Cơn
ác mộng của nạn nhân trở về từ đặc khu Trung Quốc khét tiếng ở Campuchia
Cao Nguyên | Blog RFA
2024.12.18
*Bài
viết chứa hình ảnh có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu
Các
nạn nhân được cảnh sát Campuchia giải cứu giữa đêm. (Rebel
Pepper/RFA)
“Họ
lôi chúng tôi vào phòng kín tra hỏi rằng ai là người đã đưa thông tin ra ngoài
cho công an để công an đến cứu người. Chúng nó lấy dùi cui điện để dí vào người
để mình ngã vật ra rồi nó cầm gậy đánh. Mười mấy người lao vào đánh, tôi bị nặng
nhất vì nó nghi ngờ là tôi là người đưa thông tin ra ngoài.”
Đây
là lời kể của anh Từ Anh Tú, người vừa trở về Việt Nam sau hơn một tháng bị kẹt
trong các công ty Trung Quốc ở Campuchia.
Bên
trong đặc khu
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/cam1.jpg/@@images/87ec7088-10e0-45b0-8347-30db79479242.jpeg
Lối
vào một Đặc khu Trung Quốc ở Bavet luôn được canh gác nghiêm ngặt. Ảnh: Rebel
Pepper/RFA
Câu
chuyện bắt đầu khi anh Tú nhận lời giúp đỡ một người bạn với công việc ngắn
ngày ở tỉnh Bavet, gần biên giới Việt Nam - Campuchia vào đầu tháng
10/2024.
Bạn
anh cho biết công việc cần phải đến một số đặc khu của người Trung Quốc tại
Campuchia. Vì đã từng qua Campuchia nhiều lần, anh cảm thấy không có gì phải lo
lắng.
Theo
lời kể, ngày 16/10, anh Tú đến đặc khu Trung Quốc thường được người Việt gọi là
khu “Tam Thái Tử” ở Bavet. Đây là một nơi khét tiếng về các hoạt động đánh bạc,
lừa đảo, buôn người, tra tấn và cưỡng ép lao động:
“Ở
trong đặc khu có một số công việc mà đa số là phi pháp như là lừa đảo ở trên mạng
hoặc là sản xuất ma túy… và những người này bị lừa bán đi bán lại nhiều lần,
nhưng cũng có một số công việc lành mạnh, ví dụ như nấu ăn hay cắt tóc gội đầu.”
Tình
trạng những người trẻ bị các băng nhóm tội phạm lừa vào lao động cưỡng bức, chủ
yếu liên quan đến công việc bất hợp pháp tại các đặc khu do Trung Quốc kiểm
soát ở Campuchia, đã trở thành vấn đề cấp bách không chỉ ở Việt Nam mà còn trên
khắp Đông Nam Á.
Một
báo cáo của Liên hợp quốc năm ngoái ước tính rằng khoảng 100.000 người ở
Campuchia đã bị buôn bán và giam giữ bởi các đường dây tội phạm, họ bị tra tấn
và đe dọa buộc phải thực hiện các vụ lừa đảo trực tuyến.
Lối
vào đặc khu được xây bằng xi măng cao tầm hơn 10 mét, với hai cánh cổng sắt to
và kiên cố. Luôn có ít nhất là 6 người canh gác, kiểm tra nghiêm ngặt từng chiếc
xe ra vào.
Vừa
đi qua cánh cổng sắt là một không gian vô cùng rộng lớn như là một khu dân cư
biệt lập, hoàn toàn tách biệt với thế giới bên ngoài cánh cổng. Ở đây có nhiều
tòa được chia thành nhiều khu riêng biệt.
Anh
Tú không được đi lại tự do trong toàn bộ khu vực này. Anh chỉ biết khu vực mình
ở gồm nhiều toà nhà 3 tầng cạnh nhau, trông giống nh một khu dân cư cao cấp
nhưng không có cây cối, không khí rất nóng và ngột ngạt.
Tại
đây, anh gặp một nhóm gồm 7 bạn trẻ từ Việt Nam đang bị lừa vào đây làm việc.
Các bạn trẻ nói với anh rằng mình chỉ ở đây khoảng một tuần, sau đó sẽ bị bán
đi một nơi khác ở tỉnh Kampot, Campuchia.
