Trúc Phương/Người Việt
May
11, 2025 : 5:22 PM
https://www.nguoi-viet.com/binh-luan/giac-mo-my-dang-hap-hoi/
Nếu có thuật
từ nào xứng đáng được chọn là một trong những đại diện cho xã hội văn minh hiện
đại được nhắc nhiều nhất, từ đó chắc chắn là “Giấc Mơ Mỹ” (American Dream).
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2025/05/BL-Giac-Mo-My-1536x1024.jpg
Người
nhập cư vào Mỹ từ nhiều quốc gia trên khắp thế giới qua lao động nặng nhọc để
tìm kiếm “Giấc Mơ Mỹ.” (Hình minh họa: Brent Stirton/Getty Images)
Tác
giả thuật từ, James Truslow Adams, trong quyển The Epic of America (1931), đã định
nghĩa: “‘Giấc Mơ Mỹ’ là niềm mơ ước về một vùng đất, nơi mà cuộc sống trở nên tốt
hơn, giàu có hơn và đầy đủ hơn cho tất cả, với cơ hội cho mỗi người đều có thể
có được chỉ bằng tài năng.”
“Giấc
Mơ Mỹ” trở thành khái niệm quen thuộc tượng trưng cho sự thành đạt được đền bù
xứng đáng từ nỗ lực bền bỉ. “Giấc Mơ Mỹ” đưa nước Mỹ trở thành cường quốc thịnh
vượng. Bây giờ, sự thịnh vượng đó đang tan hoang…
Lý
tưởng của “Giấc Mơ Mỹ”
Nhắc
đến “Giấc Mơ Mỹ,” người ta thường liên tưởng đến hình ảnh cơn sốt đào vàng thế
kỷ 19, đến sự thành đạt từ bàn tay trắng cần cù và nghị lực phi thường, đến sự
khát vọng làm giàu, đến hình thái chính trị-xã hội tự do dân chủ đích thực mang
lại sự phóng khoáng trong tư duy, đến mô hình kinh tế thị trường tự do và còn
nhiều điều tốt đẹp khác.
Khi
Franklin Delano Roosevelt nhậm chức tổng thống năm 1933 với chương trình cải tổ
toàn diện New Deal đưa nước Mỹ thoát khỏi cuộc Đại Suy Thoái, “Giấc Mơ Mỹ” bắt
đầu đâm hoa thật sự. Dân Mỹ được chăm lo tốt hơn bằng những chính sách cụ thể.
“Giấc Mơ Mỹ” chưa dừng lại ở đó.
“Giấc
Mơ Mỹ,” được hiểu đơn giản là những câu chuyện đổi đời ngoạn mục trên đất Mỹ, bắt
đầu hình thành khi nhiều gia đình bồng bế nhau trực chỉ hướng Tây ngọn Rocky để
mua hàng hecta đất với giá rẻ trong cơn sốt tìm vàng. Ðổi đời từ vàng là làn
sóng ban đầu của khái niệm “Giấc Mơ Mỹ.”
Làn
sóng thứ hai bắt đầu từ những người di cư. Mong muốn thoát cảnh quanh năm ruộng
vườn, đặc biệt bởi nhiều yếu tố trực tiếp chẳng hạn hậu quả nạn đói kinh khủng
từ trận thất mùa khoai tây lịch sử tại Ireland; và tình trạng hậu chiến sau thời
Napoleon, nhiều gia đình Châu Âu bắt đầu lên đường sang Mỹ. Tính năng động và
thoáng mở của xã hội Mỹ là sức hút đầu tiên. Sau Châu Âu, đến lượt nhiều gia
đình Châu Á cũng đến Mỹ (tạo ra những khu phố Tàu như thấy hiện nay). Như trong
ý nghĩa phổ biến về “Giấc Mơ Mỹ,” bất kỳ ai cần cù, quyết chí học và có gan làm
giàu gần như chắc chắn sẽ được toại nguyện ước mơ đổi đời.
Có
rất nhiều ví dụ về “Giấc Mơ Mỹ.” Andrew Carnegie là một trong số đó. Sinh tại
Scotland trong gia đình với bố làm nghề dệt tay, Carnegie lớn lên trong cảnh
gia đình giật gấu vá vai và đong gạo từng bữa. Sự xuất hiện của máy dệt khiến
gia đình Carnegie thêm lận đận. Cuối cùng, bố Carnegie quyết định đến Mỹ, sau
khi bán tất cả tài sản khiêm tốn và vay thêm 20 bảng Anh. Tháng Năm, 1848, gia
đình Carnegie đến New York và bố Carnegie xin làm việc tại một nhà máy bông vải.
