Ảo
tưởng đu dây: Tô Lâm và chính sách ngoại giao cây tre thời Trump – Tập
Vũ Đức Khanh
08/05/2025
Kể
từ khi trở thành Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) vào ngày 3
tháng 8 năm 2024, Tô Lâm đã nhanh chóng đưa mình trở thành gương mặt nổi bật
trên trường quốc tế, xuất hiện đều đặn tại Bắc Kinh, New York, Paris, và sắp tới
là Mạc Tư Khoa (Moscow).
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2025/05/1-39-1024x578.jpg
Ảnh
minh họa. Tiếng Dân edit
Tuy
nhiên, vẻ sôi động của hoạt động ngoại giao không đồng nghĩa với hiệu quả chiến
lược.
Sau
chín tháng cầm quyền, những giới hạn nội tại của chính sách “ngoại giao cây
tre” – từng được ca tụng như một biểu tượng khôn khéo của Việt Nam – đang dần bộc
lộ rõ ràng trong bối cảnh địa chính trị mới, khi Mỹ và Trung Quốc bước vào chu
kỳ đối đầu toàn diện, không còn chỗ cho sự mơ hồ hay nước đôi.
Ngoại
giao cây tre trong thời kỳ hậu Biden
Nếu
trong nhiệm kỳ trước của Tổng thống Joe Biden, quan hệ Mỹ–Việt đạt đỉnh cao với
việc nâng cấp lên “Đối tác Chiến lược Toàn diện” (tháng 9/2023), thì từ tháng
1/2025, khi Donald Trump trở lại Tòa Bạch Ốc, tình thế lập tức xoay chiều.
Với
chính sách áp thuế lên tới 46% đối với hàng hóa từ Việt Nam – đi kèm mức thuế kỷ
lục 245% đánh vào Trung Quốc – Trump đang tái cấu trúc toàn bộ chuỗi cung ứng
toàn cầu bằng tư duy “nước Mỹ trên hết”, đặt Việt Nam vào tình thế bị cuốn theo
guồng xoáy của cạnh tranh chiến lược.
Chuyến
thăm Trung Quốc đầu tiên của Tô Lâm chỉ hai tuần sau khi nhậm chức (18 –
20/8/2024) chủ yếu mang tính nghi thức, và chuyến đi Mỹ để gặp Biden tại New
York vào cuối tháng 9 cũng trở nên ít giá trị thực tế sau chiến thắng bất ngờ của
Trump trong cuộc bầu cử tháng 11.
Chỉ
ba tháng sau khi nhậm chức, chính sách đối ngoại của ông Tô Lâm đã rơi vào vòng
xoáy bất định, buộc Hà Nội phải điều chỉnh lại toàn bộ chiến lược địa–chính trị.
Việc
Tập Cận Bình đến Hà Nội vào tháng 4/2025 – chỉ hai tuần sau khi Trump chính thức
tuyên chiến “thuế quan đối ứng” – là lời nhắc nhở hữu hình về mức độ phụ thuộc
kinh tế mà Việt Nam đang duy trì với Trung Quốc, bất chấp nỗ lực “đa phương
hóa, đa dạng hóa” bề ngoài.
Tô
Lâm – biểu tượng của thực dụng hay sự lúng túng?
Không
ai phủ nhận rằng Tô Lâm là một người thực dụng. Với xuất thân từ Bộ Công
an, ông hiểu rõ nghệ thuật giữ quyền lực, đàm phán và thỏa hiệp.
Tuy
nhiên, việc cường điệu hóa tính “thực dụng” ấy đã che khuất sự thật rằng hoạt động
ngoại giao của ông vẫn chủ yếu mang tính nghi lễ và phòng thủ, chứ không mang
tính chuyển đổi – điều mà bối cảnh địa chính trị hiện tại đòi hỏi.
Chuyến
đi Moscow để dự lễ duyệt binh vào ngày 9 tháng 5 là một thông điệp mang tính biểu
tượng: Việt Nam vẫn có những lá bài khác ngoài Mỹ và Trung Quốc.
Nhưng
biểu tượng không thể thay thế chiến lược.
Việc
chính ông Tô Lâm đã chủ động đề nghị hôm 4/4 được gặp trực tiếp Donald Trump tại
Tòa Bạch Ốc vào cuối tháng 5/2025 – ngay sau khi đón tiếp Tổng thống Pháp
Emmanuel Macron tại Hà Nội – cho thấy áp lực từ phía Washington là thực, và Hà
Nội đang dần nghiêng mình để tránh bị trừng phạt sâu hơn từ chính quyền Trump.
Trong
nội bộ ĐCSVN, Tô Lâm có thể được ca ngợi là người “nắm chắc tình hình quốc tế”.
Nhưng
trong mắt các nhà hoạch định chính sách phương Tây, sự chần chừ của ông chỉ phản
ánh một thực tế: Việt Nam chưa có một chiến lược rõ ràng nào để tái định vị vai
trò của mình giữa hai siêu cường.
Trong
khi đó, các cố vấn thân cận với Trump như Peter Navarro liên tục gọi Việt Nam
là “thuộc địa kinh tế của Trung Quốc” – một luận điểm có thể ảnh hưởng nghiêm
trọng tới chính sách thuế quan và đầu tư của Mỹ.
Cây
tre liệu còn dẻo dai?
Chính
sách “ngoại giao cây tre” của Việt Nam vốn được thiết kế để duy trì không gian
chiến lược trong một thế giới nhiều cực.
Nhưng
khi quan hệ Mỹ–Trung trượt dài vào mô hình Chiến tranh Lạnh kiểu mới, không
gian ấy đang bị co hẹp lại. Tre dù dẻo dai, nhưng cũng có lúc gãy nếu không được
trồng trên một nền đất vững chắc.
Sau
chín tháng cầm quyền, thay vì vạch ra một hướng đi mới mang tính chủ động – như
gia nhập sâu hơn các cấu trúc an ninh khu vực như Quad hoặc tăng cường đối thoại
quốc phòng với EU và Nhật – Việt Nam vẫn tiếp tục các hoạt động ngoại giao mang
tính hình thức: hội đàm, chụp hình, tuyên bố… trong khi các đòn giáng kinh tế
và chính trị thực sự đang siết chặt từ cả hai phía.
Việt
Nam không thể mãi “cân bằng” nếu không bắt đầu tự đặt ra câu hỏi về bản chất mối
quan hệ với cả Mỹ và Trung Quốc, cũng như vai trò mà quốc gia này thực sự muốn
giữ trong trật tự khu vực đang định hình lại.
Nếu
không, chiến lược đu dây sẽ không còn là một nghệ thuật, mà chỉ còn là một trò
chơi với giới hạn ngày càng khắt khe và nguy cơ ngày càng lớn.
______
Bài
liên quan: Tô Lâm, nhà lãnh đạo thực dụng đã đưa Việt Nam lên bản đồ địa
chiến lược
No comments:
Post a Comment