Nhìn
lại một năm 2024 "ngập nước", nhiệt độ vẫn tăng, đại dương "sôi
sục"
Chi
Phương - RFI
Đăng
ngày: 23/12/2024 - 12:57Sửa đổi ngày: 23/12/2024 - 16:15
Năm
2024 được đánh dấu bởi các trận lũ lụt xảy ra tại những thành phố ven biển do
những cơn bão với cường độ phá hủy kinh hoàng, do lượng mưa như trút nước,
« đổ xuống một Trái đất ngày càng bị san phẳng », hay do lớp băng tan
nhanh khiến các sông vỡ bờ. 2024 cũng là một năm "nóng nhất" từng được
ghi nhận.
HÌNH
:
Hai
người dân lái xe qua con đường ngập nước ở Tumpat, Malaysia, ngày 03/12/2024.
AP - Vincent Thian
2024,
một năm ngập nước
Hãng
tin Reuters cho biết trong năm qua đã đưa tin về ngập lụt tại hơn 45 quốc gia,
từ Hoa Kỳ đến Venezuela, qua Việt Nam, thu được những khoảng khắc từ đời thường
đến hỗn loạn nhất, những hành động tương trợ, giải cứu người trong bão lũ, những
bi kịch đau lòng nhất, và cả những khung cảnh siêu thực như tận thế, về một thế
giới ngập nước.
Mùa
xuân năm nay, băng tuyết tan nhanh chóng ở khu vực biên giới giữa Kazakhstan và
Nga đã gây ra ngập lụt trên diện rộng, hàng ngàn ngôi nhà chìm trong nước, hơn
100 000 người phải đi sơ tán. Nhiều ngôi làng bị mất điện, bị cô lập, các
cây cầu bị nước cuốn trôi. Tổng thống Kazakhstan khẳng định rằng đây là thảm họa
thiên nhiên nghiêm trọng nhất, gây ra hậu quả nặng nề nhất từ 80 năm qua.
Tại
châu Á, bão Yagi đổ bộ vào một số quốc gia ở khu vực Đông Nam Á, với sức tàn
phá lớn, khiến ít nhất 233 người bỏ mạng ở Việt Nam, đặc biệt là các tỉnh miền
núi. Chính quyền Hà Nội đã phải huy động quân đội để cứu trợ. Tại Thái Lan và đặc
biệt là Miến Điện, cơn bão cũng gây lũ lụt nghiêm trọng. Philippines và Đài
Loan thì bị bão Gaemi tàn phá dữ dội, khiến Đài Bắc phải sơ tán 600 000
người. Cơn bão cũng khiến tàu chở dầu Terra-Nova ở vịnh Manila bị lật, dấy lên
lo ngại về sự cố tràn dầu nghiêm trọng, đe dọa đến môi trường sinh thái biển và
các hoạt động kinh tế xung quanh.
Còn
tại châu Mỹ, hồi tháng 9, cơn bão Hélène tại Hoa Kỳ, cấp 4, với tốc độ gió
225km/h, khiến ít nhất 50 người bỏ mạng, thiệt hại về tài sản được ước tính từ
15 đến 26 tỷ đô la. Tại Tây Ban Nha, vào tháng 10/2024, các thành phố ở vùng
Valence phải hứng chịu lượng mưa chỉ trong vài giờ, tương đương với cả một
năm. Hơn 200 người đã bỏ mạng, nhiều hạ tầng, cơ sở vật chất bị hư hại nặng nề.
Theo
Reuters, các trận lũ lụt đã cướp đi sinh mạng của hơn 1.000 người, di dời hàng
triệu người và gây ra thiệt hại hàng trăm tỷ đô la trên toàn thế giới. Có những
khu vực sẽ mất nhiều năm để tái thiết, phục hồi, nhưng những chiếc ô tô bị bẹp dúm,
đồ đạc ngập trong bùn, hay những chiếc cây cổ thụ bị lật rễ sẽ « vĩnh
viễn mất đi. »
Năm
nóng nhất chưa từng ghi nhận
2024
cũng tiếp tục là một năm với những nghịch lý khí hậu và tình trạng thời tiết biến
đổi thất thường. Các số liệu cho thấy mức tăng nhiệt độ Trái đất đã vượt quá
1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp trong nhiều tháng của năm nay. Các
chuyên gia cho rằng 2024 là một « bước ngoặt lịch sử », bởi
tình trạng này có thể xảy ra thường xuyên hơn trong tương lai. Tại châu Âu, cơ
quan theo dõi khí hậu Copernicus khẳng định 2024
là năm nóng nhất chưa từng được ghi nhận tại Lục Địa Già, với các đợt nắng nóng
kéo dài, trên 40 độ C, đặc biệt là ở Tây Ban Nha, Ý và các nước Balkan.