Nhóm
bạn trẻ này cầu cứu, mong anh sẽ tìm cách giải thoát cho họ.
Anh
Tú cho biết anh đã quyết định đi cùng mọi người đến Kampot, hy vọng với sự hiểu
biết và các mối quan hệ của mình có thể giúp đỡ và tìm cách giải thoát cho nhóm
bạn trẻ:
“Bởi
vì trước đây mình cũng sang Campuchia nhiều và cũng có một số mối quan hệ nhất
định nên ban đầu mình cũng nghĩ đơn giản là sẽ ở đó thêm một vài hôm và sẽ đi
theo họ để xem có giúp được gì không. Câu chuyện bắt đầu từ lúc đấy kéo dài hơn
một tháng rưỡi và đến tận ngày 29/11 vừa rồi mình mới về được.”
Cả
8 người được sắp xếp ở cùng nhau trong một tòa nhà có 4 phòng. Tầng một là khu
vực làm việc. Hai tầng trên được chia thành các phòng ngủ.
Phòng
của anh Tú rộng khoảng 40-50m vuông, là nơi ở của 20-30 người. Các dãy giường tầng
được đặt cạnh nhau sát tường. Mỗi người được chia một giường và dùng chung một
nhà vệ sinh trong phòng, hoặc có thể dùng chung nhà vệ sinh trong cùng một tòa
nhà.
Bị
ép buộc lừa đảo người khác
Đêm
ngày 24/10, cả công ty có hơn 100 người đã được chia ra thành nhiều nhóm di
chuyển bằng xe khách đến địa điểm mới nằm trên núi Bokor, mà người Việt gọi là
núi Tà Lơn, thuộc tỉnh Kampot.
Đầu
năm nay, chính phủ Campuchia đã tuyên bố thành lập khu kinh tế đặc biệt ở khu vực
này. Đây là một trong 22 khu kinh tế đặc biệt của cả nước. Chính phủ Campuchia
đã đưa ra các biện pháp giảm thuế và các lợi ích khác để khuyến khích đầu tư.
Đoàn
xe men theo con đường nhựa nhỏ đến một khu dân cư hẻo lánh nằm giữa núi rừng.
Quan cảnh nơi đây hoàn toàn trái ngược với đặc khu ở Bavet. Không khí trong
lành hơn nhưng cũng hoang vắng, u ám hơn.
“Lúc
đấy thì tôi rất là lo lắng bởi vì cái khu đó nó nằm ở giữa rừng. Vào đấy mình
thấy bảo vệ vòng trong vòng ngoài thì lúc đó mình bắt đầu có những lo lắng, thấy
hơi ghê ghê.”
Bên
trong khu dân cư, Những căn nhà 3 tầng san sát nhau nhưng vẫn còn đang xây dựng
dang dở, ngổn ngang vật liệu xây dựng trên các con đường đi
Căn
nhà nhóm 8 người ở có bốn phòng, mỗi phòng tầm 15-20m2, chứa đến 7-8 người,
cũng với giường tầng kê sát nhau.
Sau
một tuần sắp xếp chỗ ở, lắp đặt máy móc, cả nhóm bị ép buộc phải học việc trong
vòng một tháng. Công việc chính là phải vào mạng xã hội, lập các tài khoản giả
để kết bạn nói chuyện với “con mồi”, sau đó dụ họ đầu tư tiền vào các sàn chứng
khoán hay tiền ảo.
Cả
nhóm không ai muốn làm công việc lừa đảo nhưng cũng không dám công khai chống đối
công ty Trung Quốc. Do đó, một mặt anh Tú khuyên 7 bạn trẻ tỏ ra hợp tác cố gắng
học việc nhưng không có khả năng làm được việc:
“Mình
cứ tỏ ra là cố gắng nhưng mà làm không được để sau này giả sử mình phải tự bỏ
tiền ra chuộc thì cũng dễ dàng hơn chứ nếu mình làm được việc thì họ sẽ tìm mọi
cách để giữ mình ở lại, và cố gắng đừng để cho họ biết là mình đang chống đối.”
