18/01/2019
Hiện
trạng kinh hoàng
Việc Vương quốc Anh thống nhất (Anh) ra khỏi Liên Âu
(Brexit) là một quyết định chính trị quan trọng cho người dân Anh và châu Âu.
Cho đến ngày nay, các diễn biến của tình hình sôi động đã lên đến điểm chung
quyết.
Ngày 15 tháng 1 năm 2019 Quốc hội Anh phủ quyết việc
thoả thuận ra đi của Chính phủ Anh với Liên Âu với tỷ lệ 202 phiếu thuận và 432
phiếu chống. Quyết định này làm cho chính giới hoảng loạn, thương trường điêu đứng
và dân chúng hoang mang, báo hiệu nhiều thảm hoạ sẽ xảy ra. Nước Anh rồi sẽ ra
sao? Dân Anh sẽ đi về đâu trong các kịch bản xấu nhất? Ngay trong ngày này,
Jemery Corbyn, Lãnh tụ Đảng Lao Động, đã đệ trình thủ tục xin bất tín nhiệm
vai trò lãnh đạo của bà Theresa May và xin bầu cử chính phủ mới.
Ngày 16 tháng 1 năm 2019 bà May được Quốc hội tín
nhiệm tiếp tục với tỷ lệ số phiếu ủng hộ 325 so với số phiếu chống là 306. Kết
qủa thăm dò dư luận cũng cho thấy là 53% dân chúng Anh đồng ý cho bà tiếp tục
nhằm tránh xáo trộn vì bầu cừ mới.
Ngay sau khi được tiếp tục tín nhiệm, bà May đã kêu
gọi các dân biểu đối lập hợp tác, dẹp bỏ quyền lợi riêng tư và đảng phái, mà phải
đặt quyền lợi sống còn của dân tộc Anh lên hàng đầu. Jemery Corbyn đã không
tham dự buổi họp này, gây thất vọng cho chính giới. Bà cho biết là ngày 21
tháng 1 nằm 2019 sẽ đệ trình một kế hoạch dự phòng, thường được gọi là kế hoạch
B để giải quyết vấn đề. Riêng đối với Quốc hội, bà tỏ ra gay gắt khi cho là Quốc
hội cần làm sáng tỏ vấn đề là muốn gì. Chính phủ tuân thủ ý kiến phủ quyết của Quốc
hội, nhưng Quốc hội cũng phải có trách nhiệm tiếp tục giải thích cho dân chúng
biết những gì mà Quốc hội không muốn cho chính phủ làm.
Hiện nay, Anh có ba chọn lựa chính: yêu cầu Liên Âu
cho phép đàm phán lại, thúc đẩy một việc ra đi mà không cần có thỏa thuận (No
deal Brexit) và tổ chức cuộc trưng cầu dân ý thứ hai. Tất cà còn phải chờ nội
dung kế hoạch B của Bà May xem là có khả thi không.
Mọi việc còn đang diễn tiến nhưng tình hình khẩn
trương hơn bao giờ hết. Thởi gian không chờ đợi khi ngày Anh chính thức ra đi
là 29 tháng 3 năm 2019 đang đến gần. Châu Âu kiên quyết không thương thuyết lại
để nhuợng bộ thêm cho Anh. Ngày bầu cử Quốc hội châu Âu trong ngày 23 - 26
tháng 5 năm 2019 củng không thể hoãn lại. Mọi giải pháp cho Anh và châu Âu phải
có thời gian chuẩn bị, trong khi vị thế chính trị của Bà May không đủ để tìm một
lối thoát.
Bối
cảnh Brexit
Dè
dặt trong quá khứ
Sau khi Thế chiến II kết thúc, lập trường của Anh về
"Dự án Châu Âu" đã không rõ ràng. Từ đầu, Thủ tướng Winston Churchill
kêu gọi thành lập "một loại hình theo Hợp chủng quốc Châu Âu", nhưng
người Anh không nên tham gia tổ chức này. Từ những năm của thập niên 1960, các
quốc gia châu Âu đã tham gia vận động thành lập Cộng đồng Kinh tế châu Âu
(EEC). Sau nhiều nỗ lực, Cộng đồng được thành hình vào năm 1973. Sau đó, trong
một cuộc trưng cầu dân ý vào năm 1975, 67% người Anh đồng thuận tham gia Cộng đồng
EEC.
Tuy tham gia Cộng đồng, Anh đã tận dụng lợi thế của
một quy chế đặc biệt. Vào năm 1984, Margaret Thatcher, Thủ tướng thuộc đảng Bảo
thủ, đã thành công trong việc xin giảm khoản đóng góp cho Châu Âu. Anh có một
yêu sách bù đắp để khấu trừ cho các khoản thanh toán ngân sách châu Âu. Vương
quốc Anh cũng không tham gia trong các thỏa thuận Schengen và không nằm trong
khối sử dụng Đồng euro.
