Tranh chấp Đá Hoài
Ân - 'điểm nóng mới' ở Biển Đông
BBC News Tiếng Việt
8
tháng 5 2025, 17:25 +07
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c8d1pmpv94lo
Những
diễn biến gần đây giữa Việt Nam, Trung Quốc và Philippines đang đặt ra câu hỏi
liệu một "điểm nóng mới" có sắp xuất hiện ở Biển Đông.
Việc
Trung Quốc và Philippines cắm cờ trên Đá Hoài Ân vào tháng 4/4025 và Việt Nam
lên tiếng phản đổi có thể tạo ra những động lực mới cho những con sóng xung đột
tại Biển Đông
Mới
đây, một tàu tuần tra của Hải quân Philippines gần bãi cạn Scarborough đang
tranh chấp ở Biển Đông đã chạm trán với các hành động "hung hăng và không
an toàn" của hai tàu Hải quân Trung Quốc vào đầu tuần này, quân đội
Philippines thông báo vào ngày 8/5.
"Hành
vi đe dọa và khiêu khích như vậy có thể dẫn đến hiểu lầm, làm leo thang căng thẳng
và ảnh hưởng đến ổn định khu vực", Lực lượng Vũ trang Philippines cho biết
trong một tuyên bố.
Việc
tàu Trung Quốc và Philippines đụng độ nhau như vậy ở những khu vực tranh chấp
trên Biển Đông không phải hiếm.
Tuy
nhiên, việc hai quốc gia này cắm cờ trên Đá Hoài Ân vào tháng Tư, hành động sau
đó đã gặp phải sự phản đối của Việt Nam, có thể tạo ra những xung lực mới cho
những con sóng xung đột tại Biển Đông.
Vài
tuần sau sự kiện cắm cờ của Trung Quốc, Mỹ tuyên bố cam kết đảm bảo an ninh cho
các quốc gia đồng minh trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Đá
Hoài Ân nằm tại cụm Thị Tứ thuộc quần đảo Trường Sa, khu vực mà Việt Nam gọi là
huyện đảo Trường Sa và tuyên bố chủ quyền. Đảo Thị Tứ là một trong những thực
thể nổi tự nhiên (không kể các đảo được bồi đắp nhân tạo) có diện tích lớn nhất
Trường Sa.
Philippines
kiểm soát Thị Tứ, nhưng một số bãi cạn trong cụm đảo này chưa có lực lượng thường
trực của nước nào. Do đó, hành động "tuyên bố chủ quyền" có thể hiểu
là Trung Quốc có thể đang hướng tới việc thiết lập sự đồn trú thường xuyên tại
đây.
Trước
đây vào năm 2017, Philippines từng có ý định xây dựng một khu trú ẩn cho ngư
dân của mình trên một bãi cạn thuộc cụm Thị Tứ nhưng không thành do sự phản đối
của Trung Quốc.
Tuy
nhiên, việc hai quốc gia này cắm cờ trên Đá Hoài Ân vào tháng Tư, hành động sau
đó đã gặp phải sự phản đối của Việt Nam, có thể tạo ra những xung lực mới cho
những con sóng xung đột tại Biển Đông.
Vài
tuần sau sự kiện cắm cờ của Trung Quốc, Mỹ tuyên bố cam kết đảm bảo an ninh cho
các quốc gia đồng minh trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Đá
Hoài Ân nằm tại cụm Thị Tứ thuộc quần đảo Trường Sa, khu vực mà Việt Nam gọi là
huyện đảo Trường Sa và tuyên bố chủ quyền. Đảo Thị Tứ là một trong những thực
thể nổi tự nhiên (không kể các đảo được bồi đắp nhân tạo) có diện tích lớn nhất
Trường Sa.
Philippines
kiểm soát Thị Tứ, nhưng một số bãi cạn trong cụm đảo này chưa có lực lượng thường
trực của nước nào. Do đó, hành động "tuyên bố chủ quyền" có thể hiểu
là Trung Quốc có thể đang hướng tới việc thiết lập sự đồn trú thường xuyên tại
đây.
Trước
đây vào năm 2017, Philippines từng có ý định xây dựng một khu trú ẩn cho ngư
dân của mình trên một bãi cạn thuộc cụm Thị Tứ nhưng không thành do sự phản đối
của Trung Quốc.
Trung
Quốc và Philippines đều cho cắm cờ trên Đá Hoài Ân lần lượt vào giữa và cuối
tháng 4/2025
'Điểm
nóng mới'
Theo
tờ South China Morning Post (SCMP) của Hong Kong, một số nhà phân tích đánh giá
việc Việt Nam lên tiếng phản đối sự kiện cắm cờ của Trung Quốc và Philippines ở
Đá Hoài Ân có thể biến thực thể trở thành một "điểm nóng mới".
Ông
Lucio Blanco Pitlo III, một nhà nghiên cứu tại tổ chức tư vấn Asia-Pacific
Pathways to Progress Foundation có trụ sở tại Manila, Philippines, nhận định những
tuyên bố chủ quyền mới đối với các thực thể tự nhiên ở vùng biển tranh chấp
"chắc chắn sẽ trở thành các điểm nóng mới ở Biển Đông".
No comments:
Post a Comment