Việt Nam 'gửi thông
điệp mâu thuẫn' khi đầu tư bộn tiền vào các dự án khí đốt
BBC News Tiếng Việt
29
tháng 5 năm 2025
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cj3j087p3klo
Việt
Nam đang nỗ lực đầu tư rầm rộ vào các dự án phát triển khí đốt nhằm giải quyết
tình trạng thiếu điện, đồng thời dần loại bỏ điện than để chuyển sang năng lượng
sạch - theo cam kết đầy tham vọng của ông Phạm Minh Chính. Tuy nhiên, khí đốt
không phải năng lượng sạch, và các dự án của Việt Nam đang gửi đi một thông điệp
đầy mâu thuẫn, theo các nhà phân tích.
"Mục
tiêu của Việt Nam đầy tham vọng, và rõ ràng mong muốn hướng tới một tương lai
năng lượng sạch hơn.
"Nhưng
để đạt được những mục tiêu đó không chỉ cần đặt ra các cam kết — mà còn đòi hỏi
phải đưa ra những lựa chọn chiến lược ngay từ bây giờ," bà Warda Ajaz, Quản
lý Dự án Asia Gas Tracker nói với BBC News Tiếng Việt.
Báo
cáo mới công bố của Asia Gas Tracker, thuộc Global Energy Monitor, mà bà Warda
Ajaz làm trưởng nhóm nghiên cứu, còn chỉ ra rằng, kế hoạch phát triển khí đốt của
Việt Nam, đặc biệt tại các khu vực nhạy cảm về sinh thái như Đồng bằng sông Cửu
Long, đang làm dấy lên những lo ngại thực sự.
Global
Energy Monitor là một tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại San Francisco, Mỹ,
chuyên thu thập và công bố dữ liệu về các dự án nhiên liệu hóa thạch và năng lượng
tái tạo trên toàn cầu.
Thủ
tướng Việt Nam, ông Phạm Minh Chính, tại COP26 ở Scotland năm 2021
"Mục
tiêu tham vọng" của Việt Nam mà bà Warda Ajaz đề cập, là cam kết bất ngờ của
ông Phạm Minh Chính, Thủ tướng Việt Nam, vào năm 2021, tại Hội nghị Thượng đỉnh
về biến đổi khí hậu (COP26) ở Scotland, rằng Việt Nam sẽ đạt phát thải ròng bằng
0 vào năm 2050.
Một
năm sau, 2022, Việt Nam ký thỏa thuận Đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng
(JETP) để nhận hơn 15,5 tỷ USD tài trợ từ các nước giàu nhằm thực hiện cam kết
nói trên.
Chính
phủ Việt Nam đã cho chỉnh sửa Kế hoạch Phát triển Điện Quốc gia (PDP8) ít
nhất tới tám lần chỉ trong hai năm, nâng các mục tiêu năng lượng
sạch và giảm các mục tiêu điện than để phù hợp với cam kết nói trên.
Bài
toán là làm sao để đối phó với tình trạng thiếu điện trầm trọng, khi phải giảm
dần điện than theo cam kết, mà công suất điện tái tạo như gió, mặt trời lại vô
cùng hạn chế do nhiều vướng mắc về chính sách?
Lời
giải của Việt Nam là dầu và khí đốt - bất chấp các cảnh báo rằng đây không phải
là các nguồn năng lượng sạch và bền vững.
Bà
Warda Ajaz, Quản lý Dự án Asia Gas Tracker khẳng định với BBC rằng các nước,
trong đó có Việt Nam, sẽ không thể hoàn thành mục tiêu chuyển đổi sang năng lượng
bền vững nếu chỉ chuyển đổi từ than đá sang khí đốt.
"Việt
Nam đã đưa ra các cam kết mạnh mẽ trước công chúng về việc đạt mức phát thải
ròng bằng 0 vào năm 2050, điều này rất đáng khích lệ. Tuy nhiên, việc hiện nay
vẫn tập trung mở rộng hạ tầng khí đốt lại tạo ra một thông điệp mâu thuẫn,"
bà Warda Ajaz nói với BBC News Tiếng Việt từ San Francisco.
Theo
bà Warda Ajaz, các dự án như Cá Voi Xanh và Lô B được Việt Nam coi là những bước
chuyển tiếp sang năng lượng bền vững, nhưng thực tế khí đốt vẫn là nhiên liệu
hóa thạch.
Nghiêm
trọng hơn, việc tăng cường đầu tư, phát triển thêm các dự án khí đốt như Việt
Nam đang thực hiện có nguy cơ "trói buộc" đất nước vào ngành công
nghiệp năng lượng phát thải cao trong nhiều thập kỷ tới.
"Một
quốc gia càng phụ thuộc lâu dài vào khí đốt thì việc chuyển đổi sang năng lượng
tái tạo sẽ càng khó khăn và tốn kém hơn," bà Warda Ajaz khẳng định.
