Về
thỏa thuận thuế Việt – Mỹ: Tăng thuế hay tăng bóc lột?
Chu Nguyên Hương
04/07/2025
https://baotiengdan.com/2025/07/04/ve-thoa-thuan-thue-viet-my-tang-thue-hay-tang-boc-lot/
Thư
gửi anh chị em công nhân sau tuyên bố ngày 2-7-2025 của Tổng thống Donald J.
Trump về thỏa thuận thuế quan giữa Việt Nam và Hoa Kỳ
Thưa
anh chị em công nhân,
Chắc
anh chị em đã nghe tin: Tổng thống thứ 47 của Hoa Kỳ, ông Donald J. Trump, vừa
tuyên bố đánh thuế 20% lên tất cả hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam vào Mỹ, và 40%
nếu đó là hàng “đội lốt” Việt Nam mà thực chất từ Trung Quốc.
Truyền
thông nhà nước Việt Nam thì vội vã nói rằng Tổng Bí thư Tô Lâm vừa có cuộc điện
đàm với Tổng thống Trump, được ông ta gọi là “The Highly Respected General Secretary of the Communist
Party of Vietnam” – nghĩa là “Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam rất
đáng kính trọng”.
Nhiều
người nghe tin thì mừng rỡ. Họ nghĩ: “Nếu ông Trump đánh thuế 46% như ban đầu
thì mình toi rồi. Giờ chỉ còn 20%, vẫn còn sống được!”. Nhưng niềm vui ấy chỉ
là ảo ảnh, vì có một câu hỏi mà chính anh chị em chúng ta cần tự hỏi – và chính
là mấu chốt của mọi chuyện:
Ai
sẽ trả 20% thuế đó để hàng hóa làm từ mồ hôi, sức lực, tuổi trẻ của chúng ta được
xuất sang Mỹ?
1. Chắc
chắn không phải là ông Trump hay ông Tô Lâm
Ông
Trump là tỷ phú. Ông không sản xuất giày dép, đồ gỗ, linh kiện điện tử – những
thứ mà công nhân Việt Nam chúng ta đang làm ngày đêm.
Ông
Tô Lâm là Tổng Bí thư đáng kính – người đang ngồi trên ngôi cao, khoe là được
“respect” (kính trọng), nhưng chưa từng đứng dây chuyền, chưa từng sống bằng bữa
cơm 15.000 đồng của công nhân KCN.
Thế
thì ai sẽ trả?
Là
các công ty Mỹ nhập hàng từ Việt Nam: Họ sẽ phải nộp thêm tiền thuế cho chính
phủ Mỹ?
Không
bao giờ! Họ sẽ không chịu lỗ – họ sẽ ép nhà máy Việt Nam giảm giá bán, hoặc
chuyển đơn hàng sang nước khác.
Và
để giữ được đơn hàng, nhà máy Việt Nam sẽ quay sang ép ai? Ép chính anh chị em
công nhân chúng ta.
2. Hệ
quả của thuế 20% là: Công nhân bị tăng bóc lột, hoặc bị sa thải
Nếu
công ty Mỹ yêu cầu giảm giá, thì nhà máy Việt Nam buộc phải:
•
Tăng năng suất: Bắt anh chị em chúng ta làm nhanh hơn, làm nhiều hơn.
•
Giảm chi phí: Cắt lương, cắt thưởng, cắt bảo hiểm, giảm bữa ăn ca.
Nếu
không thể giảm thêm, thì họ sẽ chọn cách:
•
Cắt hợp đồng, giảm giờ làm, ngừng nhận thời vụ, chuyển nhà máy sang nước khác.
Nghĩa
là anh chị em công nhân chúng ta: Làm thì bị bóc lột thêm. Không làm thì bị đuổi.
3. Đảng
Cộng sản luôn nhân danh công nhân – nhưng có thật sự đại diện không?
Điều
4 Hiến pháp 2013 viết rõ: “Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp
công nhân…”
Họ
luôn miệng tuyên bố mình là đảng của công nhân, vì công nhân, do công nhân.
Nhưng
nhìn lại: Có bao nhiêu ủy viên Bộ Chính trị là công nhân thật sự?
Có
cán bộ nào từ Đảng, Chính phủ, Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc hay Tổng Liên đoàn
Lao động sống cuộc đời như anh chị em chúng ta không?
Họ
đeo cravat, đi xe biển xanh, họp máy lạnh – nhưng luôn miệng nói là đại diện
cho chúng ta.
Họ
không phải là chúng ta. Họ chỉ nhân danh chúng ta để cầm quyền.
4. Điều
họ thật sự sợ: Không phải công nhân nghèo – mà là công nhân tức giận
Khi
đơn hàng giảm, hàng trăm ngàn công nhân có thể mất việc.
Nếu
không có tiền ăn, tiền nhà trọ, tiền gửi con – cuộc sống sẽ cùng cực.
Nhưng
nếu sự tức giận ấy bùng lên thành phản kháng, thì chính quyền sẽ không yên.
Họ
sợ mất “ổn định xã hội”, vì nếu công nhân xuống đường, sức mạnh của sự đoàn kết
sẽ vượt khỏi kiểm soát.
Thế
nên họ vừa dụ dỗ bằng khẩu hiệu, vừa răn đe bằng an ninh, nhưng họ không giải
quyết gốc rễ: Bóc lột vẫn tiếp tục.
5. Công
nhân cần phải tỉnh táo và đoàn kết
Anh
chị em hãy nhớ: Không có ông Tổng thống hay ông Tổng Bí thư nào tự dưng cho ta
“con đường sống” cả.
Cái
gọi là “giảm thuế xuống 20%” chỉ là một kiểu đánh đổi khác – mà người phải hy
sinh là chính anh chị em chúng ta.
Chúng
ta không cần phải nổi loạn. Nhưng chúng ta phải nhìn thẳng vào sự thật, và bắt
đầu nói ra với nhau, hiểu rõ nhau, hỏi lại những điều tưởng như đương nhiên:
•
Tại sao tôi phải làm 12 tiếng một ngày để có thêm chút tiền mua hộp sữa cho
con?
•
Tại sao tôi đóng bảo hiểm mà vẫn không đủ tiền chữa bệnh?
•
Tại sao hàng hóa làm từ tay tôi bán ra thế giới, mà tôi vẫn không đủ tiền sống?
6. Từ
xưởng máy đến nhận thức – đó là hành trình làm người tự do
Không
ai sinh ra đã làm công nhân. Nhưng làm công nhân không có nghĩa là phải sống
cúi đầu.
Khi
chúng ta hiểu mình là ai – không phải công cụ, mà là người lao động – thì chúng
ta sẽ bắt đầu đòi lại quyền sống, quyền nghỉ ngơi, quyền được tôn trọng.
Không
có tự do nào được ban phát. Tự do chỉ đến khi người bị bóc lột hiểu được sức mạnh
của chính mình.
Thưa
anh chị em,
Cơn
bão thuế 20% là thật. Nhưng nỗi đau anh chị em công nhân chúng ta không phải do
Mỹ mang đến, mà là do hệ thống bóc lột từ trong nước.
Chừng
nào công nhân Việt Nam chúng ta còn bị coi là bánh răng trong cỗ máy lợi nhuận
và quyền lực, thì không ai thật sự quan tâm chúng ta sống hay chết.
Nhưng
khi công nhân Việt Nam chúng ta thức tỉnh, hiểu rõ và đoàn kết, thì không thế lực
nào còn dám coi thường chúng ta nữa.
No comments:
Post a Comment