Mặt
khác, do nắm được thông tin cá nhân của nhóm lừa đảo 7 bạn trẻ, anh Tú, trong
thời gian “học việc” đã nhắn tin nhóm lừa đảo, yêu cầu họ phải chi tiền và dàn
xếp với công ty Trung Quốc để chuộc cả 8 người ra ngoài. Ngoài ra, anh Tú cũng
cố gắng liên hệ với nhiều nơi khác, bao gồm bạn bè và cả các cơ quan chức năng
Campuchia nhờ giúp đỡ:
“Khi
ở Kampot thì mình vẫn được dùng điện thoại để liên hệ ra bên ngoài. Tôi vẫn
liên hệ về nhà và liên hệ với công an. Tôi vẫn báo tình hình cho họ hằng ngày để
họ tìm cách giải quyết đưa mình ra ngoài.”
Cuộc
giải cứu nghẹt thở
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/cam2.jpg/@@images/dcf7ca83-8d52-4981-a032-000e07c8dad3.jpeg
Các
nạn nhân được giải cứu nghẹt thở ngay giữa đêm, trên đường bị bán sang một công
ty khác. Ảnh: Rebel Pepper/RFA
Sau
gần một tháng sống tại đặc khu trên núi Tà Lơn, chiều ngày 21/11, phía công ty
Trung Quốc bất ngờ gọi nhóm 8 người vào một phòng kín để tra hỏi. Họ muốn biết
ai trong số này đã báo tin ra ngoài cho cảnh sát Campuchia.
Nguyên
do mọi người bị tra hỏi là vì ngay lúc đó có một nhóm người, đi cùng cảnh sát
Campuchia, đang có mặt bên ngoài đặc khu để thương lượng giải cứu nhóm nạn
nhân. Vì đây là khu vực đặc biệt do người Trung Quốc kiểm soát, cảnh sát
Campuchia không được phép tự ý vào trong mà chỉ có thể đứng bên ngoài chờ công
ty Trung Quốc đưa người ra.
Tuy
nhiên, chỉ có 5 người trong nhóm 8 nạn nhân được đưa ra và giao cho cảnh sát
Campuchia. Anh Tú cùng hai người khác bị giữ lại.
Sau
khi cảnh sát rời đi, tức giận vì có người báo tin cho cảnh sát, hơn 10 người của
công ty Trung Quốc đã tra tấn, đánh đập dã man anh Tú cũng hai bạn trẻ bị kẹt lại:
“Họ
lôi chúng tôi vào phòng kín tra hỏi rằng ai là người đã đưa thông tin ra ngoài
cho công an để công an đến cứu người. Chúng nó lấy dùi cui điện để dí vào người
để mình ngã vật ra rồi nó cầm gậy đánh. Mười mấy người lao vào đánh, tôi bị nặng
nhất vì nó nghi ngờ là tôi là người đưa thông tin ra ngoài.” - anh Tú kể lại.
Hậu
quả của trận đòn này là anh Tú mất 3 cái răng, cơ thể chằng chịt vết đòn roi và
tổn thương xương sườn.
Các
vết thương trên cơ thể ông Tú sau khi bị tra tấn. Ảnh do nhân vật cung cấp.
Đến
khoảng 10 giờ đêm, công ty Trung Quốc quyết định bán cả 3 người đi nơi khác.
Không ai trong số họ biết điểm đến tiếp theo là nơi đâu. Cả nhóm bị lôi lên hai
chiếc xe 5 chỗ. Anh Tú bị tách khỏi hai bạn trẻ. Anh ngồi ở dãy ghế sau, bị
khoá tay bởi hai người Trung Quốc ngồi hai bên. Ở hàng ghế trước là tài xế và một
người Trung Quốc khác.
Xe
chạy xuống núi, hướng ra đường quốc lộ. Được khoảng 30 phút, khi gần tới đường
lớn thì cảnh sát Campuchia chặn lại và giải cứu cả ba người.
“Trên
đường nó đi bán thì những người đã được giải thoát đã báo công an (cảnh sát
Campuchia - PV) và công an đã đến chặn xe cứu chúng tôi ra.” - anh Tú nhớ lại.
