Độc
nhất miền Tây: Lập bảo tàng trưng bày những bộ sưu tập 'hiếm có, khó tìm'
Duy
Tân | Thanh Niên Online
25/10/2021
12:29 GMT+7
Với
tâm huyết lưu giữ những nét văn hóa vùng đất Tây Đô qua các thời kỳ, suốt 15
năm qua, ông Nguyễn An Hà đã dày công sưu tầm và hiện sở hữu bộ sưu tập độc nhất
miền Tây Nam bộ.
https://thanhnien.mediacdn.vn/Uploaded/trangtt/2021_10_25/anh-6-843.jpeg
Bộ
sưu tập cúp bóng đá có một không hai ở Tây Đô
Bảo
tàng tư nhân mang tên Cầm Thi
VIDEO
: XEM
& NGHE >>>>>
Chiêm
ngưỡng những bộ sưu tập độc nhất miền Tây của người đàn ông ở Cần Thơ
Bộ
sưu tập độc nhất miền Tây của ông Nguyễn An Hà (44 tuổi, ngụ P.Thới An Đông,
Q.Bình Thủy, TP.Cần Thơ) gồm hàng ngàn món đồ xưa, cổ, chia thành 11 chủ đề
trưng bày trong bảo
tàng tư nhân mang tên Cầm Thi do chính ông lập ra.
https://thanhnien.mediacdn.vn/Uploaded/trangtt/2021_10_25/anh-14-4260.jpeg
Bảo
tàng tư nhân đầu tiên ở Cần Thơ do ông Hà thành lập để trưng bày những bộ sưu tập
của mình
Ông
Hà cho biết, xuất phát từ thú chơi kiểng bonsai, cây cảnh nên ông săn tìm chậu
gốm xưa như gốm Cây Mai, Lái Thiêu… Sau thời gian tìm hiểu, bắt gặp nhiều cổ vật
xưa, ông đâm ra đam mê và bắt đầu sưu tầm từ năm 2006.
https://thanhnien.mediacdn.vn/Uploaded/trangtt/2021_10_25/anh-8-3343.jpeg
Các
dòng gốm Lái Thiêu, Cây Mai đẹp mắt.
Sau
15 năm sưu tầm, ông Hà nảy sinh ý tưởng phân loại hiện vật thành 11 chủ đề
chính rồi lập bảo tàng Cầm Thi để trưng bày, như: Cổng nhà xưa miền Tây;
bong-ke quân sự; xe quân sự cải tạo thành phòng ngủ; nhà cổ Nam bộ;
lối bày trí kiến trúc theo mô típ Nam bộ; vườn bonsai cây cảnh sở hữu hơn 200
giải thưởng trong và ngoài nước; xe giao thông Nam bộ xưa; gần 200 áo
dài Nam bộ xưa; báo chí qua các thời kỳ; dòng gốm sứ Nam bộ xưa; cúp bóng đá…
Ngoài ra, những chủ đề khác như các loại đèn, máy hát xưa, đĩa nhạc, tẩu thuốc…
cũng được trưng bày tại bảo tàng.'
https://thanhnien.mediacdn.vn/Uploaded/trangtt/2021_10_25/anh-2-917.jpeg
Bộ
sưu tập gần 200 áo dài xưa của ông Hà
Lưu
giữ hồn cốt đất Tây Đô
Điểm
gây ấn tượng với nhiều người là hầu hết chủ đề được ông Hà bày trí và sắp xếp đẹp
mắt và mỗi chủ đề đều có câu chuyện riêng.
https://thanhnien.mediacdn.vn/Uploaded/trangtt/2021_10_25/anh-3-6838.jpeg
Tất
cả áo dài được tặng và mang theo kỷ niệm của mỗi gia đình người Cần Thơ xưa
Điển
hình như dàn xe xưa được sử dụng từ trước năm 1975, như các chiếc xe kéo tay,
xe lôi đạp, xích lô máy, xe lôi máy, xe lam 3 bánh… trong đó có chiếc xe Honda
67 được nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từng chạy và chiếc xe của giáo sư Võ Tòng Xuân.
