Cơ
hội và thách thức nào cho Việt Nam trước mức thuế ông Trump đưa ra?
Dư Lan | RFA
2025.07.07
https://www.rfa.org/vietnamese/thoi-su/2025/07/08/danh-thue-my-hoa-ky-viet-nam-trung-quoc/
Chính
sách thuế quan của Mỹ với Việt Nam có thể mang lại lợi ích to lớn, nhưng cũng
có thể gây ra hậu quả không nhỏ.
Tổng
Bí thư Tô Lâm đã hai lần điện đàm với Tổng thống Donald Trump về vấn đề thuế
quan. (REUTERSR/AP (RFA edit))
Tổng
thống Trump tuyên bố áp thuế 20% cho hàng hoá Việt Nam vào Mỹ và 40% đối với
hàng hóa “quá cảnh” qua Việt Nam để xuất khẩu vào Mỹ, một biện pháp rõ ràng nhắm
vào hàng hóa Trung Quốc. Đổi lại, Việt Nam mở cửa thị trường hoàn toàn cho hàng hóa Mỹ với mức thuế
0%. Kết quả này được ông Trump công bố sau cuộc điện đàm với Tổng Bí thư Tô Lâm.
Dễ
thấy rằng chính sách thuế của Tổng thống Trump nhắm đến mục đích định hình lại
quan hệ thương mại toàn cầu, trong đó có quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam, Việt Nam
và Trung Quốc, Trung Quốc và Mỹ. Việt Nam sẽ được lợi gì và hại gì? Và liệu nước
này có ứng phó được với cái hại và phát huy được cái lợi từ chiến lược mới của
Hoa Kỳ hay không?
Việt
Nam nhận gì từ mức chênh lệch thuế Mỹ áp lên Trung Quốc?
Mỹ
đã áp đặt nhiều lớp thuế rất cao lên hàng hóa từ Trung Quốc. Các mức thuế
này thay đổi liên tục, ban đầu, ở mức 10% cơ bản vào tháng Một, sau
đó thêm mức thuế bổ sung 34%, nâng tổng mức thuế lên 54%. Thậm chí, một sắc lệnh
hành pháp vào ngày 8 tháng Tư nâng mức thuế lên hàng hóa Trung Quốc lên 104%,
và sau đó lên 145%. Đến ngày 12 tháng Năm, 2025, các quan chức Trung Quốc và Mỹ
tạm thời đạt được thỏa thuận giảm 115% thuế đối ứng, đưa mức thuế lên hàng
Trung Quốc xuống 56% trong 90 ngày. Ngoài ra, một số mức thuế cao vẫn được áp
lên một số hàng hoá riêng, tạo thành nhiều “lớp thuế” phức tạp.
Việc
giảm mức thuế đe dọa ban đầu từ 46% xuống 20% cho Việt Nam cho thấy Mỹ có một
cách tiếp cận đa chiều hơn với Việt Nam so với Trung Quốc. Trao đổi với RFA
trong điều kiện ẩn danh, một nhà nghiên cứu ở Hà Nội nhận xét:
“Điều
này không chỉ đơn thuần nhằm giảm thâm hụt thương mại Việt Mỹ. Việc giảm thuế
cho Việt Nam và duy trì thuế cao với Trung Quốc đã khôi phục lợi thế về thuế
quan mà Việt Nam từng có so với Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại đầu tiên
dưới thời Trump ở nhiệm kỳ một.
Điều
này củng cố vị thế của Việt Nam như một “điểm đến thay thế” trong chuỗi cung ứng
toàn cầu. Có thể nói phía Mỹ đã tính toán kỹ lưỡng mức thuế 20% đối với Việt
Nam, đủ để Việt Nam “chấp nhận” mà không làm tổn hại quá lớn đến khả năng cạnh
tranh của nước này, đồng thời vẫn duy trì áp lực lên Trung Quốc. Rõ ràng mục
đích của Mỹ vẫn là thúc đẩy dịch chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc.”
Thế
nhưng, mặc dù Mỹ áp thuế cao lên hàng hoá từ Trung Quốc hơn Việt Nam và nhiều
nước Đông Nam Á khác có thể giúp chuyển dịch sản xuất từ Trung Quốc sang khu vực
này, nhưng cũng có thể gây ra hậu quả không nhỏ.
