Việt Nam bị chậm
chỗ nào để đón luồng đầu tư ra khỏi Trung Quốc?
Thương Lê
BBC News Tiếng Việt
1
tháng 11 2023
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c1v91v7p593o
Những năm gần đây, Việt Nam được hưởng lợi từ chính
sách ‘Trung Quốc cộng một’ mà các tập đoàn quốc tế áp dụng nhằm tránh chỉ đầu
tư vào đất nước 1,4 tỷ dân.
Bản
chất của chiến lược này là các tập đoàn đa quốc gia dịch chuyển các nhà máy gia
công lắp ráp của mình ra khỏi Trung Quốc hoặc mở thêm đầu tư trải rộng tới
các nước thay thế để đảm bảo rủi ro đặc biệt là sau bài học zero Covid ở Trung
Quốc và để tránh các nguy cơ của thương chiến Mỹ-Trung.
Nhờ
lợi thế gần Trung Quốc, Việt Nam đã và đang là sự lựa chọn của nhiều doanh
nghiệp nước ngoài và dần trở thành “công xưởng lắp ráp” mới trong khu vực cũng
như trên thế giới.
“Vài
thập niên trở lại đây, Việt Nam đang trải qua thời kì sử dụng lao động chân tay
(labor-intensive) trong các ngành như may mặc, giày da. Về sau thì có thêm lao
động có chuyên môn (skill-intensive) trong các công ty sản xuất hàng điện tử và
hiện nay có một số ít doanh nghiệp chuyên về lao động trí thức
(intellectual-intensive)”, Phó giáo sư - Tiến sĩ Phan Toàn Thắng từ Đại học Quốc
gia Singapore nhận định.
Kinh tế Việt Nam sẽ
'bùng nổ' thế nào sau nâng cấp quan hệ với Mỹ?
Ngành game Việt cất
cánh 10 năm sau Flappy Bird
VN muốn học mô hình
TQ để nâng cấp chỉ số chứng khoán, thúc đẩy đầu tư
Trả
lời BBC News Tiếng Việt, ông Thắng nói không chỉ nhờ vị trí cạnh Trung
Quốc mà lao động dồi dào, gồm trí thức khá tốt là một lý do nữa khiến Việt
Nam thu hút được làn sóng FDI mới.
“Trong
khối ASEAN thì khả năng nắm bắt về công nghệ ở Việt Nam rất tốt. Thành tích của
Việt Nam trong các cuộc thi quốc tế về Toán, Lý, Hoá, Sinh thuộc hàng top và lực
lượng các nhà khoa học Việt Nam trong 20 năm gần đây có trình độ cao, được đào
tạo ở các nước phát triển. Ở Singapore, số lượng những chuyên gia về khoa học
công nghệ gốc ASEAN thành công thì Việt Nam là đông nhất, ngoài nước chủ nhà”,
PGS.TS Thắng cho biết.
“Tiếc
một điểm là chính phủ Việt Nam vẫn chưa chuẩn bị tốt mặc dù đã có khuyến cáo về
chính sách ‘Trung Quốc cộng một’ từ trước Covid, cụ thể là hơi chậm về đào tạo,
giáo dục lẫn pháp luật, hạ tầng…”, ông nói thêm.
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/2fd7/live/a6267c60-7569-11ee-8139-61b1db4c8e2f.png
Nhà khoa học - bác sĩ Phan Toàn Thắng đã phát minh
và ứng dụng công nghệ tách tế bào gốc từ "rác" y học là màng cuống rốn
Đổi mới sáng tạo của Việt Nam
gặp nhiều thách thức
Dù
nhiều dây chuyền sản xuất cấp thấp đã được chuyển sang các nước khác bao gồm Việt
Nam nhưng Trung Quốc vẫn giữ lại những ngành sản xuất công nghệ cao chẳng hạn
như điện quang, năng lượng sạch, các thiết bị y tế chất lượng cao...
Trong
khi đó, PGS. TS Phan Toàn Thắng đánh giá rằng việc đổi mới để bắt kịp xu hướng
về công nghệ sẽ đóng một vai trò quan trọng để phát triển kinh tế.
Ông
nhận định công tác đổi mới sáng tạo ở Việt Nam đối diện với nhiều thách thức,
bao gồm thiếu một chính sách vĩ mô của chính phủ, kế hoạch đào tạo, và các cơ sở
pháp lý để triển khai các phát minh sáng tạo.
Là một
bác sĩ, nhà khoa học và cũng là một doanh nhân ngành công nghệ tế bào gốc, ông
Thắng cho rằng những phát minh sáng tạo phải đi ra từ các cơ sở hàn lâm như trường
đại học, đặc biệt là ngành công nghệ sinh học và sinh y, vốn cần rất nhiều sự đầu
tư về tiền bạc và con người. Khi những phát minh đó có kết quả và ứng dụng vào
các doanh nghiệp, từ đó tạo ra những sản phẩm tầm cỡ thế giới và tạo ra nhiều
việc làm chất lượng cao và thu nhập cao.
