Trọng Thành, Thanh Phương - RFI
Đăng ngày 22-01-2019
Ngày
22/01/2019, Việt Nam kiểm điểm về nhân quyền lần thứ ba trước Hội Đồng Nhân
Quyền LHQ tại Genève - Thuỵ Sĩ, theo cơ chế Kiểm Điểm Định Kỳ Phổ Quát về Nhân
Quyền (gọi tắt là Universal Periodic Review - UPR). Cứ khoảng bốn năm một lần,
các quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc tới Hội Đồng Nhân Quyền LHQ tại
Genève để đối thoại về tình hình nhân quyền tại nước mình.
Phiên họp Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc ngày 05/11/2018 tại Genève,
Thụy Sĩ. Fabrice COFFRINI / AFP
Cơ chế Kiểm Điểm Định Kỳ Phổ Quát về Nhân Quyền tạo
cơ hội cho mỗi thành viên thông báo về các hoạt động đã làm để cải thiện tình
trạng nhân quyền tại nước mình và mức độ hoàn thành các cam kết pháp lý trong
lĩnh vực nhân quyền.
Nhân dịp Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc rà soát
tình hình nhân quyền Việt Nam, thân nhân của 3 tù nhân lương tâm hiện đang ngồi
tù tại Việt Nam đã đến Genève để vận động cho nhân quyền tại Việt Nam.
Đó là bà Nguyễn Thị Quý, vợ ông Lê Đình Lượng (bị kết
án 20 năm tù), bà Nguyễn Thị Kim Thanh, vợ nhà báo Trương Minh Đức (12 năm tù),
anh Nguyễn Trung Trọng Nghĩa, con trai mục sư Nguyễn Trung Tôn (12 năm tù).
Sáng nay, họ đã được gặp đại diện Liên Hiệp Quốc để trình bày về tình trạng của
ba tù nhân lương tâm này.
Trả lời RFI Việt ngữ từ Genève, bà Nguyễn Thị Kim
Thanh cho biết :
NGHE
: Bà Nguyễn Thị Kim Thanh, Genève 22/01/2019
--------------------------------------------
Kalynh
Ngô/Người Việt
January 22, 2019
GENEVA,
Thụy Sĩ (NV) – Hôm Thứ Ba, 22 Tháng Giêng, 2019, rất nhiều cộng đồng người
Việt ở Âu Châu tụ tập về Geneva, Thụy Sĩ, biểu tình trước trụ sở Liên Hiệp Quốc
để phản đối tình trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam.
Cộng đồng Việt Nam biểu tình tại Geneva, Thụy Sĩ,
ngày 22 Tháng Giêng, 2019. (Hình: Facebook Nguyễn Phan)
Cuộc biểu tình diễn ra trong lúc phái đoàn CSVN bị
các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc chất vấn về nhân quyền bên trong, tại
Phiên Kiểm Điểm Định Kỳ Phổ Quát (UPR – Universal Periodic Review) diễn ra ở Hội
Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc.
Chống
Việt Nam đàn áp nhân quyền, đòi trả tự do cho các tù nhân lương tâm
Facebooker Nguyễn Phan viết:
“Một ngày tuy lạnh gần 0 độ C nhưng trời thương nên nắng đông vẫn rực rỡ
khiến màu cờ vàng thêm nhiều phần rực sáng. Hơn 600 người đã tham dự buổi biểu
tình từ 13 giờ 30 đến 16 giờ. Không khí rất sôi động với những bài diễn văn ngắn
mà hay, với những bài hát làm không gian Geneva ngập tràn khí thế đấu tranh cho
nhân quyền.”
Người gốc Việt đòi trả tự do cho tù nhân lương tâm
Lê Đình Lượng, Trương Minh Đức… (Hình: Facebook Nguyễn Phan)
Đặc biệt, ông Hoàng Tứ Duy, phát ngôn viên của
đảng Việt Tân, cho rằng buổi kiểm điểm lần này rất quan trọng, đó là trong đoàn
người biểu tình trước trụ sở Liên Hiệp Quốc, có một số người Việt trong nước là
thân nhân của các tù nhân lương tâm, như vợ của tù nhân lương tâm Trương Minh Đức,
vợ của tù nhân lương tâm Lê Đình Lượng và con trai của Mục Sư Nguyễn Trung Tôn.
