Friday, May 23, 2025

THƯ NGỎ GỬI TỔNG THỐNG PHÁP EMMANUEL MACRON NHÂN CHUYẾN THĂM VIỆT NAM & KHU VỰC ẤN ĐỘ DƯƠNG - THÁI BÌNH DƯƠNG (Khanh Freedom King VuDuc / Facebook)

 



Thư ngỏ gửi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nhân chuyến thăm Việt Nam và khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương  

Khanh Freedom King VuDuc

21 tháng 5, 2025  lúc 10:46  

https://www.facebook.com/freedom.king.902266/posts/pfbid02oZtshppRZK97BwfZpjD89RwQeQyvU7Rvn5uv5JopjYYEYKveGzuipYNursrXDpjGl

 

Thư ngỏ gửi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nhân chuyến thăm Việt Nam và khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương

 

Ottawa, ngày 21 tháng 5 năm 2025

 

Thưa Ngài Tổng thống Cộng hòa Pháp,

 

Ngay trước thềm chuyến thăm cấp nhà nước của Ngài tới Việt Nam (từ ngày 25 đến 27 tháng 5) và bài phát biểu dự kiến tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore vào ngày 30/5, tôi xin trân trọng gửi tới Ngài bức thư ngỏ này, với tư cách là một người con của Việt Nam, một trí thức dấn thân và là người theo dõi sát sao các chuyển động địa - chính trị trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

 

Chuyến công du của Ngài diễn ra vào một thời điểm lịch sử mang nhiều ý nghĩa: đúng một thế kỷ sau vụ Phan Bội Châu bị mật thám Pháp bắt giữ tại Thượng Hải (ngày 30 tháng 6 năm 1925) — một biến cố đánh dấu sự trỗi dậy của ý thức dân tộc hiện đại tại Việt Nam. Trải qua một trăm năm, nước Pháp — từ một cường quốc thực dân trong quá khứ đến một đối tác đầy lưỡng lự ở hiện tại — đã để lại tại Việt Nam một dấu ấn sâu đậm, vừa vĩ đại, vừa đầy mâu thuẫn.

 

Lời hứa Cộng hòa của nước Pháp — Tự do, Bình đẳng, Bác ái — chưa bao giờ được thực sự thực hiện trọn vẹn trong quan hệ Pháp - Việt. Từ 1925 đến 1954, lý tưởng ấy bị phản bội bởi tư duy đế quốc mù quáng. Từ 1954 đến 1975, nó bị bỏ rơi trước khát vọng đa nguyên của miền Nam Việt Nam — vốn thường bị phủ nhận hoặc xuyên tạc. Và kể từ 1975 đến nay, nó dường như bị bóp nghẹt bởi một thứ chủ nghĩa hiện thực chính trị rụt rè, thiên về ve vuốt chính quyền hơn là ủng hộ khát vọng của nhân dân.

 

Thế nhưng, nhân dân Việt Nam không phải là một khối đồng nhất. Một thế hệ trẻ được giáo dục, kết nối và cởi mở với thế giới đang khao khát một tương lai dựa trên phẩm giá con người, công bằng xã hội và các quyền tự do cơ bản. Chính với thế hệ trẻ này — chứ không chỉ với các thiết chế độc đoán của Đảng Cộng sản — mà nước Pháp cần thiết lập một đối thoại hướng đến tương lai.

 

‘’Thưa Ngài Tổng thống,

 

Thế kỷ XXI đang chứng kiến một cuộc tái định hình chiến lược nhanh chóng tại châu Á. Sự trỗi dậy của Trung Quốc, hậu quả kéo dài của chiến tranh ở Ukraine, sự thoái trào dân chủ ở nhiều nơi trên thế giới — tất cả đều là những tín hiệu cho thấy nhu cầu cấp bách phải điều chỉnh lại các nguyên tắc và lợi ích. Khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương không nên là một sân khấu của những va chạm cục bộ và toan tính cường quyền, mà cần trở thành một không gian hợp tác cân bằng, tôn trọng lẫn nhau và được quản trị bằng luật lệ.

 

Trong bối cảnh đó, nước Pháp có thể và cần đóng một vai trò đặc biệt: vai trò của một quốc gia dám giữ vững đạo lý và có tầm nhìn chiến lược nhất quán. Không phải vì hoài niệm hay tự tôn, mà vì một lý tưởng Cộng hòa đã được đổi mới, đủ năng lực để đối thoại bình đẳng với các xã hội châu Á.

 

Nếu quyết tâm, nước Pháp hoàn toàn có thể đóng góp vào việc kiến tạo một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do, rộng mở, bao trùm và bền vững, thông qua những cam kết cụ thể hơn cho:

 

• Bảo vệ nhân quyền và các quyền tự do cơ bản tại Việt Nam và trong khu vực;

 

• Hỗ trợ tích cực cho xã hội dân sự và các lực lượng đa nguyên địa phương;

 

• Thúc đẩy chủ quyền chiến lược của các quốc gia Đông Nam Á, nhằm tránh lệ thuộc vào bất kỳ thế lực nào;

 

• Tái sinh nền ngoại giao văn hóa và trí tuệ, đem lại sức sống mới cho không gian Pháp ngữ như một phương tiện của tư duy phản biện và đối thoại liên văn hóa.

 

Thưa Ngài Tổng thống,

 

Ngài đã nhiều lần khẳng định rằng nước Pháp cần là một “cường quốc cân bằng”. Nhưng không thể có một sự cân bằng bền vững nếu thiếu nền tảng đạo lý. Những giá trị như tự do, phẩm giá, chủ quyền, đa nguyên không gây chia rẽ — ngược lại, chúng có sức mạnh tập hợp. Nếu nước Pháp dám kiên trì theo đuổi các giá trị ấy, thì trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, Pháp sẽ tìm thấy không chỉ là thị trường hay căn cứ, mà là đối tác, đồng minh và bằng hữu.