“Tôi
thấy hiện nay ở Việt Nam rất ít người quan tâm đến vấn đề cải cách tổ chức đổi
mới sáng tạo, áp dụng tư duy thương mại vào trường học”, ông nói với BBC.
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/adb1/live/26427710-7569-11ee-8702-d37343e5c4b3.jpg
Phó giáo sư - Tiến sĩ Phan Toàn Thắng tại phòng
nghiên cứu tế bào gốc ở Singapore
“Ở
Singapore, tôi đang giảng dạy tại trường Đại học Quốc gia Singapore và có công
ty biotech với các sản phẩm dưỡng da từ các phát minh tế bào gốc, miễn là đảm bảo
minh bạch về thời gian và làm báo cáo xung đột lợi ích hàng năm. Chẳng hạn nếu
mình có sử dụng nguồn lực của trường như quỹ hay sinh viên... thì phải kê khai
và chung chia kết quả với trường”.
“Còn
ở Việt Nam hiện nay, tôi thấy các đồng nghiệp kêu ca rất nhiều vì các giáo sư,
giảng viên trong hệ thống trường công lập ở Việt Nam không được phép mở công
ty, hoặc có thì là làm chui. Khi đó thì những công ty nước ngoài muốn hợp tác
cũng không muốn đầu tư vì sợ rủi ro”, vị bác sĩ cho hay.
Thực
tiễn cho thấy chưa có một cơ chế minh bạch khi một phát minh công nghệ khi được
ứng dụng và phát triển thành sản phẩm ở Việt Nam, chẳng hạn trường được bao
nhiêu phần trăm, những thầy cô tham gia công trình được bao nhiêu. Trong khi
đó, Singapore đang theo mô hình 50-25-25 của Stanford, trường lấy 50% công
trình, 25% xuống bộ môn còn 25% còn lại xuống các thầy cô.
Ngoài
ra, ông Thắng cũng nhấn mạnh rằng việc chuyển giao công nghệ cũng nhận được khá
nhiều bức xúc vì không có một hệ thống pháp lý bảo vệ cho những người liên
quan.
Ông
nêu ra dẫn chứng rằng các trường rất sợ việc chuyển giao công nghệ. Chẳng hạn
ban đầu có một công ty bỏ một triệu USD đầu tư tiền bạc, con người, thời gian để
phát triển một phát minh, nhưng khi họ ứng dụng và sản phẩm và bán ra hàng tỷ
USD sản phẩm trên toàn cầu thì sẽ có người chất vấn trường vì sao lại bán công
nghệ giá rẻ như vậy, thậm chí có thể bị quy chụp tội vô trách nhiệm và gây tổn
thất cho nhà nước.
“Theo
tôi cần phải có một hệ thống khung pháp lý để bảo vệ cho họ, cho cả quá trình
phát triển từ một ý tưởng tới phát minh công nghệ và thị trường hóa”, ông nói.
Thủ tục hành chính rườm rà,
tham nhũng làm chậm phát triển kinh tế
Bên
cạnh việc thiếu hệ thống pháp lý chuẩn, một trong những yếu tố khác làm giảm hiệu
quả và năng suất lao động là thủ tục hành chính rườm rà và rắc rối.
“Tôi
biết có một công ty ở Singapore đặt hàng sản phẩm băng vết thương của một doanh
nghiệp sản xuất ở Việt Nam để bán sang Hong Kong, Phillipines... Mặc dù rất
thích sản phẩm của Việt Nam vì chất lượng tốt và giá cả cạnh tranh nhưng họ cần
thêm giấy chứng nhận về sản xuất và xuất khẩu”.
“Nhưng
khi doanh nghiệp nộp hồ sơ lên Bộ Công thương thì được đẩy sang Bộ Y tế. Tới Bộ
Y tế thì Vụ trang thiết bị đẩy cho Cục trưởng, Cục trưởng đẩy lại cho Vụ trang
thiết bị, Vụ này lại đẩy lại về Bộ Công thương và cuối cùng sản phẩm này không
thể xuất khẩu được”.
“Cuối
cùng, doanh nghiệp này được tư vấn là hãy mang dây chuyền sản xuất ra nước
ngoài để có thể tiêu thụ được sản phẩm trên thị trường quốc tế”.
Câu
chuyện trên là một dẫn chứng cho thấy thủ tục hành chính rườm rà và rắc rối đã
khiến hiệu quả kinh tế bị giảm, khiến các nhà đầu tư nước ngoài e ngại như thế
nào.
Thêm
vào đó, PGS.TS Phan Toàn Thắng cho rằng nạn tham nhũng ở các nước đang phát triển
rất khó để loại trừ. Việt Nam cũng như Trung Quốc và các nước khác như
Indonesia, Malaysia, Thái Lan... đều tồn tại những vấn đề về quan liêu tham
nhũng sẽ làm chậm lại quá trình phát triển kinh tế và năng suất lao động.
Việt Nam có thể thay đổi như
Singapore?
Là một
nước có diện tích nhỏ tích ở Đông Nam Á và cũng không có nhiều tài nguyên,
nhưng chính phủ nước này rất quan tâm đến đầu tư giáo dục và phát triển nhân lực.
