Vũ Kim Hạnh
13/01/2019
CPTPP giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ chống tham nhũng
Vũ
Kim Hạnh
Hôm nay, 13/1/2019, còn một ngày nữa là Hiệp định
Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực tại
Việt Nam. Từ hôm 30/12/2018, khi hiệp định này bắt đầu có hiệu lực ở Canada, nước
đầu tiên trong 11 quốc gia thành viên của hiệp định, nhà báo Kim Hạnh đã bắt đầu
một loạt bài viết về một số vấn đề liên quan tới việc áp dụng hiệp định này ở
Việt Nam, trên Facebook cũng như trên tờ Thế giới tiếp thị (báo
in, trên mạng có tên là thegioihoinhap.vn)
- chẳng hạn như bài bình luận này : CPTPP, cần làm gì để tận dụng cơ hội lớn.
Sau hai bài đầu tiên mà Diễn Đàn đã đăng lại thành một dưới nhan đề Hiệp định CPTPP bắt đầu có hiệu lực, dưới đây chúng tôi xin giới thiệu hai bài FB ngắn của chị chung quanh chủ đề CPP và chống tham nhũng, góp thành hai phần của một bài..
Phấn 1/ “Chống tham nhũng” trong CPTPP
Nhà tư vấn David Hà hỏi tôi, chị có “ dám” đăng
chương này không, chị cân nhắc kỹ xem đăng được không nhé. Tôi cười, sao vậy,
chuyện gì mà anh lo, nhà nước tôi ký là đã tính kỹ chuyện thực hiện mà, không
phải lo đâu! Và đây là thông tin mới về “Chống tham nhũng” qui dịnh trong
CPTPP.
1.1/ Chương chống tham nhũng được sinh ra là nhằm
giúp đỡ doanh nghiệp (DN) vừa và Nhỏ (SME) có thể cạnh tranh và có sân chơi
bình đẳng trong môi trường CPTPP, bằng cách giúp họ giảm tối đa những chi phí
phát sinh ra ko cần thiết do nhũng nhiểu và thủ tục chồng chéo.
Cần biết là toàn bộ Chương 26 về “MINH BACH VÀ CHỐNG THAM NHŨNG” (Transparency and Anticorruption) sẽ có hiệu lực tại Việt Nam vào ngày 14 - 1- 2019.
1.2/ Trong cam kết về chống tham nhũng trong Đầu tư
và Thương mại (ĐT&TM), CPTPP bắt buộc mỗi nước phải THÀNH LẬP MỘT TOÀ ÁN ĐỘC
LẬP để xét xử các vụ tham nhũng trong ĐT&TM. Để tránh có liên quan tham
nhũng và người chủ toạ có thể sử dụng quyền lực để trục lợi cho cá nhân trong
quyết định xét xử, điều khoản 26.3 đòi hỏi người chủ toạ phải không được dính
líu đến bất cứ hoạt động ĐT&TM nào cả. Như vậy, ai muốn được tuyển chọn vào
ghế xét xử thì không chỉ phải kê khai lý lịch, mà còn phải kê khai tài sản, kể
cả cổ phiếu trong ĐT&TM.
1.3/ Cũng như luật của các nước Tây phương, điều khoản
26.4 đòi hỏi các bản phán quyết cuối cùng của toà phải căn cứ vào các văn bản,
tài liệu, nhân chứng và vật chứng, chớ ko được kết luận kiểu không có cơ sở, tuỳ
tiện. Cho nên các DN Việt Nam cần chú ý gìn giữ đầy đủ các tài liệu, văn kiện,
biên lai vv... để phòng khi có tranh chấp trong tương lai.
1.4/ Điều khoản 26.8 đòi hỏi từng nước thành viên phải
xây dựng hệ thống luật pháp, và biện pháp nghiêm minh để huấn luyện, sàng lọc
và loại bỏ công chức, cán bộ trong các ngành để phát sinh ra tham nhũng. Ngoài
việc có luật pháp ngăn chặn và trừng phạt (cả hình sự hoặc tài chính) đối với
cán bộ sử dụng quyền lực để trục lợi cho cá nhân thì điều khoản 26.8.1 còn đòi
hỏi các cán bộ cấp cao, và viên chức phải khai báo các hoạt động ngoài đời thường
của họ, việc sở hữu về đầu tư, cổ phiếu và các quả cáp có giá trị cao được
thông qua chức vụ của họ. (Đáng chú ý nhất là những ai có chức vụ trong ngành đấu
thầu mua sắm công thì cần khai cặn kẻ các hoạt động ngoài đời).
