Nissan,
Honda công bố kế hoạch sáp nhập thành hãng sản xuất ô tô lớn thứ 3 thế giới
23/12/2024
Các
hãng sản xuất ô tô Honda và Nissan của Nhật Bản đã công bố kế hoạch hợp nhất, tạo
thành hãng sản xuất ô tô lớn thứ ba thế giới theo doanh số khi ngành công nghiệp
này đang trải qua những thay đổi mạnh mẽ trong quá trình chuyển đổi khỏi nhiên
liệu hóa thạch.
https://gdb.voanews.com/238ed800-9281-4392-ac50-1ef69ed9e684_cx7_cy0_cw89_w1023_r1_s.jpg
Chủ
tịch kiêm Giám đốc điều hành Nissan, Makoto Uchida (trái), và Chủ tịch kiêm
Giám đốc điều hành Honda, Toshihiro Mibe, bắt tay nhau trước một cuộc họp báo ở
Tokyo ngày 1/8/2024.
Hai
công ty cho biết họ đã ký biên bản ghi nhớ hôm 23/12 và rằng Mitsubishi Motors,
thành viên nhỏ hơn của liên minh Nissan, cũng đã đồng ý tham gia các cuộc đàm
phán về việc hợp nhất các doanh nghiệp của họ.
Chủ
tịch Honda, Toshihiro Mibe, cho biết Honda và Nissan sẽ theo đuổi việc hợp nhất
hoạt động của họ dưới một công ty cổ phần chung. Honda ban đầu sẽ lãnh đạo ban
quản lý mới, giữ nguyên các nguyên tắc và thương hiệu của mỗi công ty. Ông cho
biết mục tiêu là đạt được thỏa thuận sáp nhập chính thức vào tháng 6 và hoàn tất
thỏa thuận vào tháng 8 năm 2026.
Ông
Mibe nói rằng không có giá trị nào bằng đô la được đưa ra và các cuộc đàm phán
chính thức chỉ mới bắt đầu.
Ông
cho biết "có những điểm cần được nghiên cứu và thảo luận".
"Thành
thật mà nói, khả năng điều này không được thực hiện không phải là không
có".
Các
nhà sản xuất ô tô tại Nhật Bản đã tụt hậu so với các đối thủ lớn của họ trong
lĩnh vực xe điện và đang cố gắng cắt giảm chi phí cũng như bù đắp cho thời gian
đã mất.
Tin
tức về một vụ sáp nhập khả dĩ đã xuất hiện vào đầu tháng này, khi các thông tin
chưa được xác nhận cho biết các cuộc đàm phán về sự hợp tác chặt chẽ hơn một phần
được thúc đẩy bởi mong muốn của nhà sản xuất iPhone Đài Loan Foxconn muốn hợp
tác với Nissan, công ty có liên minh với Renault SA của Pháp và Mitsubishi.
Một
vụ sáp nhập có thể tạo ra một công ty khổng lồ có giá trị hơn 50 tỷ USD dựa
trên vốn hóa thị trường của cả ba nhà sản xuất ô tô. Cùng nhau, Honda và liên
minh Nissan với Renault SA của Pháp và nhà sản xuất ô tô nhỏ hơn Mitsubishi
Motors Corp sẽ mở rộng quy mô để cạnh tranh với Toyota Motor Corp và với
Volkswagen AG của Đức. Toyota có quan hệ đối tác công nghệ với Mazda Motor Corp
và Subaru Corp của Nhật Bản.
Ngay
cả sau khi sáp nhập, Toyota, công ty đã bán ra 11,5 triệu xe vào năm 2023, vẫn
sẽ là nhà sản xuất ô tô hàng đầu của Nhật Bản. Nếu tham gia, ba công ty nhỏ hơn
sẽ sản xuất khoảng 8 triệu xe. Vào năm 2023, Honda đã sản xuất 4 triệu xe và
Nissan sản xuất 3,4 triệu xe. Mitsubishi Motors chỉ sản xuất hơn 1 triệu xe.