Kể
từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đầu tiên vào năm 2018, khu vực Đông Nam Á trở
thành điểm đến cho các công ty tìm cách đa dạng hóa chuỗi cung ứng, tránh lệ
thuộc vào Trung Quốc. Điều này đã dẫn đến dòng vốn đầu tư nước ngoài từ
Trung Quốc chảy vào ASEAN tăng cao. Để né tránh trừng phạt thuế quan của Mỹ,
các doanh nghiệp Trung Quốc xây dựng nhiều nhà máy sản xuất trên khắp Đông Nam Á, tăng
cường xuất khẩu qua các kênh thay thế.
Hậu
quả là Đông Nam Á đối mặt với đòn thuế quan lớn từ Mỹ. Một số ngành xuất nội địa
của Đông Nam Á có nguy cơ “chết chùm” cùng với các doanh nghiệp Trung Quốc quá
cảnh qua khu vực này để vào Mỹ. Điển hình là ngành pin năng lượng mặt trời từ Đông Nam Á đã bị Mỹ áp thuế lên tới
mức không tưởng là 814%. Tuy nhiên, đó chưa phải là câu chuyện cuối cùng. Một
nhà nghiên cứu ở Hà Nội cho biết thêm một vấn nạn khác, song hành với chính
sách thuế của Tổng thống Trump:
“Trung
Quốc tăng cường xuất khẩu sang ASEAN, trong đó có Việt Nam, đã tạo ra áp lực cạnh
tranh lên các nhà sản xuất nội địa. Nó khiến nhiều công ty nhỏ sản xuất hàng
tiêu dùng của Việt Nam không lớn nổi hoặc phá sản. Như vậy, các doanh nghiệp sản
xuất Việt Nam, cũng như một số nước Đông Nam Á khác, đang ở trong tình thế “kẹp
giữa” hai siêu cường. Khi cố gắng thu hút đầu tư nước ngoài, họ phải đối mặt với
trừng phạt của Mỹ vì hàng hoá quá cảnh của Trung Quốc và bị Trung Quốc chèn ép
ngày trên thị trường nội địa. Nó làm cho chính sách công nghiệp của Việt Nam và
nhiều nước trong khu vực lâm vào thế tiến thoái lưỡng nan.”
Thực
thi thuế “quá cảnh” 40% bằng cách nào?
Mỹ
đánh thuế Trung Quốc cao hơn Việt Nam thì Việt Nam được lợi. Câu chuyện không
đơn giản như vậy. Trung Quốc sẽ đi vòng qua Việt Nam để né thuế. Mỹ đánh thuế
hàng quá cảnh lên 40%. Như vậy có giúp ngăn chặn hàng Trung Quốc quá cảnh
không? Câu chuyện cũng không đơn giản như thế. Việc thực thi mức thuế quá cảnh
40% cũng tạo ra một số rủi ro cho Việt Nam.
Rủi
ro lớn nhất định nghĩa “hàng hoá quá cảnh” vốn không rõ ràng và khó áp dụng
trong thực tế.
Một
điều dễ thấy là có những trường hợp quá cảnh là gian lận rõ ràng. Trung Quốc chỉ
đơn giản là thay đổi nhãn mác tại Việt Nam để xuất tiếp đi Mỹ. Nhưng Mỹ sẽ đối
xử thế nào với quá trình chuyển đổi “đáng kể” và hợp pháp tại Việt Nam thành một
sản phẩm mới?
Câu
hỏi đặt ra là làm cách nào xác định việc né tránh thuế thực sự xảy ra với từng
món hàng cụ thể để áp thuế 40%.
Điều
này ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp Việt Nam, do người Việt Nam làm chủ,
có hàm lượng nội địa thấp, sử dụng nhiều nguyên liệu đầu vào nhập khẩu, ở đây
chủ yếu từ Trung Quốc.