Để luật pháp chống tham nhũng có hiệu quả, điều khoản
26.8.1 đòi hỏi các nước phải có kênh cho dân chúng tố cáo các vụ tham nhũng của
quan chức có trách nhiệm về ĐT&TM.
Phần 2/ Vai trò doanh nghiệp vừa và nhỏ trong "Minh Bạch
và chống Tham Nhũng" của CPTPP –
và tin vui đặc biệt : Canada bảo hộ chỉ dẫn địa lý nước mắm Phú Quốc và Cà phê Ban Mê Thuột
và tin vui đặc biệt : Canada bảo hộ chỉ dẫn địa lý nước mắm Phú Quốc và Cà phê Ban Mê Thuột
Điều khoản 26.10 đòi hỏi là các nước thành viên cần
quảng bá rằng tham nhũng là tội phạm không thể chấp nhận được. Ngoài ra hiệp định
cũng đòi hỏi hệ thống pháp luật phải có biện pháp và bộ luật hẳn hoi chấp nhận
các cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ, tổ chức phi chính phủ, xã hội dân sự đóng
vai trò tích cực trong phòng chống và tố cáo tham nhũng.
Điều khoản 26.10.1 nói rõ hơn: bộ luật có qui định
những điều cụ thể cần làm để bảo vệ quyền lợi như bảo đảm quyền tự do cho cá
nhân, hay cho tổ chức khi họ khám phá, theo dõi, tìm tòi và phát tán thông tin
về hành vi tham nhũng của các quan chức.
Điều khoản 26.10.3 đòi hỏi mỗi nước phải công khai
tên và địa chỉ, email của cơ quan chống tham nhũng, nhằm tạo điều kiện cho mọi
người dân tiếp cận thông tin và biết địa điểm hoạt động này để thay mặt dân tố
cáo các hành vi tham nhũng
Vì thế, để điều khoản 26.10 được thực thi nghiêm chỉnh, thì nhiều bộ luật hiện hành của VN phải sửa đổi, hoặc bổ sung để có thể đáp ứng được với các cam kết chống tham nhũng. Cần biết là một trong những lý do Malaysia vẫn chưa thông qua hiệp định CPTPP là vì họ biết là họ phải nghiêm túc sửa đổi, và bổ sung hơn 20 bộ luật mà cho đến hôm nay Malaysia chỉ toàn tắt được 2/20 bộ luật thôi.
CÒN
ĐÂY LÀ MỘT TIN VUI ĐẶC BIỆT CHO NƯỚC MẮM TRUYỀN THỐNG VN!
Trong cam kết về bảo vệ nhà đầu tư, Canada và VN đạt
được thoả thuận là Canada giúp Vietnam huấn luyện nhân lực nhằm hỗ trợ và khai
thác 2 thương hiệu được cấp Chỉ dẫn địa lý (GI, tức geographical indication) là
cà phê Ban Me Thuộc và nước mắm Phú Quốc (trước đây, năm 2016, theo một bài báo
chúng tôi có đọc thấy tin Tổng thống Obama có nhắc đích danh và hứa hạn giúp đỡ
nước mắm Phú Quốc).
Và để đổi lại, Vietnam phải có mọi điều luật và biện
pháp cấm đoán (không cho phép) các loại rượu nào được mang tên là Canadian
Whisky hoặc Canadian Rye Whisky mà không do Canada sản xuất. Phía Canada coi
đây là cạnh tranh không lành mạnh và gây thiệt hại cho họ.
Ảnh. Trang giới thệu (GI) CF Ban Me Thuột
trong catalo gian hàng VN tại hội chợ Thaifex. Nước mắm Phú Quốc . Rươu Whisky
Canada.
-------------------
No comments:
Post a Comment