Andrew
Carnegie cũng phải đi làm, với lương $1.2/tuần. Năm 1851, Carnegie làm người
phát điện tín cho Ohio Telegraph Co với mức lương $2.5/tuần. Tự học kỹ thuật điện
tín, Carnegie sau đó được công ty hỏa xa Pennsylvania Railroad Co thuê với
lương $4/tuần (lúc này Carnegie 18 tuổi). Lần lần, Carnegie được bổ nhiệm giám
sát khu vực Pittsburgh. Dành dụm từng xu, năm 1864, Carnegie bắt đầu đầu tư số
tiền tiết kiệm $40,000 vào nông trại Storey (Pennsylvania).
Khi
Nội Chiến Mỹ bùng nổ, Carnegie được ông chủ công ty Pennsylvania Railroad Co
(Thomas A. Scott, lúc đó là thứ trưởng Bộ Chiến Tranh phụ trách vận chuyển quân
sự) đưa lên Washington, DC với vai trò giám sát hệ thống hỏa xa quân đội và hệ
thống điện tín chính phủ. Cuộc Nội Chiến Mỹ giúp nhiều ngành công nghiệp phát
triển nhanh, trong đó có công nghiệp sắt thép.
Triển
vọng công nghiệp thép không lọt khỏi quan tâm Carnegie. Dùng tất cả vốn liếng,
Carnegie đầu tư vào ngành thép. Và đến cuối thập niên 1880, công ty Carnegie
Steel đã trở thành nhà sản xuất gang, than cốc và thanh ray hỏa xa lớn nhất thế
giới! Ở giai đoạn đỉnh cao sự nghiệp, Carnegie là người thứ hai giàu nhất thế
giới, chỉ xếp sau vua dầu lửa John D. Rockefeller (cũng thuộc thành phần di cư
từ Pháp – hoặc Ðức, như một số tài liệu ghi). Nước Mỹ đem lại cơ hội và mở cửa
đón những người như Andrew Carnegie và cũng chính những điển hình Andrew
Carnegie đã đem lại thịnh vượng cho nước Mỹ ngày nay. Tuy nhiên, như nhiều
phóng sự gần đây, “Giấc Mơ Mỹ” thời nay dường như khó đạt được…
Ai đang
phá nát “Giấc Mơ Mỹ”
Tính
ổn định trong nghề nghiệp trong xã hội Mỹ, theo Griff Witte (Washington Post),
trở nên ngày càng bất an. Bi kịch lên voi xuống chó xảy ra như cơm bữa. Không
ít người lao động Mỹ không biết chắc đời sống mình an toàn đến chừng nào. Trình
độ và bằng cấp đại học cũng không hứa hẹn.
Theo
David R. Francis (Christian Science Monitor), gần 1/5 gia đình Mỹ hiện có giá
trị tài sản là zero và vài trường hợp thậm chí còn nợ nhiều hơn những gì mình sở
hữu. “Tính ổn định trong thu nhập đã giảm trong 20 năm qua,” theo Bhashkar
Mazumder, nhà kinh tế thuộc Ngân Hàng Dự Trữ Liên Bang Chicago (Federal Reserve
Bank of Chicago).
Từ
1950-1980, thế hệ Mỹ sau thường thành công hơn thế hệ trước. Bố mẹ thường thấy
con cái họ thành đạt hơn. Bây giờ, cần đến 5-6 thế hệ để xóa bớt khoảng cách giữa
thành phần nghèo và lớp trung lưu. Ảnh hưởng từ chính sách là một phần nguyên
nhân cho thái độ bi quan về “Giấc Mơ Mỹ.”
Donald
Trump luôn hứa hẹn về một sự bùng nổ kinh tế ngay sau khi ông trở lại Tòa Bạch Ốc,
hồi sinh “Giấc Mơ Mỹ” và sẽ tạo ra bốn năm thịnh vượng “chưa từng có.” “Tiền
lương của các bạn sẽ cao hơn, đường phố của các bạn sẽ an toàn và sạch sẽ hơn,
cộng đồng của các bạn sẽ giàu có hơn và tương lai của các bạn với tư cách là
người Mỹ sẽ tốt hơn nhiều so với trước khi tôi nhậm chức,” Trump phát biểu
trong cuộc vận động tranh cử cuối cùng tại Grand Rapids, Michigan. “Bởi vì đây
sẽ là thời kỳ hoàng kim của nước Mỹ.”
Tuy
nhiên, giọng điệu của Trump đã thay đổi đáng kể gần đây, khi đề cập đến sự “hy
sinh” và “giai đoạn quá độ” cho đến khi chính sách thuế quan của ông mở đường
cho “một sự bùng nổ.”
Trump
đã nói về “nhu cầu” nước Mỹ phải “uống thuốc” trước khi có thể “khỏe” trở lại.