Tại
châu Á, nhiệt độ cũng vượt quá 50 độ C vào mùa hè vừa qua tại nhiều nơi ở Ấn Độ
và Trung Quốc. Các chuyên gia cũng cảnh báo rằng những năm nóng bức như 2024 sẽ
thường xuyên xảy ra và trở thành tiêu chuẩn nếu như lượng khí thải gây hiệu ứng
nhà kính không được giảm đi nhanh chóng.
Theo
Viện nghiên cứu Swiss Re Institut, được nhật báo Mỹ The Wall Street Journal
trích dẫn, các thiệt hại toàn cầu do các thảm họa thiên nhiên vào năm 2024 có
thể lên đến 319 tỷ đô la.
Đọc
thêm : Khi thế giới hứng chịu
El Niño - La Niña trong bối cảnh biến đổi khí hậu
Đại
Dương đang « sôi » ?
Nhiệt
độ ở các đại dương cũng ấm lên bất thường, đe dọa đến hệ sinh thái biển. Theo
báo cáo từ đài thiên văn Copernicus châu Âu công bố vào cuối tháng 9, tốc độ
nóng lên của đại dương đã tăng gần gấp đôi kể từ năm 2005. Nhiệt độ tăng đã
thúc đẩy hiện tượng san hô tẩy trắng toàn cầu lớn nhất, chưa từng được ghi nhận
từ trước đến nay, theo báo cáo từ một
Cơ
quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia (NOAA) của Hoa Kỳ. Hơn hai phần ba rạn
san hô ở Đạy Tây Dương, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương bị ảnh hưởng. Hồi đầu
năm nay, Úc đã công bố rạn san hô Great Barrier, mang tính biểu tượng của nước
này, đang trải qua giai đoạn tẩy trắng nghiêm trọng nhất và hơn 70 % rạn san hô
của nước này đã bị hư hại.
Khoảng
850 triệu người trên toàn thế giới phụ thuộc vào các rạn san hô để sinh kế.
Theo tổ chức phi chính phủ bảo vệ môi trường WWF, các rạn san hô là nơi có hệ
sinh thái rất phong phú và đa dạng, giúp bảo vệ bờ biển khỏi bão và xói mòn.
Đọc
thêm : San hô ở Việt Nam trước
thảm họa tẩy trắng hàng loạt
Tiếp
tục ứng phó với biến đổi khí hậu
Những
thảm họa thiên nhiên cùng những chỉ số về khí hậu gây ra lo ngại, nhưng cũng phải
kể đến những tin tốt đối với môi trường.
Năm
2024 cũng là lần đầu tiên từ nhiều năm qua, tỷ lệ phá rừng tại Amazon, lá phổi
của thế giới, đã giảm đáng kể, 30,6 % so với năm trước. Đây là tỷ lệ thấp nhất
trong 9 năm qua. Kết quả này có được nhờ các chính sách bảo vệ môi trường mà
chính phủ cánh tả của Lula tăng cường, cũng như nhờ sự phối hợp từ các nước
trong khu vực. Tuy nhiên, những thách thức vẫn còn đó, đặc biệt là nạn cháy rừng
ở Amazon vẫn gia tăng đáng kể. Vào tháng 9 năm 2024, diện tích rừng bị thiêu rụi
ở Amazon, Brazil, đã tăng gần 18 lần, 39.983 km2, so với 4700km2 cùng kỳ năm
2023.
Năm
2024 cũng được đánh dấu bởi sự phát triển mạnh mẽ của Trí tuệ nhân tạo, với các
loại công cụ, được cho là « cách mạng hóa » việc
giám sát khí thải, tối ưu hóa năng lượng, cũng như các hệ thống dự báo về thảm
họa khí hậu. Tuy nhiên, AI cũng là một con dao hai lưỡi. Việc thực hiện các
phép tính và sử dụng công nghệ lưu trữ đám mây cần sử dụng nhiều năng lượng và
tạo ra nhiều nhiệt lượng.
Ngoài
ra, cũng phải kể đến Hội nghị khí hậu quốc tế Liên Hiệp Quốc COP29 tại Baku, với
cam kết hỗ trợ 300 tỷ đô la cho các nước dễ bị tổn thương bởi biến đổi khí hậu,
cũng như thỏa thuận về thị trường carbon toàn cầu. Thỏa thuận hứa hẹn đẩy
nhanh quá trình giảm phát thải thông qua « các giao dịch carbon quốc
tế », mở đường cho hàng tỷ đô la đầu tư vào thị trường năng lượng
xanh.
----------------------------
Các
nội dung liên quan
KHÍ
HẬU
G7
đóng cửa nhà máy nhiệt điện than không có ‘‘phương tiện thu khí thải’’ trước
2035
KHÍ
HẬU
Khí
hậu : Nhiệt độ mặt nước biển cao kỷ lục
MÔI
TRƯỜNG - COP28
COP28 :
Trung Quốc trấn an « có những tiến bộ » về năng lượng hóa thạch
No comments:
Post a Comment