Lo
sợ cho tương lai
Khủng hoảng nợ công ở khu vực đồng euro đã làm cho sự
hoài nghi vốn có của người Anh về hoạt động của Liên Âu ngày càng tăng. Chính
giới lo rằng vai trò của các quốc gia thành viên sẽ mất đi và nền kinh tế Anh sẽ
chịu nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Tình hình nghiêm trọng khi việc nhập cư của dân Đông
Âu gây nỗi sợ hãi cho người Anh. Điều này góp phần cho Đảng Độc lập Anh (UKIP),
một đảng chuyên chống đối hoạt động của Liên Âu, trỗi dậy. Đảng UKIP đã tăng áp
lực lên David Cameron, Thủ tướng thuộc đảng Bảo thủ. Lập luận chống chính quyền
Anh và Liên Âu gia tăng đến độ là vào năm 2011, Cameron đã từ chối phê duyệt
toàn bộ tài khóa châu Âu, chương trình quy định kỷ luật ngân sách nghiêm ngặt
và chận đứng các khoản vay nợ công.
Nhằm gây hy vọng cho Đảng Bảo thủ tái thắng cử tại Hạ
Viện trong năm 2015, Cameron hứa là sẽ cho tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý
Brexit, một hình thức xoa dịu các thành phần chống đối trong đảng. Cameron đã cổ
vũ cho việc Anh ở lại Liên Âu vì đây là lợi ích quốc gia.
Kết
qủa Brexit 2016
Với một kết qủa
cực kỳ khít khao 51,9% người dân Anh đã quyết định rời khỏi Liên Âu trong một
cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức vào ngày 23 tháng 6 năm 2016. Tỷ lệ người tham gia đầu phiếu là 72%. Trong khi tại Tô cách Lan (Scotland)
và Bắc Ái Nhĩ Lan (Northern Ireland) đa số dân chúng phản đối việc ra đi, thì
ngược lại, tại Wales và Anh (England) dân chúng ủng hộ. Về tuổi tác và thành
phân dân số thì giới trẻ và trung lưu ở thành phố đều có thiện cảm với các
thành tựu của châu Âu, trong khi đa số người lờn tuổi ờ nông thôn không thấy việc
ở lại là thiềt thực cho quyền lợi về bảo hiểm y tế của họ.
Sở dĩ dân Anh có quan điểm dị biệt là vì họ đã được
hai phe thuận và chống Brexit yểm trợ đắc lực. Hai người ủng hộ tiêu biểu cho
việc ra đi là Boris Johnson thuộc đảng Bảo thủ (Tories) và Nigel Farage thuộc Đảng
Đảng Độc lập Anh (UKIP). Cả hai đã lèo lái một chiến dịch vận động qua những lời
lẽ hô hào mị dân. Lập luận chính của họ là Vương quốc Anh thống nhất phải trả
khoảng 350 triệu bảng Anh hàng tuần cho Liên Âu, số tiền này Anh cần lấy lại để
sử dụng cho các dịch vụ y tế trong nước. Thực ra, lập luận này về sau được kiểm
chứng là sai lạc, nhưng đã thu phục dân chúng.
Nhưng khi cử tri Anh quyết định ra đi, nên Cameron từ
chức. Đảng Bảo thủ đồng thuận chọn bà Theresa May là người kế nhiệm lo mọi thủ
tục ra đi theo luật định.
Thủ
tục ra đi
Về nguyên tắc, mọi quốc gia đều được phép thoát khỏi
các ràng buộc quan hệ quốc tế cũng như ra khỏi Liên Âu. Một thủ tục như vậy đã
được quy định trong điều 50 Hiệp ước Lisbon; thủ tục được áp dụng lần đầu tiên
theo yêu cầu của Anh. Điều 50 (1) c: "Bất kỳ quốc gia thành viên nào cũng
có thể quyết định rút khỏi Liên Âu theo các quy định hợp hiến của mình".
Đoạn 2 đến 4 giải thích việc ra đi theo thủ tục hình
thức. Theo đó, Thủ tướng Theresa May chính thức thông báo cho Hội đồng châu Âu,
tức là Nguyên thủ quốc gia hoặc Chính phủ của tất cả các quốc gia thành viên, về
ý định ra đi của Anh vào ngày 29 tháng 3 năm 2019.
Sau đó, các cuộc đàm phán đã được bắt đầu giữa Anh
và Hội đồng châu Âu. Ủy ban Liên Âu đã bổ nhiệm Michel Barnier, cựu Bộ trưởng
Ngoại giao Pháp, lãnh đạo các cuộc đàm phán. Ngoài Ủy ban, Hội đồng Châu Âu
cũng tham gia vào các cuộc đàm phán; mục đích là Vương quốc Anh và Liên Âu đạt
đến một thỏa thuận quy định chi tiết cho việc ra đi và một khuôn khổ chung cho
mối quan hệ trong tương lai.
Như được quy định trong đoạn 4, Vương quốc Anh không
được tham gia trong các cuộc thảo luận của Hội đồng châu Âu về việc ra đi và
các quyết định tiếp theo về thỏa thuận. Về phía châu Âu, Hội đồng châu Âu phải
quyết định thỏa thuận với đa số. Nhưng Nghị viện châu Âu cũng có quyền phủ quyết;
Quốc hội Anh cũng phải đồng ý với thỏa thuận này.