 

Việt Nam đang chờ đợi một thông điệp rõ ràng. Châu Á cần một tầm nhìn sâu sắc. Và Lịch sử sẽ phán xét liệu chuyến thăm của Ngài năm 2025 có chỉ là một nghi thức ngoại giao đơn thuần — hay là một hành động khai mở cho một bản khế ước đạo lý và chiến lược mới giữa nước Pháp và các dân tộc trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Trân trọng kính chào và xin gửi tới Ngài Tổng thống lời chúc tốt đẹp nhất.

 

Vũ Đức Khanh

Luật sư, nhà bảo vệ nhân quyền và nhà bình luận các vấn đề quốc tế

 

                                                             *****

 

Lettre ouverte au président Emmanuel Macron à l’occasion de sa visite au Vietnam et dans l’Indo-Pacifique

 

Ottawa, le 21 mai 2025

 

Monsieur le Président de la République,

 

À la veille de votre visite d’État au Vietnam (25-27 mai) et de votre intervention attendue au Shangri-La Dialogue à Singapour, je me permets de vous adresser cette lettre ouverte, en tant qu’enfant du Vietnam, intellectuel engagé et observateur des dynamiques géopolitiques en Indo-Pacifique.

 

Votre déplacement s’inscrit dans un moment historique chargé de sens : un siècle après l’arrestation de Phan Bội Châu à Shanghai par les services secrets français (le 30 juin 1925) — un acte marquant l’éveil de la conscience nationaliste vietnamienne moderne. En cent ans, la France — puissance coloniale d’hier, partenaire incertain d’aujourd’hui — a laissé au Vietnam une empreinte profonde, faite de grandeur et d’ambivalence.

 

La promesse républicaine de Liberté, Égalité, Fraternité n’a jamais été pleinement honorée dans la relation franco-vietnamienne. De 1925 à 1954, elle fut trahie par une logique impériale aveugle. De 1954 à 1975, elle fut ignorée face aux espoirs pluralistes du Sud-Vietnam, souvent marginalisés ou caricaturés. Et depuis 1975, elle semble étouffée par une realpolitik frileuse, soucieuse de ménager le régime plus que de soutenir les aspirations du peuple.

 

Or, le peuple vietnamien n’est pas un bloc uniforme. Une jeunesse éduquée, connectée, ouverte au monde, aspire à un avenir fondé sur la dignité humaine, la justice sociale et les libertés fondamentales. C’est avec cette jeunesse — et non exclusivement avec les structures autoritaires du Parti communiste — que la France doit renouer un dialogue porteur d’avenir.

 

Monsieur le Président,

 

Le XXIe siècle est celui d’une recomposition stratégique accélérée en Asie. La montée en puissance de la Chine, les effets prolongés de la guerre en Ukraine, les reculs démocratiques dans plusieurs régions du monde : autant de signaux qui appellent à un réalignement des principes et des intérêts. L’Indo-Pacifique ne doit pas être un théâtre d’affrontements cyniques, mais devenir un espace de coopération équilibrée, de respect mutuel et de gouvernance fondée sur le droit.

 

Dans ce contexte, la France a un rôle singulier à jouer : celui d’une puissance de clarté morale et de cohérence stratégique. Non par nostalgie, ni par arrogance, mais au nom d’un idéal républicain rénové, capable de dialoguer d’égal à égal avec les sociétés asiatiques.

 

La France peut — si elle le décide — contribuer à bâtir un Indo-Pacifique libre, ouvert, inclusif et durable, en s’engageant avec plus de détermination pour :

 

• La défense des droits humains et des libertés fondamentales au Vietnam et dans la région;

 

• Le soutien actif aux sociétés civiles et aux forces pluralistes locales ;

 

• La promotion d’une souveraineté stratégique des pays d’Asie du Sud-Est, à l’abri de toute dépendance exclusive ;

 

• Une diplomatie culturelle et intellectuelle renouvelée, donnant un sens contemporain à la francophonie comme vecteur de pensée critique et de dialogue interculturel.

 

Monsieur le Président,

 

Vous avez plusieurs fois affirmé que la France devait être une puissance d’équilibres. Mais il ne saurait y avoir d’équilibre durable sans fondement éthique. Loin de diviser, ces valeurs — liberté, dignité, souveraineté, pluralisme — ont le pouvoir de rassembler. Si la France ose les porter avec constance, elle pourra, dans l’Indo-Pacifique, retrouver non seulement des marchés ou des bases, mais des partenaires, des alliés, et des amis.

 

Le Vietnam attend cette parole claire. L’Asie a besoin de cette vision. Et l’Histoire jugera si votre visite de 2025 aura été un simple rituel diplomatique — ou bien l’acte fondateur d’un nouveau contrat moral et stratégique entre la France et les peuples de l’Indo-Pacifique.

Veuillez croire, Monsieur le Président, en l’assurance de ma haute considération.

 

Vũ Đức Khanh

Avocat, défenseur des Droits de l'Homme et commentateur des affaires internationales

 

Élysée – Présidence de la République française

Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam/ Ambassade de France au Vietnam

Olivier Đại Sứ Pháp

BBC News Tiếng Việt

Le Monde

RFI

Radio France

 

 

https://www.facebook.com/photo?fbid=1999128680914349&set=a.106729980154238

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron

 

 

 



No comments: