Ba
cách mà Đức Giáo hoàng Francis ảnh hưởng đến phong trào khí hậu toàn cầu
Celia
Deane-Drummond | The Conversation
6.5.25
HÌNH
:
Các
đại diện người bản địa của các cộng đồng Amazon cùng Đức Giáo hoàng Francis tại
vườn Vatican. Godong/Alamy Stock Photo
Tin
về sự qua đời của Đức Giáo hoàng Francis đã được Vatican công
bố. Lần đầu tiên tôi gặp cố Giáo hoàng Francis tại
Vatican là sau một hội nghị có tên Cứu
lấy Ngôi nhà chung của chúng ta và Tương lai của Sự sống trên Trái đất vào
tháng 7 năm 2018. Các đồng nghiệp và tôi cảm nhận được điều gì đó trọng đại
đang diễn ra tại trung tâm của giáo hội.
Vào
thời điểm đó, tôi đang hỗ trợ thành lập viện nghiên cứu Laudato Si' mới
tại Jesuit Hall thuộc Đại học Oxford. Viện này được đặt tên theo thông
điệp năm 2015 của giáo hoàng (một lá thư gửi các giám mục phác thảo chính sách
của giáo hội) về biến đổi khí hậu.
Sứ
mệnh của viện này bắt nguồn từ tầm nhìn lấy cảm hứng từ tôn giáo của Đức Giáo
hoàng về hệ sinh
thái toàn diện [integral ecology] – một phương pháp tiếp cận đa ngành
giải quyết các vấn đề xã hội và sinh thái về bình đẳng và khủng hoảng khí hậu.
Xuất
thân từ Argentina, Giáo hoàng Francis, vị giáo hoàng Dòng Tên đầu tiên, đã tận
mắt chứng kiến Amazon bị tàn phá và
hoàn cảnh khốn khổ của những cộng đồng nghèo nhất Nam Mỹ. Mối quan tâm của ngài
về công lý cho các cộng đồng dễ bị tổn thương và bảo vệ hành tinh luôn đi đôi với
vai trò lãnh đạo tôn giáo.
Trong
bức thư đầu tiên của mình, Laudato
Si', ngài kêu gọi tất cả mọi người, không chỉ người Công giáo, hãy chú ý
nhiều hơn đến sự mong manh của cả hành tinh và con người. Điều chúng ta cần
không gì khác hơn là một cuộc
cách mạng văn hóa, ngài viết. Là một nhà thần học, tôi nhận ra rằng ngài đã
truyền cảm hứng cho sự thay đổi đáng kể theo ba cách chính.
1.
Tại các hội nghị thượng đỉnh về khí hậu toàn cầu
Không
phải ngẫu nhiên mà Đức Giáo hoàng Francis đã ban hành Laudato Si' tại thời điểm
quan trọng hồi năm 2015, trước thềm hội nghị thượng đỉnh về khí hậu của Liên hợp
quốc, Cop21, tại Paris. Một tông huấn tiếp theo, hay tuyên bố chính thức, Laudate
Deum, đã được ban hành vào tháng 10 năm 2023, ngay trước một hội nghị thượng
đỉnh về khí hậu khác của Liên hợp quốc, Cop28 tại Dubai.
Liệu
các quyết định tại những cuộc họp toàn cầu này có thay đổi nhờ ảnh hưởng của Đức
Giáo hoàng Francis không? Rất có thể. Trong Laudate
Deum, Đức Giáo hoàng Francis đã thể hiện cả sự khích lệ lẫn đôi chút thất vọng
về những thành tựu của các thỏa thuận quốc tế cho đến nay.
Ngài
chỉ trích sự yếu kém của chính trị quốc tế và tin rằng Cop21 đại diện cho một “thời
khắc quan trọng” vì thỏa thuận này liên quan đến tất cả mọi người.
Sau
Cop21, ngài chỉ ra rằng hầu hết các quốc gia đã không thực hiện được thỏa
thuận khí hậu Paris vốn kêu gọi hạn chế mức tăng nhiệt độ toàn cầu
trong thế kỷ này ở mức dưới 2°C. Ngài cũng chỉ ra sự thiếu giám sát các cam kết
và cả sự trì trệ chính trị sau đó. Ngài đã nỗ lực hết sức trong việc dùng vị thế
nổi bật của mình để buộc quyền lực phải chịu trách nhiệm.
Thúc
đẩy nhận thức đạo đức chung về nhu cầu hành động theo cách có trách nhiệm với
sinh thái, cả trong chính trị quốc tế và ở cấp địa phương là điều mà các giáo
hoàng trước đây, Giáo
hoàng John Paul II và Giáo
hoàng Benedict XVI từng thực hiện. Nhưng, những nỗ lực của Giáo hoàng
Francis còn vươn xa hơn bằng cách kết nối rộng rãi hơn với các phong trào cơ sở.
No comments:
Post a Comment