Đại
biểu Quốc hội phát biểu như vừa trên trời rơi xuống…
08/05/2025
https://baotiengdan.com/2025/05/08/dai-bieu-quoc-hoi-phat-bieu-nhu-vua-tren-troi-roi-xuong/
Không
hiểu vì sao cho đến bây giờ mà vẫn còn những Đại biểu Quốc hội (QH) phát biểu
như vừa trên trời rơi xuống như thế này! Không muốn lặp lại nữa những điều đã
cũ rích, tôi chỉ muốn đặt cho bà Đại biểu QH Trần Khánh Thu của Thái Bình mấy
câu hỏi sơ đẳng dưới đây.
1.
Dạy thêm học thêm “không có gì sai trái”, đúng. Nhưng là cái đúng chung chung,
và cơ bản là vô nghĩa. Cũng như việc đi đường, ai cũng có quyền tự do đi lại,
đó là quyền con người, nhưng không phải vì thế mà anh thích đi ngang đi dọc gì
cũng được. Anh phải đi đúng làn, đúng tốc độ, anh phải xi nhan, phải giữ khoảng
cách… Dạy thêm cũng thế, không phải vì chỉ biết rằng ai cũng có quyền lao động
mà quên mất rằng lao động cũng phải tuân theo luật, mà luật ấy là để đảm bảo
quyền lợi và an toàn cho mọi bên. Bà có hiểu những lẽ thường ấy không?
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2025/05/2-12.jpg
Đại
biểu QH Trần Khánh Thu của tỉnh Thái Bình. Ảnh: Quochoi.vn
2.
Bà có thấy một nền giáo dục mà hầu hết học sinh đều phải đi học thêm, bất luận
bị ép buộc hay tự nguyện, là điều bất thường không?
3.
Bà có bao giờ đặt câu hỏi rằng, chất lượng của nền giáo dục Việt Nam đang ở
tình trạng nào? Nó có phải chính là nguyên nhân dẫn đến nạn học thêm mà những
người như các bà đang nói rằng “chính đáng”, rằng “có thật” không?
4.
Bà có bao giờ suy nghĩ để tự hỏi rằng: Tại sao không thay vì khăng khăng biện
minh để đòi giữ một “nền giáo dục dạy thêm” thì cần có một nền giáo dục đảm bảo
chất lượng ngay trong chính khóa?
5.
Bà có bao giờ thắc mắc rằng, tại sao lại có quy định là khi chồng làm sếp một
cơ quan thì không thể bổ nhiệm vợ hay con cái mình làm thủ quỹ không? Vì đó là
xung đột lợi ích. Bà có hiểu rằng, khi giáo viên vừa dạy trên lớp, vừa quản lý,
vừa chấm điểm xếp loại học sinh và cũng đồng thời được quyền dạy thêm chính những
học sinh ấy thì đó chính là “vừa đá bóng, vừa thổi còi”, và hệ quả tất yếu là
không thể ngăn chặn được những “tiêu cực” không?
6.
Bà có đọc Chương trình giáo dục 2018 chưa? Bà có biết trong ấy quy định thế nào
về yêu cầu chất lượng và mục tiêu giáo dục không? Và nếu biết thì bà có cho rằng,
bản thân chương trình ấy không đạt được mục tiêu nên cần phải dạy thêm học
thêm, hay bà cần nhận thức rằng: phải đòi hỏi nó thực hiện được quy định do
chính nó tự đề ra?
7.
Trong khi phát biểu một điều cũ rích và đầy tính ngụy biện như thế, bà có biết
rằng trên thực tế, hiện nay cấp Tiểu học đã tổ chức học hai buổi/ngày và từ năm
học tới cả Tiểu học lẫn THCS đều sẽ học hai buổi/ngày? Đã dạy và học hai buổi/ngày
mà vẫn cần dạy thêm học thêm, bà có thấy điều ấy là quái dị không?
.
No comments:
Post a Comment