Cựu Tổng thống Biden
nói gì với BBC về ông Trump và ông Putin?
Nick Robinson
BBC
News
Delaware
7
tháng 5 năm 2025
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cn8082ky41go
Trong
một cuộc phỏng vấn độc quyền với BBC, lần đầu tiên kể từ khi rời
Nhà Trắng, ông Joe Biden đã chỉ trích việc chính quyền Trump gây áp lực lên
Ukraine để nhượng lãnh thổ cho Nga, gọi đó là "chính sách nhân nhượng thời
hiện đại".
HÌNH
:
Cựu
Tổng Thống Joe Biden
Phát
biểu tại bang Delaware vào thứ Hai, ông Biden nói rằng Tổng thống Nga Vladimir
Putin tin Ukraine là một phần của Nga và "bất kỳ ai nghĩ rằng ông ta sẽ dừng
lại" nếu một phần lãnh thổ được nhượng lại trong một thỏa thuận hòa bình
"đều là ngớ ngẩn".
Ông
Biden, người phát biểu khi các quốc gia Đồng minh kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng
ở châu Âu trong tuần này, bày tỏ lo ngại về việc quan hệ Mỹ-Âu có thể tan vỡ dưới
thời Tổng thống Donald Trump - điều mà ông cho rằng "sẽ thay đổi lịch sử
hiện đại của thế giới".
Trong
cuộc phỏng vấn sâu với chương trình Today của BBC
Radio 4, ông Biden đã được hỏi về các hoạt động của chính mình liên quan tới
Ukraine cũng như quyết định rút lui khỏi cuộc đua tái tranh cử năm 2024 vào
giai đoạn cuối - sau một màn tranh luận va vấp làm dấy lên lo ngại về sức khỏe
của ông và đẩy Đảng Dân chủ vào khủng hoảng.
Ông
Biden đã rút lui chưa đầy bốn tháng trước cuộc bầu cử tháng 11, và khi được hỏi
liệu ông có nên rời đi sớm hơn và dành nhiều thời gian hơn cho việc chọn người
thay thế hay không, ông nói:
"Tôi
không nghĩ điều đó có vấn đề. Chúng tôi rút lui vào thời điểm mình có một ứng cử
viên tốt."
"Mọi
thứ diễn ra quá nhanh khiến việc rút lui trở nên thử thách. Và đó là một quyết
định khó khăn," ông nói.
"Tôi
nghĩ đó là quyết định đúng đắn. Tôi nghĩ rằng... đó chỉ là một quyết định khó
khăn."
Khi
được hỏi về cách đối xử của chính quyền hiện tại đối với các đồng minh của Mỹ,
cựu tổng thống đã chỉ trích những lời kêu gọi của ông Trump về việc Mỹ lấy lại
kênh đào Panama, mua lại Greenland và biến Canada thành bang thứ 51.
"Chuyện
quái quỷ gì đang xảy ra vậy? Tổng thống nào lại nói như vậy? Đó không phải là
con người chúng ta," ông nói.
"Chúng
ta nói về tự do, dân chủ, cơ hội chứ không phải về chiếm đoạt."
Về
vấn đề Ukraine, ông Biden được hỏi liệu ông có cung cấp đủ hỗ trợ cho Kyiv để đảm
bảo họ có thể giành chiến thắng trong cuộc chiến hay chỉ đơn thuần là chống lại
cuộc xâm lược toàn diện của Nga hay không.
Trong
ba năm chiến tranh, Nhà Trắng dưới thời ông đã thay đổi lập trường về việc sử dụng
vũ khí do Mỹ cung cấp và dần dần dỡ bỏ một số hạn chế.
"Chúng
tôi đã cung cấp cho họ mọi thứ họ cần để đảm bảo độc lập và chúng tôi đã sẵn
sàng đáp trả mạnh mẽ hơn nếu Putin hành động trở lại," ông nói.
Ông
Biden cũng được hỏi về những bình luận từ chính quyền Trump cho rằng Kyiv phải
nhượng lại một số lãnh thổ để đảm bảo một thỏa thuận hòa bình chấm dứt chiến sự.
Phó
Tổng thống Mỹ JD Vance gần đây đã trình bày tầm nhìn của Mỹ về kế hoạch hòa
bình ở Ukraine, nói rằng bản kế hoạch sẽ "phân định các đường ranh giới
lãnh thổ... gần với vị trí như hiện nay".
Ông
nói rằng Ukraine và Nga "cả hai sẽ phải từ bỏ một số lãnh thổ mà họ hiện
đang sở hữu". Bộ trưởng Quốc phòng Pete Hegseth cũng lặp lại thông điệp
đó, nói rằng việc trở lại biên giới Ukraine trước năm 2014 là "không thực
tế".
"Đó
là chính sách nhân nhượng thời hiện đại," ông Biden nói vào thứ Hai, một sự
so sánh với chính sách của cựu Thủ tướng Anh Neville Chamberlain, người đã tìm
cách nhượng bộ các yêu sách của Adolf Hitler vào cuối những năm 1930 trong một
nỗ lực thất bại để tránh một cuộc chiến tranh toàn diện thảm khốc ở châu Âu.
Ông
cũng bày tỏ lo ngại rằng "châu Âu sẽ mất niềm tin vào sự chắc chắn của nước
Mỹ và sự lãnh đạo của nước Mỹ".
Ông
nói thêm rằng các nhà lãnh đạo châu lục này đang "tự hỏi, tôi phải làm gì
bây giờ?... Tôi có thể dựa vào Mỹ không? Liệu họ có ở đó không?"