Nếu thủ tục tiến hành Brexit bị dừng lại thì Vương
quốc Anh vẫn là thành viên của Liên Âu. Nhưng việc cũng có thể xảy ra là khi
Anh sẽ rời Liên Âu sau ngày 29 tháng 3 năm 2019 mà không có thỏa thuận nào được
ký kết (No deal Brexit). Hậu quả kinh tế cho kịch bản này sẽ khó có thể dự
đoán.
Lập trường Liên Âu
Ngay khi bắt đầu đàm phán, Liên Âu đã nói rõ rằng
Anh sẽ chỉ được thâm nhập thị trường nội địa Liên Âu để vận chuyển hàng hóa tự
do, khi họ chấp nhận các điều kiện khác, sự di chuyển tự do về vốn, dịch vụ và
con người. Angela Merkel, Thủ tướng Đức, nói rằng Anh không phải chỉ tận dụng
được các thuận lợi cho riêng mình. Michel Barnier, nhà đàm phán trưởng, cho rằng
nội dung của bốn quyền tự do trong thị trường nội địa Liên Âu không thể thương
lượng.
Duy trì quyền công dân Liên Âu sống trong nước Anh
cũng như của người Anh sống trong lục địa châu Âu là trọng tâm của vấn đề.
Ngoài ra, Liên Âu cũng nhấn mạnh đến việc Vương quốc Anh cũng phải tuân thủ các
cam kết tài chính cho tương lai và không đề cập đến một khoản tiền chính xác
nào.
Liên Âu có lập trường rõ ràng về vấn đề Bắc Ireland.
Tất cả các khía cạnh nội dung của thỏa thuận ký ngày 10 tháng Tư năm 1998 giữa
Anh và Ireland cần được bảo tồn. Điều này có nghĩa là Bắc Ireland và Cộng hòa
Ireland sẽ được đưa vào khuôn khổ kinh tế và pháp lý của châu Âu.
Tháng 11 năm 2018 chính phủ Anh và Liên Âu đã đạt được
một thỏa thuận về việc ra đi và tuyên bố về ý định chung trong các mối quan hệ
tương lai. Jean-Claude Juncker, Ủy ban Liên Âu, nói rằng nội dung được thoả thuận
không còn có thể đem ra đàm phán lại, cho dù có các cuộc chống đối ở Anh đang
tăng lên.
Nội dung thoả ước
Vào tháng 11 năm 2018, 874 ngày sau cuộc trưng cầu
dân ý về Brexit, Liên Âu và Anh đã đồng ý về kế hoạch ra đi. Kết quả của thoả ước
là 585 trang với 185 điều khoản, bao gồm ba thoả ước bổ sung và một số các phụ
đính khác. Những điểm nội dung chính là:
Thời
kỳ chuyển tiếp
Thời điểm ra đi được ấn định là ngày 29 tháng 3 năm
2019, thời hạn chuyển tiếp là đến cuối năm 2020 sẽ có hiệu lực, nhưng có thể được
gia hạn một lần. Trong thời gian này sẽ không thay đổi về hiện trạng, nhưng sẽ
có tiếp tục đàm phán về các mối quan hệ trong tương lai. Vương quốc Anh tiếp tục
các khoản đóng góp, nhưng không có quyền quyết định.
Giải
pháp phòng bị (Backstop)
Nếu khi kết thúc thời gian chuyển tiếp, hai phe
không đồng ý về một thỏa thuận, các cuộc đàm phán của Liên Âu về các hiệp định
thương mại tự do khác còn bị kéo dài, thì Vương quốc Anh vẫn được xem như là
còn ở lại. Điều này nhằm ngăn chặn sự kiểm soát biên giới giữa Ireland và Vương
quốc Anh và bảo đảm tình trạng hòa bình khá mong manh ở Bắc Ireland.
Giải pháp dự phòng này loại bỏ thuế quan, chỉ có một
mức thuế quan bên ngoài chung, vì vậy không có kiểm soát giữa Ireland và Bắc
Ireland. Tuy nhiên, Bắc Ireland sẽ gắn chặt hơn với thị trường nội địa Liên Âu
thông qua các luật lệ của Liên Âu, nơi ít có các yêu cầu kiểm soát ở Biển
Ireland. Anh chỉ có thể ra khỏi thuế quan Liên Âu sau khi ký một hiệp định
thương mại tự do về các mối quan hệ trong tương lai. Ngoài ra, Anh phải tuân thủ
chính sách ngoại thương của Liên Âu và duy trì với nhiều tiêu chuẩn khác của
Liên Âu. Hiện tại, Anh không thể ký kết các hiệp định thương mại tự do với các
quốc gia khác.
Mối
quan hệ tương lai
Với cam kết thoả thuận về giai đoạn chuyển tiếp và
sau đó là Liên minh quan thuế tạm thời, Bà May đã tiến một bước khác cho việc
tiếp tục ràng buộc chặt chẽ với Liên Âu. Mục tiêu của hiệp định thương mại tự
do mà nội dung là bao gồm mức thuế quan tối thiểu và đối chiếu các tiêu chuẩn
hóa ở mức độ toàn diện. Hiệp định sẽ áp dụng cho toàn lãnh thổ của Anh, bao gồm
cả Bắc Ireland. Liên Âu giải thích là một giải pháp dự phòng (backstop) đem ra
áp dụng, ngay cả trong một thoả ước cho các mối quan hệ trong tương lai, giúp
cho Anh không thể bị tụt hậu và những hạn chế đối với việc di chuyển cũng sẽ nằm
trong giải pháp này.
