https://www.facebook.com/nguyentuong.tuongnguyen.5/posts/3455462317905453
Cánh Diều và xã hội hoá SGK
PTT Vũ Đức Đam hôm qua triệu hồi bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ gắt vụ SGK. Đó
là phản xạ tốt của lãnh đạo cấp cao.
Xem ông Đam chỉ đạo, tôi biết ông có đọc facebook, một năng lượng cởi mở.
Ông Đam nói rằng, dân có thể phản ứng gay gắt nhưng bộ phải chân thành tiếp
thu, khắc phục.
Tuy nhiên, đó có thể xem là tư duy đuổi bắt sự vụ. Có lẽ ông nên chỉ đạo
một cuộc thanh tra độc lập. Phải tìm hiểu vì sao sự cố lớn như vậy lại xảy ra
với giáo dục, với sách, nhất là sách cho trẻ em chập chững vào trường học.
Quy trình duyệt sách, Bộ GD-ĐT đảm nhiệm khâu tối thượng, không thể nói
vô can. Bộ không thể xã hội hoá bằng cách “khoán gọn” cho NXB như vậy. Bộ cũng
không thể ra một văn bản chỉ đạo Hội đồng thẩm định cũ đi rà soát lại sách. Đó
là một động tác giả để phủi trách nhiệm.
Phải quy trách nhiệm người đứng đầu thì mọi việc mới ra ngô ra khoai. Còn
nếu lơi khơi như vậy, chắc rằng trước sau gì vụ việc cũng rơi vào im lặng.
Xa hơn, có lẽ Chính phủ nên soi xét lại chính sách xã hội hoá SGK. Xã hội
hoá làm gì để một quốc gia nhiều đầu sách, chẳng ai giống ai. Theo tôi, xã hội
hoá không phải như vậy. Tại sao không viết một bộ sách rồi xã hội hoá in ấn,
phát hành? Như vậy thống nhất nội dung nhưng giá cả tự do và có cạnh tranh thực
chất.
Cả một nền giáo dục, một quốc gia văn hiến không lẽ không viết được bộ
sách có giá trị lâu bền? Nhà nước thuê người khả tín viết, tri ân thù lao cực
cao, thậm chí đặt tên đường luôn. Việc này không khó, chỉ cần năng lượng cởi
mở. Xã hội hoá kiểu giao khoán bán thầu thì gian thương có thừa đất dụng võ,
múa gậy vườn hoang, loạn quân xanh quân đỏ.
Tôi chưa từng thấy địa hạt nào mà kiếm lợi dễ dàng và bền vững bằng giáo
dục, y tế cả. Thậm chí, họ có thể nhìn thấy trước lợi nhuận nếu bẻ cong được cơ
chế.
Thực trạng đáng buồn là càng xã hội hoá càng cải cách, càng thương nhớ
sách vở ngày xưa. Cái mất đi nhiều nhất chính là giá trị nhân văn, linh hồn của
giáo dục!
No comments:
Post a Comment