Roland
Rajah, Giám đốc Trung tâm Phát triển Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, một trung
tâm nghiên cứu chính sách chuyên trách thuộc Viện Lowy, tính toán rằng nguyên liệu đầu vào nhập khẩu từ Trung
Quốc để phục vụ sản xuất ở Việt Nam chiếm trung bình khoảng 28%. Tỷ lệ này sẽ
khác nhau tùy theo sản phẩm.
Như
vậy, nếu Hoa Kỳ áp dụng định nghĩa “quá cảnh” quá rộng và cứng nhắc, nó có thể
gây thiệt hại lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam có chuỗi cung ứng liên quan đến
Trung Quốc.
Các
doanh nghiệp Việt Nam này sẽ không biết liệu họ có bị áp mức thuế 40% hay
không. Trao đổi với RFA, hầu hết các nhà quan sát đều cho rằng rất khó để làm
rõ khái niệm “quá cảnh” bằng con số cụ thể, cho nên sự thiếu rõ ràng này cũng tạo
ra một môi trường kinh doanh không chắc chắn, có thể làm nản lòng các nhà đầu
tư.
Rủi
ro từ Trung Quốc
“Trung
Quốc trả đũa” là rủi ro hầu hết các nhà quan sát đều nhìn thấy và theo dõi sâu
sát. Bộ Thương mại Trung Quốc tuyên bố đang xem xét thỏa thuận Việt Mỹ này
và có thể trả đũa nếu lợi ích của Trung Quốc bị tổn hại. Câu hỏi
cần đặt ra là nếu Trung Quốc trả đũa, họ có thể sử dụng những biện pháp nào? Điều
đó có khả năng kích hoạt một vòng xung đột thương mại mới giữa Mỹ và Trung Quốc
hay không? Nếu điều này xảy ra, nó có thể tác động thế nào tới Việt Nam? Một
nhà nghiên cứu ở Việt Nam nhận xét với RFA:
“Từ
trước tới nay, Trung Quốc đã nhiều lần dùng các biện pháp cưỡng bách kinh tế
phi chính thức lên nhiều nước. Các biện pháp này thường không dựa trên luật
pháp hiện hành nên họ có thể im lặng hoặc phủ nhận khi bị hỏi. Các hình thức trả
đũa này rất đa dạng và khó lường. Chẳng hạn, hoá giải thuế quan bằng cách thao
túng tiền tệ, rồi cấm vận thương mại phi chính thức, rồi áp lực ngoại giao,
tăng cường giám sát hải quan, hạn chế đầu tư. Họ có thể trả đũa nhiều cách,
không gây ồn ào nhưng thấm khá đau.”
Ai
cũng biết Việt Nam phụ thuộc vào thị trường Mỹ cho đầu ra (xuất khẩu) và phụ
thuộc vào Trung Quốc cho đầu vào (nguyên liệu và máy móc sản xuất). Điều này
đòi hỏi Việt Nam phải có một chiến lược đối ngoại và kinh tế khéo léo để vừa tận
dụng cơ hội, vừa giảm thiểu rủi ro từ sự “phụ thuộc lẫn nhau” phức tạp này.
Ngoài
ra, quan trọng hơn, về mặt dài hạn, Trung Quốc có thể trả đũa, nhưng sản xuất
có thực sự dịch chuyển sang Việt Nam?
Câu
trả lời là chưa chắc, theo Tiến sỹ Nguyễn Huy Vũ từ Na Uy. Trao đổi với RFA,
ông cho rằng cần nhìn bàn cờ rộng hơn, không chỉ so sánh mức thuế Mỹ áp lên Việt
Nam với Trung Quốc và các nước châu Á xung quanh mà cần nhìn sang Nam Mỹ. Vì
sao? Vì Mỹ cũng đang nhập khẩu từ Nam Mỹ cùng một chủng loại hàng hoá với Việt
Nam: nông sản. Vậy Mỹ áp thuế lên các nước Nam Mỹ bao nhiêu? Chỉ bằng một nửa
Việt Nam, tức 10%. Như vậy, hàng hoá Việt Nam sẽ đắt hơn hàng hoá từ Nam Mỹ,
người tiêu dùng Mỹ sẽ chọn hàng hoá rẻ hơn.