Một hình ảnh xúc động được ông Hoàng Tứ Duy thuật lại
là bà Nguyễn Thị Quý, vợ của ông Lê Đình Lượng, cầm bức hình của chồng mình hiện
đang trong nhà tù CSVN và giơ cao trong đoàn người biểu tình.
125 quốc
gia tại UPR khuyến nghị về tình hình nhân quyền với CSVN
Ngay sau phiên đối thoại của CSVN kết thúc vào khoảng
5 giờ chiều (giờ Geneva, Thụy Sĩ), ông Hoàng Tứ Duy có mặt trong buổi UPR-Kiểm
Điểm Định Kỳ Phổ Quát về Nhân Quyền Việt Nam cho Người Việt biết qua điện thoại
về ba điểm đáng ghi nhận:
“Có 125 quốc
gia đặt vấn đề với CSVN, đưa khuyến nghị và đây là tầng số cao nhất trong cả
nhiệm kỳ UPR, chu kỳ 3. Không hiểu tại sao rất nhiều quốc gia quan tâm đến vấn
đề nhân quyền ở Việt Nam, có thể vì sự vận động của người Việt ở khắp mọi nơi.”
“Điểu thứ hai là khá nhiều quốc gia nói về tự do
ngôn luận, Luật An Ninh Mạng, vấn đề trả tự do cho tù nhân lương tâm như Hoa Kỳ,
Canada, Na Uy, Nhật. Thứ ba, có một quốc gia đưa ra cụ thể tên của tù nhân
lương tâm, đó là Hoa Kỳ. Hoa Kỳ đã yêu cầu CSVN phải trả tự do cho Hồ Đức Hòa,
Trần Huỳnh Duy Thức, Trần Thị Nga, Nguyễn Bắc Truyển và các thành viên của Hội
Anh Em Dân Chủ,” ông nói thêm.
Thứ Trưởng Ngoại Giao Lê Hoài Trung: “Chính phủ Việt
Nam đánh giá cao UPR.” (Hình: Facebook Hoàng Tứ Duy)
Nhà báo tự do Lê Nguyễn Duy Hậu nêu trên Facebook cá
nhân ba khuyến nghị của Đan Mạch đối với Việt Nam:
“Một, chấm
dứt ngay mọi hình thức xét xử lưu động tại mọi cấp để đảm bảo xét xử công bằng
– đây có lẽ là khuyến nghị làm bất ngờ đoàn Việt Nam nên khi thứ trưởng Bộ Ngoại
Giao phản hồi thì có nói rằng trong một số trường hợp thì có áp dụng xét xử lưu
động để nâng cao nhận thức pháp luật và vì… điều kiện địa hình trắc trở, ở xa,
nhưng Việt Nam đang rà soát lại. Hai, sửa đổi Luật An Ninh Mạng để bảo đảm tự
do biểu đạt – Luật An Ninh Mạng trở thành ‘ngôi sao sáng’ của buổi đối thoại
hôm nay. Ba, công nhận quyền xuất bản báo chí và xuất bản phẩm của tư nhân.”
Theo lời kể của ông Hoàng Tứ Duy, đại diện của phái
đoàn CSVN là Thứ Trưởng Ngoại Giao Lê Hoài Trung mở đầu phần đối thoại bằng
phát biểu: “Chính phủ Việt Nam đánh giá cao UPR.” Sau đó khoảng 20, 30 quốc gia
lần lượt đưa ra nhận xét, và phía CSVN có vài góp ý.
Cách điều hợp của CSVN là họ mời một số bộ như Bộ
Công An, Bộ Tư Pháp trình bày tổng quát các vấn đề. Qua nhận xét của ông Hoàng
Tứ Duy, phía CSVN đã có sự chuẩn bị nên cách họ trình bày rất chung chung và rất
biện minh. Ví dụ như bộ trưởng Bộ Thông Tin-Truyền Thông nói về Luật An Ninh Mạng
là giúp cho quyền tự do về thông tin ở Việt Nam.
“Họ nói ở Việt Nam bây giờ có 58 triệu người dùng
Facebook, đó là thành quả cho thấy là Việt Nam có tự do Internet nhưng họ lờ đi
cái sự thật là có nhiều người bị bắt do dùng Facebook,” ông Duy nhấn mạnh. (Kalynh Ngô)
No comments:
Post a Comment