“Đây là giai đoạn chuyển tiếp,” Trump nói trong chương trình “Meet the Press” của
NBC ngày 4 Tháng Năm. “Tôi nghĩ chúng ta sẽ làm rất tốt… Tôi chỉ muốn nói rằng
họ (người dân Mỹ) không cần phải có 30 con búp bê. Họ có thể chỉ có ba con. Họ
không cần phải có 250 cây bút chì. Họ có thể chỉ có năm cây.”
Toàn
cảnh, người Mỹ ngày càng hoài nghi về khái niệm “Giấc Mơ Mỹ.” Theo khảo sát của
Trung Tâm Nghiên Cứu Pew năm 2024, 41% người Mỹ cho biết giấc mơ không còn khả
thi nữa và 6% nói rằng giấc mơ không bao giờ khả thi. Bất bình đẳng thu nhập ở
Mỹ đã tăng đáng kể. Văn Phòng Ngân Sách Quốc Hội cho biết 10% người giàu nhất
nước Mỹ đang kiểm soát gần 60% tài sản quốc gia, trong khi “một nửa dưới” chỉ nắm
6% (Newsweek ngày 9 Tháng Năm).
Một
phóng sự của Vanity Fair thuật vài câu chuyện điển hình cho thấy giấc mơ Mỹ
đang vỡ vụn như thế nào. Ông Greg Dillon, 49 tuổi, sống tại Marietta thuộc bang
Georgia, là nhà tư vấn nghề nghiệp. Ông từng tình nguyện làm việc tại những
trung tâm giới thiệu việc làm thuộc giáo hội để giúp người xin việc điền tờ
khai và tư vấn chiến lược tìm việc. Bây giờ, chẳng ai có thể tư vấn để giúp ông
không thất nghiệp! Vào ngày trước sinh nhật lần thứ 49, Dillon bị sa thải khỏi
Forum Co., lần mất việc thứ hai trong 18 tháng…
Trả
lời một cuộc phỏng vấn (“What Has Happened to the American Dream?” The New York
Times ngày 3 Tháng Năm, 2025), Malinda Burke, 40 tuổi, ở Raleigh (North
Carolina) nói, “Tôi có cảm giác như nó đang tuột khỏi tầm tay.”
Vài
ngày trước Lễ Tạ Ơn, Malinda Burke “mất job.” Trong nhiều tháng tìm việc làm, đặc
biệt trong một thị trường đột nhiên tràn ngập nhân viên liên bang thất nghiệp,
Burke phải dùng tiền tiết kiệm hưu trí để trả tiền nhà và khoản nợ sinh viên. Lần
đầu tiên trong đời, Burke bắt đầu hoang mang về cái gọi là “Giấc Mơ Mỹ.”
“Tôi
luôn nghĩ rằng nếu làm việc đủ chăm chỉ, tôi có thể đạt được ‘Giấc Mơ Mỹ.’ Tôi
đã có thể tự mua được nhà… Và rồi trong chớp mắt, tôi nghĩ, ‘Ôi trời, nếu tôi mất
nhà thì sao?’… Tôi thuộc tầng lớp trung lưu vốn ngày càng bị thu hẹp. Tôi nghĩ
hầu hết chúng ta đều muốn có một cuộc sống thoải mái, nhưng điều đó thực sự khó
khăn trong thời buổi ngày nay…”
Năm
1941, Henry Luce (người sáng lập tờ Time) tung ra bài bình luận nổi tiếng The
American Century trên tạp chí Life với nội dung rằng nước Mỹ không nên đứng
ngoài lề Thế Chiến Thứ II mà nên dùng sức mạnh mình để hoằng dương “lòng yêu tự
do, sự công bằng trong tận dụng cơ hội, truyền thống độc lập tự chủ và thái độ
hợp tác.” Luce cũng đề nghị “Giấc Mơ Mỹ” cần được sử dụng như một cách để quảng
bá lối sống Mỹ, thứ mà những quốc gia phi dân chủ nên noi theo.
Gần
như trong cùng thời gian, trong diễn văn Thông Điệp Liên Bang năm 1941, Tổng Thống
Roosevelt cũng gián tiếp mở rộng khái niệm “Giấc Mơ Mỹ” với việc đưa ra “bốn sự
tự do tối cần thiết cho con người” mà nước Mỹ thề sẽ chiến đấu giành cho được đến
cùng, gồm: Tự do ngôn luận; Tự do tôn giáo; Tự do yêu thích và Tự do sợ hãi.
Bây giờ, nước Mỹ chỉ còn lại “Tự do sợ hãi,” sợ đủ thứ, và nỗi sợ đến từ chính
những kẻ luôn mồm nói nước Mỹ sẽ lại thịnh vượng và “Giấc Mơ Mỹ sẽ hồi sinh.”
[kn]
No comments:
Post a Comment