Hiệp
định Quân sự Toàn diện bị hủy và nguy cơ xung đột vũ trang liên Triều
Minh
Anh - RFI
Đăng ngày: 28/11/2023 - 13:50
Sau vụ phóng vệ tinh do thám thành công (21/11) và
đáp trả quyết định của Seoul cho đình chỉ một phần thỏa thuận quân sự được ký kết
năm 2018, chính quyền Bình Nhưỡng ngày 25/11/2023 đã có phản ứng mạnh mẽ, thông
báo hủy bỏ Hiệp định Quân sự Toàn diện (CMA). Vậy Hiệp định Quân sự Toàn diện
này là gì ? Tại sao bị hủy và thông báo hủy có ý nghĩa
gì ?
Ảnh minh họa: Du khách
tham quan gần hàng rào dây kẽm gai ở vùng biên giới liên Triều tại Imjingak
Pavilion ở Paju (Hàn Quốc) ngày 22/11/2023. AP - Lee Jin-man
Ngược dòng lịch sử, trong khuôn khổ chiến lược « tan băng »,
tổng thống Hàn Quốc lúc bấy giờ là Moon Jae In và lãnh đạo Bắc Triều Tiên, sau
một loạt các cuộc gặp lịch sử đã ký kết Thỏa thuận Quân sự Toàn diện
(Comprehensive Military Agreement – CMA) vào ngày 19/09/2018.
Seoul và Bình Nhưỡng đồng ý « chấm dứt hoàn toàn mọi hành động
thù địch chống lại nhau » qua việc thực hiện các biện pháp như chấm dứt
các cuộc tập trận quân sự gần biên giới, hạn chế các cuộc tập trận bắn đạn thật,
áp đặt các vùng cấm bay và duy trì đường dây nóng. Mục đích của thỏa thuận là
nhằm giảm bớt các căng thẳng quân sự trên bán đảo và xây dựng niềm tin lẫn
nhau.
Như vậy, theo quan điểm của chuyên gia quan hệ quốc tế Soyoung Kim,
ngành Quan hệ Quốc tế, thuộc S. Rajaratnam School of International Studies,
Singapore, trên trang mạng The Diplomat, trong vụ phóng vệ tinh dọ thám, Bình
Nhưỡng chỉ vi phạm các nghị quyết của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc nhưng
không vi phạm thỏa thuận CMA.
Cũng theo bà Soyoung Kim, khi tuyên bố ngưng một phần thỏa thuận, trên
thực tế, chính quyền Seoul đã cho đình chỉ điều 1, khoản 3 liên quan đến vùng cấm
bay đối với tất cả các loại thiết bị bay qua Đường Phân giới Quân sự (MDL –
Military Demarcation Line) có hiệu lực từ ngày 01/11/2018.
Điều khoản này cấm máy bay cánh cố định hoạt động trong phạm vi 40 km của
MDL ở khu vực phía đông và 20 km ở phía tây. Máy bay cánh quạt bị cấm trong phạm
vi 10 km tính từ MDL, cấm sử dụng drone (UAV) trong vòng 10 km của khu vực phía
đông và 25 km ở phía tây ; và bóng bay thì bị cấm trong phạm vi 25 km tính
từ MDL?
Những người ủng hộ CMA cho rằng thỏa thuận an ninh này đã làm giảm bớt
căng thẳng quân sự dọc biên giới giữa hai miền và giảm nguy cơ xung đột quân sự.
Nhưng chính quyền tổng thống Yoon Suk Yeol và đảng bảo thủ cầm quyền
nhiều lần đe dọa cho đình chỉ CMA khi chỉ trích rằng văn bản này chỉ tồn tại
trên danh nghĩa, vì Hàn Quốc là bên duy nhất ủng hộ và tuân thủ nghiêm túc.
Seoul cáo buộc Bình Nhưỡng 17 lần vi phạm CMA tính từ ngày ký.
Hơn nữa, phe chỉ trích thỏa thuận từ lâu cho rằng CMA làm suy yếu khả
năng giám sát Bắc Triều Tiên của Hàn Quốc. Việc đình chỉ điều khoản này sẽ cho
phép Seoul tiếp tục các hoạt động theo dõi và trinh sát dọc theo biên giới.
Bình Nhưỡng tuy không đề cập đến việc chấm dứt thỏa thuận nhưng đã vô
hiệu hóa văn bản này khi liên tục có các hành động vi phạm. Theo nhận định từ
giới chuyên gia, đây có thể xem như là một trong số các nỗ lực của chế độ Kim
Jong Un nhằm gây áp lực buộc Hàn Quốc tự mình chấm dứt và chịu trách nhiệm về
việc gia tăng căng thẳng.
Đúng như dự đoán, sau khi Seoul thông báo đình chỉ một phần CMA, Bình
Nhưỡng đã cho hủy toàn bộ thỏa thuận và gia tăng hiện diện quân sự ở biên giới,
khi cáo buộc Hàn Quốc phá vỡ thỏa thuận và quy trách nhiệm cho nước này trước
các nguy cơ xảy ra đụng độ.
Trong bối cảnh này, rủi ro xảy ra xung đột vũ trang giữa hai miền có thể
sẽ còn tăng cao. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu chính phủ Hàn Quốc cho xem xét lại các
hạn chế của thỏa thuận với Bình Nhưỡng liên quan đến các hoạt động quân sự trên
bộ và trên biển ?
---------------------------
Các nội dung liên quan
BẮC TIỀU TIÊN - HÀN QUỐC
Bắc
Triều Tiên tăng cường hiện diện quân sự ở biên giới với Hàn Quốc
ĐÔNG BẮC Á - AN NINH
Mỹ-Hàn
điều chỉnh lại chiến lược răn đe Bắc Triều Tiên
BẮC TRIỀU TIÊN - HÀN QUỐC
Bắc
Triều Tiên bắt đầu ''khôi phục trạm gác'' ở vùng biên giới phía nam
No comments:
Post a Comment