Trong
khi đó, các công nghệ như điện gió, điện mặt trời và pin lưu trữ đang ngày càng
trở nên phổ biến và có giá cả phải chăng hơn.
2025
- 'bùng nổ' các dự án khí đốt
Vòng
đời của các khí đốt ở Đông Nam Á
Bất
chấp các cảnh báo này, 2025 đánh dấu một năm then chốt cho sự phát triển khí đốt
thượng nguồn ở Đông Nam Á, theo một báo cáo mới từ Global Energy Monitor (GEM).
Hơn
một chục dự án khai thác được lên kế hoạch đưa ra quyết định đầu tư cuối cùng
(FID), con số cao nhất trong hơn một thập kỷ.
Dữ
liệu của Global Oil and Gas Extraction Tracker và Asia Gas Tracker cho thấy một
dự án đã được phê duyệt và mười ba dự án khí đốt khác có khả năng đạt được FID
vào năm 2025.
Các
nhà khoa học nhận định rằng nếu tất cả các dự án này đạt được FID thì toàn khu
vực Đông Nam Á sẽ khai thác hơn 20 tỷ mét khối khí đốt hàng năm, tăng 18% so với
sản lượng hiện tại, báo hiệu sự chuyển hướng quá trình chuyển đổi năng lượng của
khu vực này.
Đạt
được FID là một phần quan trọng trong quá trình phát triển của một mỏ, khi có
quyết định phê duyệt một dự án. Nghĩa là, về cơ bản, dự án FID được coi là một
khoản đầu tư đáng giá và đã có được các giấy phép và vốn cần thiết.
Trong
số các dự án có khả năng đạt được FID năm 2025, có bốn dự án ở Việt Nam, bao gồm
Sư Tử Trắng 2B, Nam Du, Cá Voi Xanh và Dự án Lô B.
Cá
Voi Xanh và Lô B được đánh giá là hai dự án trọng tâm.
Mỏ
khí Cá Voi Xanh nằm
ở Lô 118, cách bờ biển miền Trung Việt Nam khoảng 88 km, được ExxonMobil phát
hiện vào năm 2011.
Đây
được coi là mỏ khí đốt lớn nhất của Việt Nam, với trữ lượng ước tính 150 bcm, dự
kiến công suất phát điện 3.000 megawatt (MW).
Mặc
dù được đưa vào cả PDP7 và 8 của Việt Nam, tiến độ của dự án đã chậm năm năm
nên mục tiêu đón dòng khí đầu tiên từ mỏ này đã bị dời về năm 2028 - một đích đến
các chuyên gia cho rằng khó có thể đạt được nếu những rào cản không được vượt
qua.
Tại
buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi vào tháng 8/2024, Bộ trưởng Bộ Công
Thương Nguyễn Hồng Điền đã thừa nhận thách thức, rằng việc tái cấu trúc doanh
nghiệp và chuyển hướng chiến lược sang năng lượng sạch của ExxonMobil là những
yếu tố chính làm chậm quá trình phát triển dự án này.
Mặc
dù việc hủy bỏ dự án không phải là một phương án đang được cân nhắc, ông Diên
tuyên bố rằng để đạt được bước tiến tiếp theo là rất khó khăn trong hoàn cảnh
hiện tại.
Cũng
tại thời điểm đó, vị bộ trưởng đã đề xuất kiến nghị với chính phủ cho phép triển
khai dự án nhà máy nhiệt điện khí bằng cách sử dụng khí hóa lỏng nhập khẩu,
thay vì sử dụng khí hóa lỏng từ mỏ Cá Voi Xanh do nhu cầu phát triển điện khí để
đảm bảo năng lượng cho quốc gia. Ông Diên nói thêm rằng khi nào khai thác được
mỏ Cá Voi Xanh thì sẽ chuyển sang sử dụng lại.
Bên
cạnh đó, Mỏ khí đốt Lô B nằm ở vùng biển ngoài khơi phía tây nam, là một
dự án đầy tham vọng khác của Việt Nam, với trữ lượng khí ước tính là 107 bcm.
Dự
án bao gồm các đường ống ngầm rộng lớn và cơ sở hạ tầng hỗ trợ, với khoản đầu
tư hơn 10 tỷ đô la Mỹ.
Không
chỉ có hai mỏ này, nhiều dự án khí đốt khác của Việt Nam hiện cũng đối mặt với
sự chậm trễ lịch sử và nguy cơ không đảm bảo tiến độ do các vướng mắc như quy
trình phê duyệt dự án và các thỏa thuận bán khí đốt.
Tiến
độ của dự án Sư Tử Trắng 2B chậm ba năm, dời đến năm 2025.
"Sư
Tử Trắng pha 2B chậm 1 năm thì ngân sách Nhà nước mất khoảng 84 triệu USD, còn
đối với tổ hợp nhà thầu mất khoảng 9 triệu USD", trang web của công ty
PetroVietnam dẫn lại phân tích của Tổng Giám đốc Cửu Long JOC Lê Đắc Hóa vào
tháng 3/2024.
