
– Sự trì hoãn này mở ra cơ hội xem xét tình hình một
cách nghiêm túc và đạt được nền tảng nhằm đạt được sự đồng thuận rộng rãi đối với
bản Hiệp định ở Nghị viện châu Âu.
– Nếu mọi thứ còn tồn đọng không được thay đổi thì
khó mà đạt được sự phê chuẩn Hiệp định trong nhiệm kỳ QH EU kế tiếp.
(Bản dịch của Ann Đỗ)
Theo lịch trình dự kiến trước đây mà chính phủ Việt
Nam đặt rất nhiều hy vọng và hết sức nỗ lực thúc đẩy, Hiệp định EVFTA có thể sẽ
được Hội đồng Liên minh châu Âu xem xét phê chuẩn vào tháng Hai năm 2019. Tiếp
đó, vào tháng Ba, hiệp định này sẽ được đưa ra Nghị viện châu Âu để thông qua.
Hiện nay không rõ thời gian hoãn lại này kéo dài bao
lâu, tối thiểu là đến cuối năm 2019 hoặc đầu năm 2020, nhưng chắc chắn còn tùy
thuộc vào sự cải thiện tình hình nhân quyền tại Việt Nam.
-------------------------
Transcrip
video clip:
Bản ghi chép từ video về nội dung mà đại diện EU đề
cập với phái đoàn VN tại LHQ ngày 21/1/2019
----------------------------------------
XEM
THÊM
Thường
Sơn – VNTB
23/1/2019
(VNTB)
- Một cái lắc đầu của Quốc hội Đức sẽ khiến cánh cửa EVFTA có thể đóng
sập ngay trước mũi giới chóp bu Hà Nội - đối tượng mà cho tới nay vẫn không có
bất cứ cải thiện nào về nhân quyền, nếu không muốn nói là ngược lại.
Quốc hội Cộng hòa Liên bang Đức
Việc Đảng Xanh - một trong những chính đảng chiếm
vai trò quan trọng trong Quốc hội Cộng hòa Liên bang Đức - vừa phát ra một ‘tối
hậu thư’ liên quan đến số phận chơi vơi của EVFTA (Hiệp định Thương mại Tự do
Việt Nam – EU), càng khiến Bộ Chính trị Hà Nội bế tắc hơn trên con đường tiếp cận
bản hiệp định này - màu mỡ đến mức sẽ giúp cho chính thể độc đảng ở Việt Nam
duy trì số xuất siêu hơn 30 tỷ USD vào thị trường châu Âu, mang về một nguồn
ngoại tệ quý báu để giúp chế độ này trả nợ nước ngoài lên đến hàng chục tỷ
USD/năm và cầm hơi ngân sách được năm nào hay năm đó cho chế độ.
Theo Thoibao.de, vào ngày 16.01.2019, đảng Xanh
(Bündnis 90 / Grünen) đã đưa ra kiến nghị trước Quốc hội Liên bang Đức yêu cầu
đàm phán lại Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam-EU (gọi tắt là EVFTA) và từ chối
Hiệp định bảo vệ đầu tư (Hiệp định Bảo hộ đầu tư được tách ra từ Hiệp định
EVFTA trước đây, thành một hiệp định riêng).
Kiến nghị này của
Khối nghị sĩ đảng Xanh trong Quốc hội Liên bang Đức đã được viết
dưới dạng một bản dự thảo Nghị quyết. Trong thời gian tới kiến nghị này sẽ được
đem ra Quốc hội bỏ phiếu, nếu đa số các nghị sĩ tán thành thì nó sẽ trở thành
Nghị quyết của Quốc hội Đức. Khi đó Chính phủ Đức phải tuân theo những khuyến
nghị nêu trong Nghị quyết này, bởi vì Quốc hội Liên bang có nhiệm vụ kiểm soát
Chính phủ Liên bang và đưa ra khuyến nghị.
Khối nghị sĩ
đảng Xanh trong Quốc hội Liên bang Đức yêu cầu Quốc hội khuyến nghị Chính phủ Đức
nên từ chối Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – EU, vì tình hình nhân quyền ở
Việt Nam vô cùng đáng lo ngại.
Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh cũng được đề cập đến
trong bản kiến nghị của đảng Xanh và nhấn mạnh: "Hiện nay Trịnh Xuân Thanh
- người bị kết án tù chung thân 2 lần, và là người đã được quy chế tị nạn tại Cộng
hòa Liên bang- trước như sau vẫn không được trở lại Đức".
Đáng chú ý, thời điểm ngày 16/1 mà đảng Xanh phát ra
yêu cầu trên trùng với tuần lễ mà Hội đồng châu Âu dự kiến tổ chức một cuộc họp
để bỏ phiếu có thông qua hay không đối với EVFTA.
Cũng rất đáng chú ý là trong số 3 khuyến nghị của đảng
Xanh, khuyến nghị thứ ba trùng khớp rất cao về nội dung với một bản yêu cầu khẩn
cấp của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền quốc tế ( Human Right Watch) gửi đến Nghị
viện châu Âu, Hội đồng châu Âu và các cơ quan liên quan, kèm theo chữ ký của 17
tổ chức xã hội dân sự trong và ngoài Việt Nam; cũng trùng khớp cao với nội dung
mà bản nghị quyết về nhân quyền của Nghị viện châu Âu phát ra vào giữa tháng 11
năm 2018 đối với Việt Nam.
Khuyến nghị thứ ba của đảng Xanh yêu cầu Quốc
hội Liên bang yêu cầu Chính phủ Liên bang tác động:
· Việt
Nam phê chuẩn và thực hiện các Công ước ILO số 87, 98 và 105.
·
· để
tất cả những người bảo vệ nhân quyền mà đang bị cầm tù hoặc quản chế tại gia được
trả tự do (đặc biệt là những người được nêu tên trong tuyên bố của
32 nghị sĩ Quốc hội châu Âu vào ngày 17/9/2018).
·
· Chính
phủ Việt Nam công nhận các công đoàn độc lập.
·
· một
lệnh hoãn thi hành hình phạt tử hình được đưa ra".
Cho tới nay, Đức vẫn chiếm giữ vai trò quan trọng, nếu
không nói là mang tính quyết định, về việc tác động đến Nghị viện châu Âu trong
việc phê chuẩn EVFTA.
Trong lúc vẫn chưa có bất kỳ tin tức nào từ Cộng đồng
châu Âu về việc có trình cho Nghị viện châu Âu bản EVFTA hay không khi lẽ ra động
thái này đã diễn ra từ cuối năm trước theo chiến dịch vận động và những tính
toán thực dụng của phía Việt Nam, một cái lắc đầu của Quốc hội Đức sẽ khiến
cánh cửa EVFTA có thể đóng sập ngay trước mũi giới chóp bu Hà Nội - đối tượng
mà cho tới nay vẫn không có bất cứ cải thiện nào về nhân quyền, nếu không muốn
nói là ngược lại.
-------------------------------------
[Soạn
bởi Human Rights Watch]
24/01/2019
Kính
gửi Ngài Donald Tusk, Chủ tịch Hội đồng Châu Âu
Kính
gửi Ngài Bernd Lange, Chủ tịch Ủy ban Thương mại Quốc tế Nghị viện Châu Âu
Chúng tôi, những tổ chức phi chính phủ quốc tế và
các nhóm xã hội dân sự Việt Nam ký tên dưới đây đề nghị các ngài tạm hoãn việc
Hội đồng và Nghị viện Châu Âu phê chuẩn Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam
(EVFTA) cho đến khi nào chính quyền Việt Nam thể hiện những tiến bộ rõ ràng
trong hồ sơ nhân quyền của họ.
Chúng tôi rất lấy làm tiếc vì chẳng những Chính phủ
Việt Nam đã không đáp lại những lời kêu gọi vài tháng qua của Nghị viện Châu Âu
mà tình hình mấy tuần qua còn đang xấu đi với đạo luật an ninh mạng hà khắc nay
đã có hiệu lực và những báo cáo đáng lo ngại về việc cưỡng chế đất đai đối với
người Công giáo ở TPHCM vừa rồi.
Mặc dù đã tham gia Công ước Quốc tế về Các Quyền Dân
sự và Chính trị (ICCPR), Việt Nam vẫn đang duy trì một trong những bộ luật hình
sự khắc nghiệt nhất trong khu vực với nhiều điều khoản mơ hồ, lỏng lẻo, thường
xuyên được chế độ sử dụng để giam cầm những người phê bình chính quyền,
bloggers, lãnh đạo tôn giáo, những người hoạt động về quyền lao động, môi trường
và nhân quyền. Chính quyền sở hữu hoặc kiểm soát tất cả phương tiện thông tin đại
chúng, kiểm duyệt Internet và trừng phạt những tiếng nói bất đồng trên mạng;
công đoàn độc lập và xã hội dân sự không được phép vận hành, tư pháp thiếu độc
lập, và dưới sự cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam đất nước chưa từng biết đến
bầu cử tự do và công bằng là như thế nào.
Tất cả hy vọng rằng đàm phán và phê chuẩn EVFTA sẽ
thúc đẩy chính quyền đạt được tiến bộ nhân quyền tiếc thay cho đến nay đã không
thành hiện thực, và chưa có gì đảm bảo rằng chính quyền sẵn lòng cho việc này
trong khoảng thời gian ít ỏi còn lại trước khi Quốc hội Châu Âu phê chuẩn Hiệp
định.
Tạm hoãn tiến trình phê chuẩn đến khi chính quyền Việt
Nam ngưng đàn áp nhân quyền sẽ gửi một thông điệp rõ ràng rằng Liên minh Châu
Âu nghiêm túc thực thi cam kết dùng thương mại để thúc đẩy nhân quyền, và rằng
Liên minh Châu Âu kỳ vọng những dấu hiệu cụ thể, rõ ràng rằng Việt Nam sẽ dừng
đàn áp để Hiệp định có thể tiến triển.
Cụ
thể, Liên minh Châu Âu, bao gồm các nước thành viên và Nghị viện Châu Âu nên tận
dụng mọi kênh song phương và đa phương để yêu cầu chính quyền Việt Nam:
• Trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện các blogger
và nhà hoạt động Trần Huỳnh Duy Thức, Trần Thị Nga, Nguyễn Văn Hóa, Hồ Văn Hải;
các nhà hoạt động tôn giáo Ngô Hào, Phan Văn Thu, Trần Quân, Đỗ Thị Hồng, mục
sư Nguyễn Trung Tôn; nhà hoạt động về quyền lao động Trương Minh Đức, Hoàng Đức
Bình; nhà hoạt động dân chủ Hồ Đức Hòa, Trần Anh Kim, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn
Đặng Minh Mẫn, Nguyễn Viết Dũng, Lưu Văn Vịnh, Nguyễn Văn Đức Độ; nhà hoạt động
về quyền đất đai Nguyễn Văn Túc; nhà hoạt động nhân quyền Lê Thanh Tùng, Nguyễn
Bắc Truyển, nhà hoạt động về môi trường Trần Thị Xuân, Lê Đình Lượng và hơn 100
người khác đang bị giam cầm hoặc quản chế chỉ vì thực hiện những quyền căn bản.
• Bãi bỏ và sửa đổi Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng
Hình sự, Luật An ninh mạng và Luật Tín ngưỡng, tôn giáo cho phù hợp với Công ước
Quốc tế về Các Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR).
• Sửa đổi Luật Lao động để công đoàn độc lập được
thành lập và hoạt động, đồng thời phê chuẩn ba Công ước ILO về quyền lao động,
bao gồm Công ước số 87 (Quyền tự do hiệp hội và tổ chức), Công ước số 98 (Quyền
tổ chức và thương lượng tập thể), và Công ước 105 (Bãi bỏ lao động cưỡng bức).
• Dừng hành quyết tử tù và tạm hoãn án tử hình.
Trân trọng,
Ký
tên:
Association to Protect Freedom of Religion
Bau Bi Tuong Than
Defend the Defenders
Former Vietnamese Prisoners of Conscience (FPVOC)
Human Rights Watch
Interfaith Council of Vietnam
Independent Journalists Association of Vietnam
Justice and Peace Office, Vietnamese Redemptorist Church
Khmers Kampuchea-Krom Federation
Legal Initiatives for Vietnam
My Khanh Parish
Nhon Sanh Bloc of Cao Dai Church
Patriotic Diary
Pure Hoa Hao Buddhist Church
Tho Hoa Parish
Unrepresented Nations and Peoples Organization (UNPO)
Vietnam's Independent Civil Society Organizations Network
Vietnamese Unified Buddhist Sangha
Association to Protect Freedom of Religion
Bau Bi Tuong Than
Defend the Defenders
Former Vietnamese Prisoners of Conscience (FPVOC)
Human Rights Watch
Interfaith Council of Vietnam
Independent Journalists Association of Vietnam
Justice and Peace Office, Vietnamese Redemptorist Church
Khmers Kampuchea-Krom Federation
Legal Initiatives for Vietnam
My Khanh Parish
Nhon Sanh Bloc of Cao Dai Church
Patriotic Diary