Dân
quyền
Quyền của khoảng 3,5 triệu công dân Liên Âu đang sống
ở Anh và một triệu người Anh đang sống ở các nước ở Liên Âu được tôn trọng toàn
diện. Họ có quyền làm việc và được bảo hiểm xã hội như trước. Điều này cũng áp
dụng cho những người di chuyển cho đến khi kết thúc giai đoạn chuyển tiếp.
Nghĩa
vụ thanh toán
Anh phải đáp ứng các nghĩa vụ tài chính với tư cách
là thành viên của Liên Âu, ngay cả những nghĩa vụ đã hứa đối với tương lai. Tuy
khoản tiền không được đề cập chính xác trong thỏa thuận, nhưng các ước luợng
cho thấy lên tới 50 tỷ đồng euro.
Nhận xét
Sau khi các chi tiết đầu tiên của thỏa thuận tháng
11 năm 2018 được thông báo, các người Anh chống đối không hài lòng với kết quả,
theo họ là quá mềm dẻo. Quan trọng nhất là có đến 6 bộ trường từ chức để phản đối,
Dominic Raab, bộ trưởng chuyên trách Brexit là một trong số này. Boris Johnson,
Bộ trưởng Ngoại giao đã từ chức vào mùa hè, nhưng việc ra đi này thầm lặng hơn.
Những người theo đường lối cứng rắn chống Brexit tiếp tục chỉ trích.
Trong những trường hợp ngoại lệ, giải pháp rút lui
và tự do di chuyển không giới hạn trong lĩnh vực ngoại thương Anh có thể bị
hoãn lại cho đến ngày mà không ai định được. Cho đến khi thỏa thuận có hiêu lực
pháp lý, Anh vẫn còn phải tiếp tục tuân thủ các luật lệ của Liên Âu, mà không
có quyền tham gia thảo luận. Nhiều chuyên gia xem đó là một hợp đồng chung với
Liên Âu mà Anh không thể huỷ bỏ.
Mặt khác, các đối thủ Brexit thấy ý nghĩa của một hiệp
ước như vậy chỉ mang lại cho Anh tình trạng xấu hơn khi so với tư cách bình quyền
với các thành viên khác trong Liên Âu.
Thủ tướng May dự định vào tháng 12 đệ trình kế hoạch
ra đi trước Quốc hội và đã phải hoãn lại, vì một có dấu hiệu thất bại. Cuối
cùng, sự thất bại cũng đã đền. Ngày 15 tháng 1 năm 2019 bà không được đa số cần
thiết trong Quốc hội. Tình trạng này biến việc ra đi thành không có thoả thuận
theo luật định.
Nội
tình Đảng Bảo thủ
Thủ tướng May ban đầu có chủ trương ở lại một cách
dè dặt. Sau khi kế nhiệm Cameron trong việc đàm phán với Liên Âu, bà thay
đổi quan điểm. Trong bài phát biểu đề cương vào tháng 1 năm 2017, bà có một đường
lối ra đi "cứng rắn", nhưng ngày càng dịu giọng qua các cuộc đàm
phán, vì do công kích trong nội bộ đảng, cả hai phe trong đảng Bảo thủ cố tình
gây ngăn trở nhau, nhưng hiện nay bà tỏ ra kiên quyết.
Cuối cùng, nội các của bà đã đồng thuận với kế hoạch.
Cho dù 6 bộ trưởng đã từ chức, nhưng một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm bà trong
vai trò lãnh đạo đảng Bảo thủ không thành. Chiến lược của bà là để nhiều người
sợ Anh sẽ ra đi mà không đạt thỏa thuận và hậu quả của vấn đề là nghiêm trọng.
Một trong những đối thủ trong Đảng là Boris Johnson,
cựu thị trưởng London và cựu Bộ trưởng Ngoại giao. Boris Johnson phản đối kế hoạch
ngay từ đầu vì đề cao tinh thần độc lập của Vương quốc Anh, gọi bất cứ điều gì
khác chỉ là một "sự sỉ nhục về đạo đức và trí tuệ“, thỏa thuận với Liên Âu
do bà May đưa ra là không thể chấp nhận.
Thỏa thuận về Bắc Ireland cũng gặp phải sự kháng cự
của Công đoàn Bắc Ireland, những người chiếm đa số trong quốc hội. Những người
hoài nghi về Liên Âu trong Đảng Bảo Thủ đã bỏ phiếu bất tín nhiệm bà May, cho
bà không đạt đa số, nhưng bà đã thắng phiếu tín nhiệm trong Đảng. Hiện nay, bà
May thua trong cuộc chung quyết tại Hạ Viện.
Nội
tình Đảng Lao động
Đảng Lao động luôn chống Brexit một cách rõ ràng
nhưng theo đường lối riêng. Jeremy Corbyn, Chủ tịch Đảng, lúc đầu đã do dự trước
cuộc trưng cầu dân ý năm 2016, sau đó đứng về phía "Những người ở lại".