Chỉ
trong vài chục năm từ lúc lập quốc năm 1965, Singapore cũng đi từ lao động chân
tay tới chuyên sâu và từ những năm 2000 thì tập trung vào chuyển đổi sang
nghiên cứu và sáng tạo cũng như các công ty khởi nghiệp để tạo ra những việc
làm mới có chất lượng cao và thu nhập cao.
Sinh
sống và làm việc ở Singapore từ năm 1997, PGS.TS Phan Toàn Thắng đã chứng kiến
sự thành công trong một giai đoạn ngắn ở đảo quốc này.
“Một
điều mà Việt Nam có thể học từ Singapore là họ có một chiến lược tầm chính phủ
rất rõ ràng, có một hệ thống pháp luật mạnh và mở để cho những ý tưởng có thể
chạy thuận lợi.
Không
ít những công ty khởi nghiệp về fintech (công nghệ tài chính), blockchain ở Việt
Nam phải sang Singapore để mở công ty vì hệ thống pháp luật ở Việt Nam không có
khung hỗ trợ, họ có thể đối mặt với rủi ro vì bị khép vào tội lừa đảo.
Cũng
nhờ pháp luật mạnh mà người dân tuân thủ luật pháp cao và có năng suất lao động
cao hơn”, ông nói.
Theo
ông, dù Singapore và Việt Nam đều theo văn hóa Á Đông nên con người đều có ý
chí và sự chăm chỉ, nhưng ở Singapore thì các nhân viên có tính kỷ luật rất
cao.
Nhà
khoa học nêu ví dụ: “Nhân viên Việt Nam trong trường hợp muốn nghỉ việc thì phải
báo trước 1-3 tháng hoặc không được phép làm cho các công ty đối thủ trong vòng
6 tháng – 1 năm và không được tiết lộ thông tin của công ty cũ theo điều khoản
của hợp đồng lao động nhưng có những người không tuân thủ. Lí do là pháp luật
Việt Nam không làm gì được họ, nhưng ở Singapore họ sẽ bị kiện cáo và phải bồi
thường, và những công ty sau sẽ không muốn thuê những người như vậy nữa”.
Ngoài
ra, hệ thống xã hội ở Singapore cũng một phần khiến năng suất lao động của người
dân tăng lên. Hệ thống hành chính của đảo quốc được đánh giá rất tốt, tất cả thủ
tục đều được làm online.
“Người
lao động được yên tâm làm việc vì hầu như tất cả mọi thứ chẳng hạn con cái đi học,
phụ huynh không phải lo nơm nớp xảy ra tai nạn hay tội phạm, con em bị dụ dỗ
lôi kéo…”, ông Thắng lí giải.
Một
ưu điểm nữa mà Việt Nam có thể tham khảo là khả năng hội nhập rất cao nhờ sử dụng
tiếng Anh và hạ tầng xã hội rất tốt đã giúp Singapore dễ thu hút được các nhân
tài quốc tế.
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/5994/live/f950d1b0-74b5-11ee-8a94-330368529977.jpg
Các tòa nhà chọc trời ở khu tài chính
Singapore và Vịnh Marina được chiếu sáng lung linh vào ban đêm
Tuy
nhiên, ông Thắng cũng cho rằng Việt Nam khó có thể học được cách chống tham
nhũng của Singapore.
“Thể
chế ở Việt Nam khó mà thay đổi. Và không chỉ mình Việt Nam mà đa phần các quốc
gia khó có thể thực hiện được mô hình của Singapore, do họ có lợi thế là quy mô
nhỏ chỉ có vài triệu dân”.
Cũng
theo ông, Việt Nam khó mà trả được một mức lương cao như Singapore cho các quan
chức, Bộ trưởng và hệ thống hành chính công, đồng thời đưa ra một giải pháp là
thu một phí nhất định cho thủ tục nào đó, mà mức này cần được minh bạch và ổn định.
“Tôi
cho rằng các doanh nghiệp sẵn sàng trả khoản phí nhất định nhưng họ cần sự ổn định,
không bị thay đổi liên tục để thủ tục được thông thoáng. Nhưng tất nhiên việc
này không được gây hại cho quốc dân và quốc gia, cần sự giám sát và quản lí”
nhà khoa học kiêm doanh nhân này đề xuất.
Singapore
là một trong những nhà đầu tư hàng đầu vào Việt Nam trong nhiều năm liên tiếp.
Năm
2022, nước này là quốc gia nước ngoài rót tiền nhiều nhất trong 108 quốc gia và
vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, với số vốn lên đến 6,46 tỉ USD, chiếm 23,3%
tổng FDI vào Việt Nam trong năm.
Các
quỹ đầu tư của chính phủ và các tập đoàn tư nhân của Singapore đã thành công với
mô hình khu công nghiệp VSIP bắt đầu ở Bình Dương và nhân rộng ra nhiều nơi ở
Việt Nam, tạo ra việc làm trực tiếp cho khoảng 300.000 người và hàng triệu lao
động gián tiếp.
Gần
đây, nước này cũng bắt đầu đầu tư vào y tế, mua lại các bệnh viện tư và các
lĩnh vực khác tại Việt Nam.
No comments:
Post a Comment