Pure Hoa Hao Buddhist Church
Tho Hoa Parish
Unrepresented Nations and Peoples Organization (UNPO)
Vietnam's Independent Civil Society Organizations Network
Vietnamese Unified Buddhist Sangha
-----------------------------------
Gửi
đến:
Các thành viên của Ủy ban Thương mại Quốc tế - Nghị viện Châu Âu,
Chủ tịch Nghị viện Châu Âu, Ông Antonio Tajani,
Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại – Nghị viện Châu Âu, Ông David McAllister,
Chủ tịch của Tiểu ban Nghị viện Châu Âu về Nhân quyền, Ông Pier Antonio Panzeri,
Chủ tịch Nhóm làm việc của Hội đồng Châu Âu về Châu Á, Ông Filip Grzegorzewski,
Các thành viên của Nhóm làm việc Hội đồng về Châu Á (COASI),
Đại diện cấp cao về Ngoại giao / Phó Chủ tịch Ủy ban Châu Âu, Bà Federica Mogherini,
Tổng thư ký của Cơ quan hành động đối ngoại châu Âu (EEAS), Bà Helga Maria Schmid
Phó Tổng thư ký về các vấn đề kinh tế và toàn cầu, EEAS, Ông Christian Leffler
Phó tổng thư ký về các vấn đề chính trị, EEAS, Ông Jean-Christophe Belliard
Vụ trưởng nhân quyền, các vấn đề toàn cầu và đa phương, EEAS, Bà Lotte Knudsen,
Vụ trưởng Châu Á, EEAS, Ông Gunnar Wiegand,
Giám đốc, Phó giám đốc điều hành nhân quyền, các vấn đề toàn cầu và đa phương, EEAS, Ông Marc Giacomini
Giám đốc, Phó Giám đốc điều hành Châu Á, EEAS, Bà Paola Pampaloni
Vụ phó nhân quyền, EEAS, Bà Luisa Ragher
Vụ phó các vấn đề kinh tế và toàn cầu, EEAS, Ông Dominic Porter
Vụ trưởng Đông Nam Á, EEAS, Ông David Daly,
Cao Ủy Thương mại EU, Bà Cecilia Malmström,
Tổng cục Trưởng Thương mại, DG Trade, Ông Jean-Luc Demarty
Phó Tổng cục trưởng Thương mại, DG Trade, Bà Helena Konig
Quyền Vụ trưởng Châu Á và Châu Mỹ Latinh, DG Trade, Ông Peter Berz
Các thành viên của Ủy ban Thương mại Quốc tế - Nghị viện Châu Âu,
Chủ tịch Nghị viện Châu Âu, Ông Antonio Tajani,
Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại – Nghị viện Châu Âu, Ông David McAllister,
Chủ tịch của Tiểu ban Nghị viện Châu Âu về Nhân quyền, Ông Pier Antonio Panzeri,
Chủ tịch Nhóm làm việc của Hội đồng Châu Âu về Châu Á, Ông Filip Grzegorzewski,
Các thành viên của Nhóm làm việc Hội đồng về Châu Á (COASI),
Đại diện cấp cao về Ngoại giao / Phó Chủ tịch Ủy ban Châu Âu, Bà Federica Mogherini,
Tổng thư ký của Cơ quan hành động đối ngoại châu Âu (EEAS), Bà Helga Maria Schmid
Phó Tổng thư ký về các vấn đề kinh tế và toàn cầu, EEAS, Ông Christian Leffler
Phó tổng thư ký về các vấn đề chính trị, EEAS, Ông Jean-Christophe Belliard
Vụ trưởng nhân quyền, các vấn đề toàn cầu và đa phương, EEAS, Bà Lotte Knudsen,
Vụ trưởng Châu Á, EEAS, Ông Gunnar Wiegand,
Giám đốc, Phó giám đốc điều hành nhân quyền, các vấn đề toàn cầu và đa phương, EEAS, Ông Marc Giacomini
Giám đốc, Phó Giám đốc điều hành Châu Á, EEAS, Bà Paola Pampaloni
Vụ phó nhân quyền, EEAS, Bà Luisa Ragher
Vụ phó các vấn đề kinh tế và toàn cầu, EEAS, Ông Dominic Porter
Vụ trưởng Đông Nam Á, EEAS, Ông David Daly,
Cao Ủy Thương mại EU, Bà Cecilia Malmström,
Tổng cục Trưởng Thương mại, DG Trade, Ông Jean-Luc Demarty
Phó Tổng cục trưởng Thương mại, DG Trade, Bà Helena Konig
Quyền Vụ trưởng Châu Á và Châu Mỹ Latinh, DG Trade, Ông Peter Berz
No comments:
Post a Comment