Bộ sưu tập áo dài xưa, mỗi áo cũng gắn với kỷ niệm từng căn nhà ở vùng đất Tây
Đô. Đặc biệt, bộ sưu tập báo chí qua các thời kỳ, tiêu biểu là An Hà Báo và bộ
báo xuân 1949 - 1954. Nhờ đó ông có nhiều tư liệu quan trọng trong việc thành lập
bảo tàng và chia chủ đề trưng bày, nội dung thuyết minh…
https://thanhnien.mediacdn.vn/Uploaded/trangtt/2021_10_25/anh-4-9277.jpeg
Bộ
sưu tập báo xưa và báo xuân qua các thời kỳ lên đến hàng trăm trang
https://thanhnien.mediacdn.vn/Uploaded/trangtt/2021_10_25/anh-5-8785.jpeg
Những
trang báo xuân được họa sĩ nổi tiếng thuở trước vẽ tay đẹp mắt
“Khi
tôi tìm hiểu để lập bảo tàng thì phải hiểu về hiện vật của mình. Duy nhất chỉ
có thể thông qua tư liệu từ báo chí là kênh chính thống để mình kể lại những
câu chuyện về hiện vật. Từ việc sưu tầm báo chí tôi mới mở rộng ra nhiều điều kỳ
thú mới mẻ. Báo chí Nam bộ xưa cũng kể hết văn hóa, xã hội, đó là nguồn tư liệu
quý. Đặc biệt, bộ sưu tập hàng trăm cuốn báo xuân được vẽ tay từ các họa sĩ nổi
tiếng thuở bấy giờ ở Việt Nam như Mai Xuân Thứ, Lê Chung…”, ông Hà cho biết.
https://thanhnien.mediacdn.vn/Uploaded/trangtt/2021_10_25/anh-9-346.jpeg
Các
dòng xe trước 1975 được sưu tập và “hồi sinh” nguyên vẹn
https://thanhnien.mediacdn.vn/Uploaded/trangtt/2021_10_25/anh-11-8389.jpeg
Căn
nhà Nam bộ và lối bày trí xưa trong khu bảo tàng
https://thanhnien.mediacdn.vn/Uploaded/trangtt/2021_10_25/anh-12-3940.jpeg
Bộ
sưu tập cây bon sai với hơn 200 giải thưởng lớn nhỏ trong và ngoài nước
https://thanhnien.mediacdn.vn/Uploaded/trangtt/2021_10_25/anh-13-2381.jpeg
Bộ
sưu tập cây bon sai
Riêng
bộ sưu tập về trang phục cũng được ông Hà lưu giữ rất kỹ. Hiện ông sở hữu gần
200 áo dài xưa; đặc biệt là trang phục của các quan lại và áo dài của quý bà Cần
Thơ xưa. Mỗi chiếc áo cũng gắn liền với những kỷ niệm về những gia đình xưa,
người mặc… “Hầu hết đều do gia đình tặng lại khi biết tôi có tâm huyết lưu giữ văn
hóa xưa nên tôi rất trân quý. Tôi tìm để lưu giữ lại, từ những hiện vật
đó sẽ giúp người lớn tuổi hoài niệm về quá khứ, còn người trẻ sẽ tìm hiểu được
nét văn hóa xưa qua từng hiện vật”, ông Hà chia sẻ.
https://thanhnien.mediacdn.vn/Uploaded/trangtt/2021_10_25/anh-16-8890.jpeg
Bộ
sưu tập những cánh cổng nhà xưa ở Cần Thơ
Đến
tham quan bảo tàng, anh Đăng Huỳnh (34 tuổi, ngụ Q.Cái Răng, Cần Thơ), một người
đam mê nghiên cứu nét văn hóa xưa Tây Đô, cho biết: “Tôi thấy đây không phải là
nơi đến tham quan thông thường mà còn là chuyến đi học hỏi được nhiều kiến thức
về văn hóa, lịch sử của vùng đất Nam bộ nói chung, con người Cần Thơ nói riêng.
Tôi ấn tượng về bộ báo chí xưa, nhất là bộ sưu tập báo xuân được vẽ tranh bìa
hoàn toàn bằng tay rất ấn tượng. Những gì ông Hà sưu tầm được đúng là độc nhất
miền Tây ”.
----------------------------------
Đến
Cần Thơ chiêm ngưỡng bộ sưu tập hơn 200 máy cassette, radio xưa
Bộ sưu tập hơn 200 máy cassette, radio và hơn
100 đèn dầu cũ của anh Nguyễn Tấn Hiếu (33 tuổi, ngụ Q.Bình Thủy, TP. Cần Thơ )
được xem là “độc nhất vô nhị” ở miền Tây.
No comments:
Post a Comment