Tại đại hội đảng vào cuối tháng 9, tất cả đã nhất trí là không loại trừ một cuộc
trưng cầu dân ý mới. Cho đến nay, giới lãnh đạo đảng đã hoài nghi về một cuộc
trưng cầu dân ý mới, vì không muốn mạo hiểm lừa đảo các cử tri, đặc biệt nhất
là trong giai cấp công nhân, để chống đối Liên Âu. Đó là lý do tại sao Đảng Lao
động vận động cho cuộc bầu cử mới. Điều này có thể xảy ra khi bà May thất bại với
tại Quốc hội.
Brexit
mới
Ngay sau có kết qủa Brexit năm 2016, đã có những tiếng
nói kêu gọi về một cuộc trưng cầu dân ý lần thứ hai nhằm ngăn chặn hậu qủa tai
hại. Tony Blair, cựu Thủ tướng thuộc Đảng Lao động, hoặc Nick Clegg, thuộc Đảng
Tự do, đã vận động cho việc ở lại Liên Âu hay một cuộc trưng cầu dân ý mới. Gần
đây nhất, các sáng kiến của công dân thân châu Âu đã hợp tác với chiến dịch bầu
cử nhân dân (People Vote), họ kêu gọi mọi người bỏ phiếu lại về Brexit. Vào
tháng 10 năm 2018, 700.000 người đã xuống đường ở Luân Đôn. Ngay trong Đảng Bảo
thủ cũng có một vài tiếng nói ủng hộ một cuộc trưng cầu dân ý trong trường hợp
Brexit không có thỏa thuận.
Vấn
đề Bắc Ireland
Biên giới là chuyện đáng lo cho thỏa thuận; hòa bình
mong manh đe dọa biên giới Bắc Ireland, khi sẽ bị kiểm soát nghiêm nhặt hơn, đó
là một vấn đề thuộc về lịch sử. Bắc Ireland do Anh cai trị trong nhiều thế kỷ.
Sau cuộc chiến chống lại Anh giành độc lập, Bắc Ireland nay đã trở thành một nước
tự do vào năm 1921, và sau đó trở thành một nước cộng hòa, vẫn ở trong Vương quốc
Anh thống nhất. Do hậu quả của sự phân biệt đối xử và áp bức của thiểu số Công
giáo một cuộc nội chiến ở Bắc Ireland vào năm 1968 nổ ra và kết thúc với thỏa
thuận vào 10 tháng Tư năm 1998.
Vào thời điểm xung đột, biên giới được quân đội bảo
vệ và là mục tiêu cho các cuộc tấn công. Trong số "những kẻ gây rối",
như người Anh và người Ireland gọi trong cuộc xung đột, có khoảng 3.500
người chết. Thậm chí ngày nay, Bắc Ireland phải chịu sự phân hoá cực độ về tôn
giáo. Một mặt, những người theo đạo Tin lành tự coi mình là hiểu người Anh, mặt
khác, những người Công giáo cảm thấy mình là người Ireland và đôi khi họ công
khai từ chối quyền lực cai trị của nhà nước Anh (England)
Ngay khi Anh bắt đầu đàm phán với Liên Âu, biên giới
giữa Ireland và Bắc Ireland là vấn đề gây bất hoà giữa Thủ tướng May và các đối
tác liên minh DUP của Bắc Ireland. Nhiều thương thảo không đem lại kết quả
khích lệ cho Anh. Thỏa thuận đạt được giữa Liên Âu và Anh vào tháng 11 năm 2018
dự kiến tạm thời để giải quyết vấn đề: Cụ thể là vấn đề của Bắc Ireland cần được
giải quyết trước tiên trong hiệp ước về các mối quan hệ trong tương lai. Với mục
đích này, Vương quốc Anh sẽ một khả năng tùy chọn vẫn là thành viên thụ động của
Liên Âu cho đến năm 2020.
Trong trường hợp mà cả hai phía không đạt thoả thuận,
toàn bộ nước Anh sẽ tham gia liên minh quan thuế với Liên Âu: thuế quan nội địa
sẽ được loại bỏ, sẽ chỉ có một mức thuế chung bên ngoài. Do đó, không có kiểm
soát giữa Ireland và Bắc Ireland. Tuy nhiên, Bắc Ireland sẽ ràng buộc chặt chẽ
hơn với Liên Âu thông qua luật châu Âu, điều này sẽ khiến cho nhu cầu kiểm soát
ở biển Ireland trở nên ít cần thiết hơn. Trên thực tế, Ireland có một quy chế
riêng như một tỉnh, vẫn là thành viên Liên Âu và tiến gần hơn thành một nước Cộng
hòa Ireland.
Mô hình nào xảy ra?
Có nhiều cách khác nhau mà Anh có thể tiến hành
trong mối quan hệ tương lai giữa Anh và Liên Âu. Theo thỏa thuận được ký
kết vào tháng 11, Liên Âu cho rằng các mối quan hệ không thể nằm trong các điều
khoản của liên minh quan thuế đã có hiệu lực, nó sẽ tiếp tục có hiệu lực sau
khi kết thúc thời kỳ chuyển tiếp mà không có thỏa thuận mới.