Ông
Biden cho rằng cách chính quyền Trump gây áp lực lên Ukraine để nhượng đất cho
Nga là chính sách dung túng thời hiện đại
Ông
Trump từng tuyên bố rằng ông kỳ vọng Nga sẽ giữ bán đảo Crimea, vùng lãnh thổ bị
Moscow sáp nhập trái phép vào năm 2014. Tháng trước, ông cáo buộc Tổng thống
Ukraine Volodymyr Zelensky gây cản trở các cuộc đàm phán hòa bình khi ông
Zelensky bác bỏ đề xuất này.
Các
báo cáo cho thấy những đề xuất ngừng bắn gần đây của Mỹ không chỉ bao gồm việc
Mỹ chính thức công nhận Crimea là một phần của Nga, mà còn công nhận trên thực
tế quyền kiểm soát của Nga đối với các khu vực bị chiếm đóng khác ở Ukraine.
Nhà Trắng chưa công khai xác nhận chi tiết này.
"Tôi
không thiên vị ai cả. Tôi không muốn thiên vị ai. Tôi muốn một thỏa thuận được
thực hiện," ông Trump nói vào tháng trước khi được hỏi về việc công nhận
chủ quyền của Nga đối với Crimea.
"Vâng,
tất nhiên, người Ukraine tức giận vì họ bị xâm lược," Phó Tổng thống Vance
nói với Fox News tuần trước.
"Nhưng
chúng ta sẽ tiếp tục mất hàng ngàn binh sĩ chỉ vì vài dặm lãnh thổ sao?"
Áp
lực nhượng bộ lãnh thổ không chỉ đến từ Washington, Thị trưởng Kyiv, Vitali
Klitschko, nói với BBC hồi tháng Tư rằng Ukraine có thể phải tạm
thời từ bỏ lãnh thổ.
Bàn
về Tổng thống Nga Putin, ông Biden nói:
"Tôi
không hiểu làm thế nào mọi người nghĩ rằng nếu chúng ta cho phép một kẻ độc
tài, một tên côn đồ quyết định chiếm những phần lãnh thổ không thuộc về ông ta
thì điều đó sẽ khiến ông ta hài lòng. Tôi thực sự không hiểu."
Ông
cũng bày tỏ lo ngại rằng một số quốc gia trong liên minh NATO giáp biên giới với
Nga có thể "nói rằng chúng ta phải đạt được thỏa thuận" với ông Putin
nếu Ukraine cuối cùng phải từ bỏ lãnh thổ.
Ông
Trump từ lâu đã phản đối việc tiếp tục mức độ hỗ trợ quân sự của Mỹ mà ông
Biden đã dành cho Ukraine, lập luận rằng mục tiêu cuối cùng của ông là chấm dứt
đổ máu. Ông từng nói rằng ông Zelensky đã "qua mặt" ông Biden.
Căng
thẳng giữa Nhà Trắng và lãnh đạo Ukraine bùng nổ công khai vào tháng Hai, khi
ông Trump và ông Vance chỉ trích ông Zelensky và yêu cầu ông thể hiện sự biết
ơn nhiều hơn đối với nhiều năm hỗ trợ của Mỹ trong một cuộc gặp mặt được ghi
hình đặc biệt tại Phòng Bầu dục.
"Tôi
thấy cách diễn ra cuộc gặp đó có phần hạ thấp nước Mỹ," ông Biden nói.
Ông
Trump và các quan chức hàng đầu của ông liên tục chỉ trích các nước châu Âu vì
không chi đủ cho quốc phòng của họ và phụ thuộc quá nhiều vào sự hỗ trợ của Mỹ.
Mỹ là nhà
tài trợ đơn lẻ lớn nhất cho Ukraine, nhưng các nước châu Âu cộng lại đã chi nhiều
tiền hơn, theo Viện Kiel, một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Đức theo dõi hỗ trợ
cho Kyiv.
"Tôi
không hiểu làm thế nào họ không biết rằng sức mạnh nằm ở các liên minh,"
ông Biden nói về chính quyền Trump hôm 5/5.
"Có
những lợi ích... mà giúp chúng tôi tiết kiệm tiền về mặt tổng thể."
Khi
được hỏi về 100 ngày tại nhiệm đầu tiên của Tổng thống Trump, giai đoạn chứng
kiến hàng loạt động thái hành pháp cũng như cắt giảm sâu quy mô và chi tiêu của
chính phủ liên bang, ông Biden đã ca ngợi thành tích của mình và tìm cách vẽ ra
sự tương phản rõ rệt giữa thời điểm ông rời nhiệm sở và hiện tại.
"Nền
kinh tế của chúng tôi lúc đó đang tăng trưởng. Chúng tôi đang đi theo hướng thị
trường chứng khoán tăng mạnh. Chúng tôi đang ở trong tình thế mở rộng ảnh hưởng
của mình trên toàn thế giới một cách tích cực, tăng cường thương mại," ông
nói về tình hình đất nước khi rời Nhà Trắng hồi tháng Một.
Trong
khi đó, ông Trump nói rằng ông đang thúc đẩy một cuộc đại tu cần thiết đối với
mối quan hệ của thế giới với Mỹ, tái cân bằng thương mại, kiểm soát nhập cư bất
hợp pháp và làm cho chính phủ hiệu quả hơn.
Ông
đã kỷ niệm cột mốc 100 ngày bằng một bài phát biểu
ăn mừng thắng lợi vào tuần trước. Ông Biden nghĩ gì về sự khởi đầu của nhiệm kỳ
Trump 2.0?
"Tôi
sẽ để lịch sử phán xét điều đó," ông nói. "Tôi không thấy gì gọi là
thắng lợi cả."
-------------------------
Kirsty
MacKenzie và Gareth Evans tường thuật bổ sung
No comments:
Post a Comment