Thêm
nhiều nhóm nhân quyền lên án Nghị định 126 của Việt Nam
21/12/2024
Tổ
chức CIVICUS, một nhóm phi lợi nhuận theo dõi xã hội dân sự toàn cầu, vừa bày tỏ
quan ngại rằng Nghị định 126/2024 về lập hội của Việt Nam là một công cụ nữa
giúp chính quyền càng quản lý chặt hơn không gian của xã hội dân sự vốn đã bị
Hà Nội đóng kín, khẳng định quyết tâm đưa tất cả các hội nhóm vào tầm kiểm soát
của đảng cộng sản.
“Trong
những năm qua, Nghị định 45/2010 về tổ chức, hoạt động và quản lý hội đã được
triển khai nhằm quy định việc thành lập, hoạt động và quản lý nhà nước về hội
và quy định sự kiểm soát chặt chẽ của nhà nước. Nghị định 126/2024 được ban
hành nhằm tăng cường hơn nữa các hạn chế đối với các hội nhóm ở Việt Nam nhằm đảm
bảo các hội nhóm này nằm trong tầm kiểm soát và không đe dọa đến quyền lực tuyệt
đối của Đảng Cộng sản cầm quyền”, ông Josef Benedict, nhà nghiên cứu khu vực
châu Á-Thái Bình Dương của CIVICUS nhận xét với VOA qua email hôm 20/12.
Nghị
định 126 đặt ra “những hạn chế mới đối với các hội nhóm hoạt động trong nước”,
tổ chức CIVICUS viết trong báo cáo ngày 18/12. Báo cáo chỉ ra rằng việc thành lập
hội nhóm “trở nên khó khăn hơn và đòi hỏi các hội nhóm phải nhận được sự chấp
thuận của chính quyền trước khi có thể hoạt động hợp pháp”.
Ngoài
ra, tổ chức nhân quyền có trụ sở ở Nam Phi còn nhận định rằng nghị định này
trao cho chính phủ “nhiều quyền lực hơn trong việc kiểm soát và giám sát các hội
nhóm, đồng thời trao cho chính phủ quyền hạn rộng rãi hơn” để đình chỉ và giải
thể các hội nhóm.
Có
nhiều quan ngại cho rằng nghị định không phù hợp với nghĩa vụ nhân quyền của Việt
Nam theo Công ước Quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị. Trong số các quy định
có vấn đề là Điều 10 của nghị định quy định rằng các hội nhóm không được vi phạm
“đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục và truyền thống văn hóa dân tộc”, ông
Benedict đánh giá. “Đây là những khái niệm mơ hồ và quá rộng có thể được các
quan chức sử dụng một cách tùy tiện để từ chối đăng ký hoặc đình chỉ và giải thể
các hội nhóm”.
VIDEO
:
Việt
Nam áp dụng nghị định mới cho phép chính quyền giải tán các hội nhóm
Nghị
định 126 quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội, được ban hành ngày
8/10/2024, có hiệu lực từ ngày 26/11/2024. Nghị định gây tranh cãi này thay thế
Nghị định 45/2010.
“Lại
một nghị định xâm hại nhân quyền được thi hành tại Việt Nam - lần này là Nghị định
126 nhằm hạn chế và đóng cửa tùy tiện các hội nhóm xã hội dân sự mà Đảng Cộng sản
cầm quyền không thích”, ông Phil Robertson, Giám đốc Tổ chức Bảo vệ Nhân quyền
và Lao động Châu Á (AHRLA), viết trên trang X.
“Đã
đến lúc cộng đồng quốc tế cần phải thôi cho phép các nhà độc tài Hà Nội thoải
mái vi phạm nhân quyền một cách có hệ thống và tàn bạo”, ông Robertson đưa ra lời
kêu gọi.
VOA
đã liên lạc với Bộ Ngoại giao Việt Nam và đề nghị họ đưa ra bình luận về các
phát biểu trên nhưng chưa được phản hồi.