Tuy nhiên, không thể loại trừ tình huống là cuối
cùng cả hai bên cũng đồng ý tuyên bố ý định chung về các mối quan hệ trong
tương lai, các mô hình làm nối kết Anh với Liên Âu. Mục tiêu là tạo ra một khu
vực thương mại tự do không có rào cản, thuế, phí hoặc giới hạn về số lượng. Làm
thế nào đạt được mô hình này, vẫn chưa được chung quyết.
Mô
hình Na Uy
Ngoài Na Uy, còn có Liechtenstein và Iceland cũng là
thành viên của Khu vực kinh tế châu Âu (EEA) theo mô hình này. Các chuyên gia
xem đó là một loại hình mềm cho Brexit, vì Anh sẽ có gần như hoàn toàn các loại
tự do di chuyển về hàng hóa, dịch vụ hoặc cá nhân. Anh sẽ phải tuân theo các
tiêu chuẩn của Liên Âu đặt ra, nhưng hầu không có quyển tham gia tranh luận và
quyết định. Anh cũng phải tuân theo án lệ của Tòa án Châu Âu. Anh sẽ phải đóng
góp đáng kể cho ngân sách của Liên Âu.
Nhưng không giống như tình trạng hiện nay, Anh có thể
ký kết các thỏa thuận thương mại tự do với các quốc gia khác. Tuy nhiên, nếu
Liên Âu ký các thỏa thuận mới, Anh cũng sẽ không có quyền tham gia. Đặc biệt là
những người ủng hộ cứng rắn cho Brexit đang chống lại mô hình này, theo họ
là phải loại trừ, vì không có lợi cho Anh.
Mô
hình Thụy Sĩ
Thụy Sĩ không thuộc EEA và đã đàm phán quan hệ song
phương với Liên Âu thông qua một số lớn các thoả ước riêng. Hai bên gần như thụ
hưởng hầu hết quyền tự do di chuyển hàng hóa và cá nhân, nhưng quyền tự do này
chỉ áp dụng một phần cho các dịch vụ và hoàn toàn không áp dụng cho các việc di
chuyển vốn. Thụy Sĩ đã tự động áp dụng các tiêu chuẩn chính và cũng đóng góp
cho ngân sách Liên Âu.
Mô
hình Thổ Nhĩ Kỳ
Thổ Nhĩ Kỳ và Liên Âu đã liên kết nhau từ năm 1996
thông qua Liên minh Quan thuế chung. Thổ có quyền thâm nhập vào thị trường nội
địa của châu Âu đối với mặt hàng nông sản, công nghiệp và chế biến được miễn
thuế. Thoả thuận này cũng áp dụng cho một biểu quan thuế bên ngoài các hàng hóa
này. Theo đó, Thổ đã phải điều chỉnh theo luật châu Âu. Nhưng Thổ không có quyền
tham gia hoạch định chính sách ngoại thương của châu Âu.
Mô
hình Canada
Trong mô hình Hiệp định Thương mại tự do toàn diện của
Liên Âu với Canada (CETA), Canada sẽ có quyền thâm nhập vào thị trường nội địa
của Liên Âu, nhưng được áp dụng trong một số điều kiện nhất định, hiệu ứng
tương đương với biện pháp cứng rắn cho Brexit.
Hiệp định của Liên Âu với Ukraine cũng có một thỏa
thuận thương mại tự do như vậy. Nội dung là gần như không có quan thuế. Cái gọi
là hàng rào thương mại phi thuế quan,ví dụ như các tiêu chuẩn môi trường khác
nhau, sẽ phải được liên kết hoặc ít nhất là được công nhận lẫn nhau trong nhiều
lĩnh vực.
Khuôn
khổ WTO
Trong trương hợp Anh và Liên Âu không đồng ý, cả hai
bên sẽ phải giao dịch theo quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Mặc
dù thuế quan và các rào cản khác đã được giảm đáng kể trong quá khứ, những rào
cản thương mại sẽ còn giảm bớt mạnh hơn. Tuy nhiên, Anh sẽ hoàn toàn tự do ký kết
các hiệp định song phương hoặc đa phương và sẽ không phải chịu lệ thuộc chế độ
pháp lý và thương mại của Liên Âu.
Hậu qủa
Liên Âu và Anh đã chuẩn bị cho tình huống khi Quốc hội
không phê chuẩn này: Anh ra đi mà Quốc hội không chuẩn y, trong khi giai đoạn
chuyển tiếp hiệu lực sau ngày 29 tháng 3 năm 2019.
Thực tế cho thấy, về mặt luật pháp, Anh rơi vào tình
trạng không đạt thỏa thuận với Liên Âu, sẽ tuân theo các luật lệ hiện hành của
Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Anh cần xây dựng các cơ quan riêng càng sớm
càng tốt và thúc đẩy sự công nhận lẫn nhau của các quy định. Tuy nhiên, sẽ phải
mất thời gian nhiều năm để giải quyết.