Trong
khi đó, dự án Nam Du và dự án U Minh đều chậm sáu năm (từ năm 2019 đến năm
2025) - thời gian dài nhất trong số 10 dự án khai thác khí thường nguồn chậm tiến
độ trong khu vực.
Bà
Warda Ajaz cho rằng cần phải đánh giá lại khả năng tồn tại của các dự án này
khi quá trình chuyển đổi sang năng lượng sạch đã vào guồng.
HÌNH
:
Đáng
lo ngại là, tuổi thọ của một số mỏ vượt ra ngoài khung thời gian cam kết
net-zero (phát thải bằng 0) mà nhiều quốc gia đặt ra.
Nhiều
dự án khí đốt trong khu vực, trong đó có Việt Nam, có kế hoạch khai thác tới
sau năm 2060.
Điều
đó có nghĩa là các dự án khí đốt trong khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt
Nam, đang đe dọa phá vỡ thỏa thuận khí hậu Paris - cam kết sự nóng lên toàn cầu
dừng dưới mức 1,5 độ C.
Trong
khi đó, giới khoa học đã đồng tình rằng không thể khai thác thêm mỏ dầu khí mới
nào trong khi vẫn muốn đảm bảo giữ mức ấm nóng toàn cầu dưới 1,5°C.
Ông
Scott Zimmerman, Quản lý Dự án của Global Energy Monitor's Global Oil và Gas
Extraction Tracker (GOGET), nói với BBC News Tiếng Việt rằng các mỏ khí đốt
đang hoạt động và đang được xây dựng chứa nhiều nhiên liệu hóa thạch hơn mức mà
thế giới có thể đủ khả năng khai thác và đốt cháy theo Thỏa thuận Paris.
Bên
cạnh đó, việc đóng cửa sớm các mỏ đã khai thác rồi là cực kỳ hiếm, theo ông
Zimmerman.
Ảnh
hưởng nghiêm trọng sinh kế Đồng bằng Sông Cửu Long
Cuộc
sống chài lưới của người dân Đồng bằng Sông Cửu Long
Chưa
hết, theo các chuyên gia, các dự án sản xuất khí đốt mới và mở rộng ở Đông Nam
Á, trong đó có Việt Nam, đặt tại những vị trí gần những khu vực nhạy cảm về mặt
sinh thái như Tam giác San hô và Đồng bằng sông Cửu Long, có thể gây ra những
tác động tiêu cực đáng kể đến sự đa dạng sinh học phong phú ở đó, đồng thời làm
cản trở quá trình chuyển đổi sang năng lượng sạch.
"Đồng
bằng này là một trong những vùng đất màu mỡ và đông dân cư nhất cả nước — nơi
sinh sống của khoảng 18 triệu người phụ thuộc vào nông nghiệp, đánh bắt cá và
sinh sống.
"Nghiên
cứu chỉ ra rằng, khi việc thăm dò khí đốt được thực hiện tại những khu vực như
vậy, điều mà Việt Nam hiện đang thực hiện, đã đặt cả đa dạng sinh học lẫn sinh
kế của người dân vào tình trạng rủi ro," bà Warda Ajaz nói với BBC News Tiếng
Việt.
HÌNH
:
Bà
Ajaz còn chỉ ra rằng, các hệ sinh thái tại đây vốn đã dễ bị tổn thương do biến
đổi khí hậu. Việc phát triển khí đốt trong bối cảnh đó có thể gây tổn hại lâu
dài — không chỉ đối với môi trường mà còn với các cộng đồng phụ thuộc vào những
hệ tự nhiên này để có thực phẩm, thu nhập và sự ổn định.
"Thay
vì theo đuổi các dự án nhiên liệu hóa thạch có rủi ro cao, các chính phủ ở khu
vực Đông Nam Á có cơ hội quan trọng để chuyển hướng đầu tư sang năng lượng sạch,
tăng cường hỗ trợ khả năng phục hồi kinh tế và phù hợp với các cam kết về khí hậu
toàn cầu," bà nói thêm.
-------------------------------
Tin
liên quan
·
Việt Nam có thể mất
13 tỷ USD vốn đầu tư vào điện gió và năng lượng mặt trời
11
tháng 3 năm 2025
·
Việt Nam đưa hạt
nhân vào quy hoạch điện quốc gia trị giá 132 tỷ USD
19
tháng 4 năm 2025
·
Năng lượng VN 2023:
Điện than đang thoái trào hay bùng nổ?
10
tháng 4 năm 2023
·
Lại sửa Quy hoạch
điện 8 - Gọt chân sao cho vừa giày?
3
tháng 1 năm 2025
·
Hai mỏ khí đốt trên Biển Đông của
VN góp phần phá vỡ thỏa thuận khí hậu Paris?
9
tháng 8 năm 2023
·
Vì sao ngành điện
gió ngoài khơi Việt Nam 'thoi thóp'?
18
tháng 9 năm 2024
No comments:
Post a Comment