Nhận
định về bối cảnh ra đời nghị định bị chỉ trích này, nhà hoạt động Helena Hương
Nguyễn ở Đan Mạch, chia sẻ với VOA rằng Việt Nam chịu sức ép từ hội nhập quốc tế
buộc nước này phải thay đổi luật pháp để phù hợp với chuẩn mực quốc tế, nhưng mặt
khác Hà Nội cũng muốn gia tăng củng cố quyền lực của đảng cộng sản và các cơ
quan nhà nước.
“Nghị
định 126 ưu tiên việc quản lý hữu hiệu của nhà nước đối với các hội nhóm hơn là
thúc đẩy tự do lập hội”, bà Helena nêu nhận định, và do vậy, “nó không đáp ứng
được yêu cầu của Hiệp định Thương mại Tự do giữa Liên hiệp châu Âu và Việt Nam
(EVFTA) có hiệu lực từ tháng 8/2020, trong đó yêu cầu có sự tham gia của xã hội
dân sự trong việc thực hiện hiệp định”.
EVFTA
yêu cầu Việt Nam phải phê chuẩn Công ước 87 của ILO về tự do lập hội và bảo vệ
quyền tổ chức hội trong năm 2023. Tuy nhiên, cho đến nay, quốc gia cộng sản này
vẫn chưa phê chuẩn công ước.
“Nhà
nước cộng sản vốn đã cấm lập các hội nhóm độc lập từ rất lâu rồi”, nhà hoạt động
Trần Anh Quốc, người đang tị nạn chính trị tại Thái Lan, nhận định với VOA. “Đảng
cộng sản rất sợ rằng người dân sẽ tập hợp thành những tổ chức bài bản vì họ cho
rằng nó là một tiền đề để trở thành lực lượng đối lập với nhà cầm quyền”.
“Xã
hội dân sự ở Việt Nam hoạt động trong một môi trường cực kỳ hạn chế. Mặc dù Hiến
pháp Việt Nam đảm bảo quyền tự do hiệp hội nhưng quyền tự do này bị phá hoại
nghiêm trọng bởi một chế độ quản lý rất hạn chế”, ông Benedict bình luận. “Đảng
Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) duy trì quyền kiểm soát mọi vấn đề công cộng. Sự thống
trị của ĐCSVN và khuôn khổ pháp lý hà khắc trong nước đã hạn chế sự hình thành
các nhóm xã hội dân sự độc lập”.
Dự
án 88: Việt Nam lo cách mạng màu, tung ra Nghị định 126 để siết quyền lập hội
“Nghị định này chỉ là
một dụng cụ vừa để giải quyết được một ảo giác là có sự mở rộng, đồng thời là một
dụng cụ để định hướng và kiểm soát chặt chẽ hơn tất cả các tổ chức xã hội, với
mục đích duy nhất là phục vụ lợi ích của đảng và nhà nước”, ông Nguyễn Đại Ngữ,
một nhà hoạt động nhân đạo và cộng đồng, một kỹ sư đã hồi hưu, đang sinh sống tại
Utah, Hoa Kỳ, đưa ra ý kiến trong chương trình Bàn tròn VOA Tiếng Việt.
“Nó
cho thấy một dấu hiệu tiêu cực là chính quyền không chỉ tiếp tục mà còn tăng cường
các biện pháp để hạn chế quyền lập hội”, ông Ngữ nhấn mạnh.
Theo
tổ chức CIVICUS, tại Việt Nam, các nhà hoạt động gắn với các nhóm không có đăng
ký thường xuyên bị bắt và kết án trong các phiên tòa bất công với cáo buộc
“tuyên truyền chống nhà nước” hoặc “lợi dụng các quyền tự do dân chủ”, phải đối
mặt với sự tra tấn và ngược đãi khi bị giam giữ.
Với
lý do trên, trong nhiều năm liền, CIVICUS đánh giá rằng không gian xã hội dân sự
tại Việt Nam “bị đóng kín”. Tuy nhiên, cáo buộc này bị Hà Nội bác bỏ, cho rằng
đó là “đánh giá vô căn cứ”.
No comments:
Post a Comment