Bị ảnh hưởng đầu tiên là giao thông biên giới: xe vận
tải sẽ dồn lại rất dài ở phía đông nam của Anh, ước lượng ùn tắc giao thông dài
tới 50 km, kiểm soát quan thuế và hộ chiếu sẽ được áp dụng, chuỗi cung ứng hàng
cho Anh sẽ bị gián đoạn. Ngành công nghiệp ô tô Anh sẽ gặp vấn đề khi nhập khẩu
các bộ phận từ châu Âu không giao đúng hạn và sẽ phải tính với chi phí bổ sung
do thuế quan và các trở ngại khác. Ảnh hưởng này cũng xảy ra tương tự cho việc
nhập khẩu thịt và việc cung cấp thuốc. Thẻ bảo hiểm y tế châu Âu, đảm bảo chăm
sóc y tế trong Liên Âu, sẽ mất hiệu lực, vì Anh ra khỏi tất cả các tổ chức Liên
Âu như Cơ quan Dược phẩm Châu Âu và Cơ quan An toàn Hàng không Châu Âu. Trong
trường hợp xấu nhất, máy bay Vương quốc Anh sẽ có thể không đến các sân bay
châu Âu. Đặc biệt là sự kiểm soát biên giới Ireland gia tăng, một tình trạng mà
cuối cùng có thể dẫn đến sự xung đột ở Bắc Ireland hồi sinh.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế cảnh báo vào tháng 9 năm 2018 về
một Brexit rối loạn. Tăng trưởng kinh tế Anh sẽ yếu hơn, tăng nợ chính phủ và mất
giá đồng bảng của Anh có thể sẽ là hậu quả. Thị trường bất động sản Anh cũng có
thể bị ảnh hưởng bởi giá giảm mạnh.
Thủ tướng Theresa May kiên quyết bác bỏ cuộc trưng cầu
dân ý khác cho Brexit hoặc thậm chí cho Vương quốc ở lại Liên Âu. Tuy nhiên, từ
các xu hướng chính trị khác nhau, hiện nay luôn có những lời kêu gọi xét lại
toàn bộ vấn đề.
Jeremy Corbyn, Đảng Lao động, tiên đoán rằng kế hoạch
của bà May thất bại tại Quốc hội và sau đó sẻ có tổ chức một cuộc bầu cử mới. Nếu
Đảng Lao động thắng, Corbyn sẽ phát triển kế hoạch riêng. Ông không còn loại trừ
một cuộc trưng cầu dân ý lần thứ hai. Keir Starmer, Bộ trưởng nội các trong
bóng tối của Đảng Lao động, cũng muốn tiếp tục công khai khả năng về việc ở lại
Liên Âu và trưng cầu dân ý.
Về một cuộc trưng cầu dân ý mới, một vấn đề được đặt
ra là nên bỏ phiếu về thỏa thuận cho việc ra đi hay cũng phải quyết định cho việc
ở lại. Justine Greening, cựu Bộ trưởng Giáo dục thuộc Đảng Bảo thủ, đề
nghị về một cuộc trưng cầu dân ý với ba lựa chọn: cử tri sẽ có thể quyết định về
kế hoạch của bà May và họ có thể chọn rời khỏi Liên Âu mà không cần thỏa thuận ở
lại.
Nhưng có một trở ngại khác: thời điểm chung quyết
cho việc ra đi là ngày 29 tháng 3 năm 2019, một cuộc trưng cầu dân ý thứ hai sẽ
mất thời gian chuẩn bị và thực hiện. Kinh nghiệm cho thấy là cuộc trưng cầu dân
ý về Brexit vào năm 2016, chính phủ Anh đã phải đã mất 13 tháng chuẩn bị. Ngay
cả khi một cuộc trưng cầu dân ý mới có thể được tiến hành nhanh hơn, chắc chắn
là Anh sẽ cần phải yêu cầu Liên Âu cho gia hạn thời hạn cho việc ra đi.
Mặc dù Điều 50 của Hiệp ước Liên Âu tạo điều kiện
cho mỗi quốc gia thành viên có quyền rời khỏi Liên Âu, nhưng lại định
nghĩa rộng rãi về mặt thủ tục, không có cách rõ ràng cho Anh ở lại Liên Âu. Làm
thế nào một quốc gia thành viên có thể ra đi trước khi hết thời hạn theo Điều
50, vấn đề này không được giải thích.
Tuy nhiên, về mặt pháp lý, một cơ hội hé ra cho Anh.
Ngày 10 tháng 12 năm 2018, Tòa án Châu Âu phán quyết rằng Vương quốc Anh có thể
tự sáng kiến việc quyết định ở lại Liên Âu. Một điều kiện tiên quyết cho điều
này là Quốc hội Anh phê chuẩn việc rút lại tuyên bố ra đi trước đó. Lời tuyên bố
này phải được lập thành văn bản giao nộp cho cho Hội đồng Châu Âu. Theo phán
quyết của Tòa án Châu Âu, việc Anh từ bỏ quyết định ra khỏi Liên Âu là phù hợp
với luật pháp của Liên Âu, ngay cả khi không có sự đồng ý của 27 quốc gia thành
viên khác. Phán quyết này được đưa ra trước một đệ trình xin làm sáng tỏ của của
một số nghị sĩ Scotland, Anh và châu Âu.
Giai đoạn tiếp theo?