Nissan,
Honda và Mitsubishi đã công bố vào tháng 8 rằng họ sẽ chia sẻ các thành phần
cho việc sản xuất xe điện như pin và cùng nhau nghiên cứu phần mềm cho xe tự
lái để thích ứng tốt hơn với những thay đổi lớn xoay quanh điện khí hóa, sau một
thỏa thuận sơ bộ giữa Nissan và Honda được ký vào tháng 3.
Honda,
nhà sản xuất ô tô lớn thứ hai của Nhật Bản, được nhiều người xem là đối tác Nhật
Bản duy nhất có khả năng giải cứu Nissan, vốn đã phải vật lộn sau vụ bê bối bắt
đầu từ vụ bắt giữ cựu chủ tịch Carlos Ghosn vào cuối năm 2018 với cáo buộc gian
lận và sử dụng sai tài sản của công ty. Ông Ghosn đã phủ nhận những cáo buộc đó
và cuối cùng được tại ngoại rồi trốn sang Lebanon.
Phát
biểu với các phóng viên tại Tokyo qua đường truyền video hôm 23/12, ông Ghosn
chế giễu kế hoạch sáp nhập là một "động thái tuyệt vọng".
Sam
Fiorani, phó chủ tịch của AutoForecast Solutions, nói với AP rằng từ Nissan,
Honda có thể có được những chiếc SUV cỡ lớn dạng thân trên khung xe tải như
Armada và Infiniti QX80 mà Honda không có, với khả năng kéo lớn và hiệu suất vượt
địa hình tốt.
Theo
ông Fiorani, Nissan cũng có nhiều năm kinh nghiệm trong việc chế tạo pin và xe
điện, cũng như hệ thống truyền động hybrid kết hợp xăng và điện. Ông nói rằng
điều này có thể giúp Honda phát triển xe điện và thế hệ xe hybrid tiếp theo của
riêng mình.
Nhưng
vào tháng 11, công ty đã tuyên bố rằng họ sẽ cắt giảm 9.000 việc làm, tương
đương khoảng 6% lực lượng lao động toàn cầu và giảm 20% năng lực sản xuất toàn
cầu sau khi báo cáo khoản lỗ hàng quý là 61 triệu USD.
Gần
đây, công ty đã sắp xếp lại bộ máy quản lý và Giám đốc điều hành Makoto Uchida
đã cắt 50% lương của mình để chịu trách nhiệm về những khó khăn tài chính. Ông
nói rằng Nissan cần phải trở nên hiệu quả hơn và phản hồi tốt hơn với thị hiếu
thị trường, chi phí tăng và những thay đổi toàn cầu khác.
"Chúng
tôi dự đoán rằng nếu việc sáp nhập này thành hiện thực, chúng tôi sẽ có thể
mang lại giá trị lớn hơn nữa cho lượng khách hàng rộng lớn hơn," ông
Uchida nói.
Fitch
Ratings gần đây đã hạ triển vọng tín dụng của Nissan xuống mức "tiêu cực",
với lý do lợi nhuận ngày càng giảm, một phần là do sự giảm giá tại thị trường Bắc
Mỹ. Nhưng công ty lưu ý rằng họ có cấu trúc tài chính vững mạnh và dự trữ tiền
mặt vững chắc lên tới 9,4 tỷ USD.
Giá
cổ phiếu của Nissan cũng đã giảm xuống mức được coi là một món hời.
Việc
sáp nhập phản ánh xu hướng hợp nhất trong toàn ngành.
Trong
cuộc họp báo thường kỳ hôm 23/12, Bộ trưởng Nội các Nhật, Yoshimasa Hayashi,
cho biết ông sẽ không bình luận về chi tiết kế hoạch của các nhà sản xuất ô tô,
nhưng nói rằng các công ty Nhật Bản cần duy trì khả năng cạnh tranh trên thị
trường toàn cầu vốn đang thay đổi nhanh chóng.
"Khi
môi trường kinh doanh xung quanh ngành ô tô thay đổi đáng kể, với sự cạnh tranh
về khả năng lưu trữ của pin cũng như phần mềm ngày càng trở nên quan trọng,
chúng tôi hy vọng các biện pháp cần thiết để tồn tại trong cuộc cạnh tranh quốc
tế sẽ được thực hiện", ông Hayashi nói.
No comments:
Post a Comment