Nghi thức cổ ở Ấn Độ:
người biến thành thần
BBC News
2
tháng 12 năm 2024
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cgq1220v0ylo
Trong
suốt gần 300 năm, ngôi nhà tổ tiên của một gia đình ở bang Kerala miền nam Ấn Độ
là sân khấu của theyyam, một nghi thức dân gian cổ xưa.
Bắt
nguồn từ truyền thống bộ lạc cổ đại, theyyam ra đời trước Ấn Độ giáo nhưng lại
có những yếu tố thần thoại của tôn giáo này.
Mỗi
màn biểu diễn vừa là một màn trình diễn kịch nghệ vừa là một hành động sùng đạo,
biến người biểu diễn thành hiện thân sống động của thần linh.
Những
người biểu diễn, chủ yếu là nam giới ở Kerala và một phần của bang Karnataka
lân cận, hóa thân thành thần qua trang phục cầu kỳ, nét vẽ mặt, điệu nhảy, múa
câm và âm nhạc.
Hằng
năm, có gần một ngàn màn biểu diễn theyyam được thực hiện
trong các khuôn viên gia đình và địa điểm gần đền thờ ở khắp Kerala, thường được
thực hiện bởi nam giới từ tầng lớp thấp và cộng đồng bộ lạc.
Những
màn này thường được gọi là kịch lễ nghi do tính chất kịch tính mãnh liệt, với
những hành động táo bạo như đi qua lửa, nhảy vào than hồng, tụng những câu chú
thần bí và lời tiên tri.
Nhà
lịch sử học KK Gopalakrishnan đã tôn vinh di sản của gia đình ông trong việc tổ
chức theyyam và những truyền thống sôi động của nghi lễ này trong cuốn sách mới
nhan đề Theyyam: An Insider’s Vision (Tạm dịch: Theyyam: Góc
nhìn của người trong cuộc).
Ngôi
nhà cổ đa thế hệ của tổ tiên ông Gopalakrishnan
Những
buổi lễ theyyam được tổ chức trong khuôn viên của ngôi nhà cổ
đa thế hệ của tổ tiên ông Gopalakrishnan (ảnh trên) ở huyện Kasaragod.
Hàng
trăm người tập trung để chiêm ngưỡng những màn trình diễn.
Mùa theyyam ở
Kerala thường kéo dài từ tháng 10 tới tháng 4, trùng với thời điểm khi mùa gió
mùa kết thúc và những tháng mùa đông.
Trong
khoảng thời gian này, hàng loạt khu vực gần các đền thờ và tại các tư gia, đặc
biệt là ở các huyện phía bắc Kerala như Kannur và Kasaragod, sẽ là nơi diễn ra
các màn biểu diễn.
Chủ
đề trong các buổi biểu diễn tại ngôi nhà của ông Gopalakrishnan bao gồm việc
tôn vinh một vị tổ tiên được thần thánh hóa, bày tỏ lòng tôn kính đối với một vị
thần chiến binh-thợ săn, và thờ phụng những linh hồn của hổ - biểu trưng của sức
mạnh và sự bảo hộ.
No comments:
Post a Comment