Do
vừa trải qua trận tra tấn khủng khiếp, anh Tú không nhớ rõ chi tiết diễn biến tại
hiện trường, chỉ mơ hồ nhận ra rằng cả ba người được đưa lên xe cảnh sát, và có
thêm một chiếc xe cảnh sát khác chạy theo phía sau.
Thời
điểm đó, anh Tú vẫn còn lo lắng và không chắc chuyện gì đang xảy ra. Anh còn
nghĩ nhóm chặn xe có thể là người của một công ty khác đến đưa mình sang một
nơi khác. Chỉ khi được đưa về đồn cảnh sát Campuchia, anh mới yên tâm rằng mình
đã được cứu khỏi công ty Trung Quốc.
Âm
mưu tống tiền ngay trong đồn cảnh sát
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/cam3.jpg/@@images/97d1d36b-ae7d-43b5-b568-fbe2a3d5cdd3.jpeg
Người
thân của các nạn nhân ở Việt Nam bị nhóm buôn người tống tiền. Ảnh: Rebel
Pepper/RFA
Sau
khi nhóm 8 người được đưa đến đồn công an Campuchia, họ tiếp tục đối mặt với một
âm mưu lừa đảo từ nhóm người đi cùng với cảnh sát Campuchia đến chuộc các nạn
nhân hôm 21/11.
Anh
Tú cho biết, ban đầu anh chưa rõ mối quan hệ giữa nhóm này và nhóm đã lừa bán 7
bạn trẻ cho công ty Trung Quốc. Tuy nhiên, anh nghi ngờ rằng hai nhóm này có mối
quan hệ với nhau, vì trong các cuộc trò chuyện với nhóm chuộc người ở đồn cảnh
sát, họ có nhắc đến nhau.
Theo
anh Tú suy đoán, nhóm đến chuộc các nạn nhân ra khỏi công ty Trung Quốc chính
là người của nhóm lừa đảo ban đầu. Sở dĩ họ đến chuộc người là vì anh Tú biết
nhiều thông tin của họ, đe doạ sẽ báo cơ quan chức năng xử lý.
Tại
đồn cảnh sát, nhóm người này nói với các nạn nhân rằng cả 8 người đang còn nợ
tiền công ty Trung Quốc, yêu cầu các nạn nhân liên lạc với gia đình ở Việt Nam
để gửi tiền trả. Anh Tú cho biết họ hoàn toàn không nợ tiền phía công ty Trung
Quốc nên đã không làm theo yêu cầu.
Nhóm
lừa đảo đổi chiến thuật, họ gọi điện trực tiếp đến người thân của từng nạn
nhân, bao gồm vợ, mẹ, em gái và bạn bè của các nạn nhân để yêu cầu gửi tiền chuộc
người về. Mỗi gia đình phải chuẩn bị từ 4.000 đến 5.000 USD, tổng cộng khoảng
30.000 đến 40.000 USD cho cả 8 người:
“Gia
đình rất lo lắng bởi vì chúng nó cứ nhấn mạnh nhiều lần rằng nếu không đưa tiền
thì sẽ trả bọn tôi lại cho phía công ty Trung Quốc.”
Anh
Tú, sau vài ngày ở đồn cảnh sát Campuchia, đã được liên lạc về gia đình. Anh
nói rõ tình hình và dặn gia đình không gửi tiền chuộc theo yêu cầu của nhóm lừa
đảo:
“Rõ
ràng là chúng tôi không nợ tiền mà chúng cứ nói mình nợ tiền nên tôi cũng dặn
gia đình là tuyệt đối không nghe theo lời tụi đấy, người nhà thì cũng tin mình,
không có chuẩn bị tiền nong gì cả.”
Cuối
cùng, anh Tú đã nhờ một người bạn ở mình ở TPHCM qua Campuchia để làm thủ tục bảo
lãnh tất cả 8 người ra khỏi đồn cảnh sát Campuchia và đưa về Việt Nam vào hôm
29/11.
Qua
câu chuyện của mình, anh Tú hy vọng cảnh báo được nhiều người cảnh giác hơn về
các mánh khóe tinh vi của bọn buôn người trước khi nhận những lời mời làm việc
hấp dẫn từ những người không rõ danh tính.
No comments:
Post a Comment