Theo dự kiến, ngày 29 tháng 3 năm 2019 là ngày Vương
quốc Anh chính thức rời khỏi Liên Âu. Mối quan hệ trong tương lai giữa Liên Âu
và Vương quốc Anh sẽ được đàm phán cho đến cuối năm 2020. Vào tháng 7 năm 2020,
hai phe sẽ quyết định liệu thời gian chuyển tiếp có thể được gia hạn không. 31
tháng 12 năm 2020 là giai đoạn chuyển tiếp dự kiến ban đầu kết thúc. Tất cả các
dự kiến này hiện bị đình chỉ khi Hạ viện đã phủ quyết.
Nhưng với kế hoạch B, Bà May cũng không thể mang
phép lạ để thay đổi tình hình. Làm sao Anh có thể ra đi khi Hạ viện đã phủ
quyết? Làm sao phá bỏ phủ quyết này? Năm kịch bản có thể thảo luận là:
Thoả
hiệp với Đảng Lao Động
Cơ hội duy nhất cho Bà May là đạt đa số phiếu trong
Quốc hội, nghĩa là thoả hiệp với Đảng đối lập, nhượng bộ các yêu cầu ở lại Liên
minh Quan thuế Liên Âu. Có ý kiến cho là mô hình "Na Uy" sẽ là một giải
pháp phù hợp, nó sẽ tạo mối quan hệ chặt chẽ cho Anh với thị trường Liên Âu.
Nhưng đó chính là điều kiện mà Bà May cực lực bác bỏ
trước đây, vì trong điều kiện này, Anh sẽ không thể có vị thế thương thảo độc lập
với các quốc gia khác để ký kết trong tương lai. Tình trạng phân hoá trong nội
bộ Đảng càng gia tăng và bà sẽ mất phiếu khi tìm cách thoả hiệp với phe đối lập.
Thương
thuyết với Liên Âu
Chuyện không rõ là Liên Âu có đồng ý thương thuyết
trờ lại không và với căn bản nào. Liên Âu đòi hỏi là Anh phải bày tỏ lập trường
rõ hơn. Backstop cũng không thể là giải pháp lý tưởng vì có tính tạm thời. Đề
nghị một thời điểm ràng buộc cho một Backstop thì chính bà May cũng không thể tự
quyết định.
Brexit
lần thứ hai
Quốc hội đang phân hoá, không thể quyết định, nên vấn
đề là phải để cho người dân quyết định lại. Hiện nay đã có 71 dân biểu Đảng Lao
động trình một thỉnh nguyện xin ở lại Liên Âu. Một số dân biểu thuộc các đảng
khác của Anh và chính giới Đức cũng lên tiếng ủng hộ cho giải pháp ở lại. Nhưng
Bà May cứng rắn bác bỏ và cho là quyết định Brexit 2016 phải được tôn trọng. Muốn
thay đổi, bà phải đệ trình một quyết nghị bổ sung để cho Quốc hội quyết định
Vấn đề là Jeremy Corbyn có hợp tác hay không trong
nghị trình này. Nhưng áp lực đối với Corbyn đang tăng lên để yêu cầu suy
nghĩ lại về đường lối. Không chỉ trong Đảng Lao động mà ngay trong Đảng Tự do
hiện đang đe dọa bỏ phiếu không tín nhiệm Đảng Lao động.
Bầu
cử mới
Đó là mục tiêu của Corbyn. Corbyn muốn thằng cử và
sau đó Đảng Lao động có đủ tư thế để đàm phán với Liên Âu về một "thỏa thuận
tốt hơn". Do đó, ông sẽ tìm cách tiếp tục bất tín nhiệm Bà May. Trong mọi
trường hợp, Đảng Lao động sẽ công bố một chiến dịch tranh cử mới, trong khi Bà
May nhấn mạnh rằng bầu cử mới sẽ không thay đổi tình hình. Điều này không sai.
Tương tự như Đảng Bảo Thủ, Đảng Lao động phân hoá trầm trọng sau Brexit 2016. Đảng
sẽ đề ra mục tiêu gì để thu hút cử tri khi tranh cử, không ai biết. Nếu
có một cuộc bầu cử mới, việc trì hoãn ngày ra đi là vấn đề là không thể tránh.
Ra
đi không thỏa thuận
Nếu Bà May không thỏa hiệp và không yêu cầu Liên Âu
thêm thời gian, Vương quốc Anh sẽ rời Liên Âu vào ngày 29 tháng 3, ngay cả khi
không có thỏa thuận. Hậu quả đáng kể cho nền kinh tế Vương quốc Anh là không
thuộc một thành viên của các hiệp định thương mại của Liên Âu, nhưng đồng thời,
các rào cản quan thuế mới sẽ có hiệu lực tức thời.
Một kịch bản kinh hoàng. Từ ngày nhậm chức cho đến
nay, Bà May đã sử dụng kịch bản ra đi không thỏa thuận như một đòn bẩy để đàm
phán với Liên Âu và để giành chiến thắng trước những chống đối trong nước.
Nhưng Bà không thành công.
Các diễn tiến Brexit 2019 đều tùy thuộc vào kế họch
B trong ngày 21 tháng 1 năm 2019. Chờ xem.
***
Bài
liên quan cùng tác giả
Chính
Biến Brexit Là Thất Bại Của Nền Dân Chủ Nước Anh
Brexit
Sẽ Đưa Nước Anh Đi Về Đâu?
.
No comments:
Post a Comment