Ngoài
ra, mức thuế cho hàng Trung Quốc “quá cảnh” là 40%, thấp hơn 15% so với mức thuế
55% Tổng thống Trump áp lên Trung Quốc theo thoả thuận Mỹ Trung đạt được hồi
tháng 5.
Mức
chênh lệch 15% này có đủ lớn để các doanh nghiệp Trung Quốc chuyển sản xuất
sang Việt Nam, trở thành công ty hợp pháp và sản xuất chính thức tại Việt Nam
không? Theo TS Nguyễn Huy Vũ thì chưa chắc. Vì mức chênh lệch này không đủ lớn
để đầu tư chuỗi cung ứng và sản xuất nội địa tại Việt Nam. Tổ chức sản xuất tại
Việt Nam với chuỗi cung ứng nội địa để không bị coi là hàng “quá cảnh” đòi hỏi
mức đầu tư rất lớn. Mức đầu tư này có thể lớn hơn và rủi ro hơn chấp nhận mức
chênh lệch thuế quan 15% rất nhiều.
Liệu
có lợi ích tiềm năng nào cho Việt Nam?
Mức
chênh lệch thuế quan giữa Việt Nam và Trung Quốc có tiềm năng khôi phục lợi thế
về thuế mà Việt Nam từng được hưởng so với Trung Quốc sau cuộc chiến thương mại
đầu tiên bùng nổ năm 2018. Điều này có khả năng thúc đẩy xu hướng chuyển dịch chuỗi cung ứng sang Việt Nam. Như vậy
có thể nói mức thuế 20% sẽ là một mức thuế “bình thường mới” trong quan hệ
thương mại Mỹ-Việt dưới thời Tổng thống Trump.
Dòng
vốn và dự án mới đang đổ vào Việt Nam, đặc biệt là trong ngành công nghiệp phụ
trợ cho thấy doanh nghiệp Trung Quốc đã cố gắng đón đầu xu hướng này từ trước.
Nhiều
doanh nghiệp xe hơi Trung Quốc như Haima, Great Wall Motors, Hongqi, FAW, Chery
đã tìm cách gia nhập hoặc mở rộng sản xuất tại Việt Nam. Từ đầu năm 2023, gã khổng
lồ xe điện BYD của Trung Quốc công bố kế hoạch xây dựng nhà máy sản xuất phụ tùng xe hơi tại Việt Nam để đa dạng
hóa chuỗi cung ứng.
Việt Nam đối
mặt với một câu chuyện cũ: nền tảng công nghệ lạc hậu. Trong khi Trung Quốc
hơn mười năm qua đã “vươn mình” vào “kỷ nguyên mới”, làm chủ công nghệ tiên tiến,
Việt Nam vẫn dừng lại ở giai đoạn lắp ráp công đoạn cuối. Trao đổi với RFA, Tiến
sỹ Kinh tế Nguyễn Huy Vũ khẳng định cơ hội và cũng là nghĩa vụ lớn nhất mà
chính quyền Việt Nam phải làm không chỉ là thu hút FDI mà còn là tận dụng dòng
vốn này để thúc đẩy các ngành công nghiệp hỗ trợ, nâng cao năng lực nghiên cứu
và phát triển công nghệ. Không làm như vậy thì không có cách nào khác để từng
bước tiến lên các phân khúc giá trị cao hơn trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Một
chuyên gia khác từ Hà Nội cũng có cùng chung nhận định với TS Nguyễn Huy Vũ:
“Hiện
tại, việc dịch chuyển sản xuất sang Việt Nam chỉ là sự dịch chuyển của các công
đoạn lắp ráp cuối cùng, chứ không phải toàn bộ chuỗi giá trị. Điều này giúp Việt
Nam tăng kim ngạch xuất khẩu nhưng có thể không thực sự nâng cao năng lực công
nghiệp nội địa.
Việt
Nam liệu có nắm bắt được cơ hội này không? Không. Việt Nam không thể làm được,
nếu không có những con người mới. Cuộc cải cách của ông Tô Lâm để chỉnh sửa cơ
cấu bộ máy, chứ con người của bộ máy đó vẫn như cũ. Làm sao có thể làm được điều
gì mới với những con người cũ kỹ đó?”
No comments:
Post a Comment