Nguyên
Đại
16/10/2020
https://baotiengdan.com/2020/10/16/co-che-co-lo-vo/
Khoảng 4 năm trước, ngày
2-12-2016, nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Ngân Hàng Phát Triển Á-Châu
(ADB), thủ tướng Phúc đã gây “chấn động” trên cộng đồng
mạng với bài diễn văn có một đoạn như sau: “Mong ADB tiếp tục hỗ trợ, đồng
hành cùng Chính phủ Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác của khu vực như: Tiểu vùng
Mekong, ACMECS, Cờ Lờ Mờ Vờ và Cờ Lờ Vờ về kết nối các nền kinh tế, hạ tầng
giao thông, giảm nghèo bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu”.
Ông Phúc, đương kim Thủ
tướng Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, “đăng ký thương hiệu” “Cờ Lờ Mờ Vờ” và “Cờ Lờ Vờ” từ đó. Có ai vui tính tặng
ông thủ tướng cái tên “Bảy nghẻo”. Người nói có thể nghẻo, bây giờ hoặc sau
này, nhưng có vẻ như bảy (7) chữ nổi tiếng đó sẽ không bao giờ nghẻo, sẽ đi
theo tác giả nhiều năm sau.
Nếu nói chín trong mười
người Việt nam trưởng thành đều biết tác giả của bảy chữ đó là ai cũng không phải
là quá cường điệu. Hình như nó trở thành tên gọi của một cơ chế? Cơ chế “Cờ Lờ
Vờ”.
Có thể nói mà không sợ
tranh cãi là diễn văn mà ông Phúc đọc đó do người khác viết. Vậy thì ai viết?
Trình lên cho thủ tướng (TT) khi nào? TT có đọc trước không? Tại sao TT không
kiểm tra lại với tác giả bài viết? Đành rằng rất tức, nhưng ông Phúc cũng đủ tỉnh
táo để không khui một con “cờ” (một “đồng chí” đánh máy chẳng hạn) để đổ lỗi, bởi
nếu khui ra sẽ “rối” và “thối” nữa, nên phải “lờ” và “vờ” đi.
Tương tự, một cuốn sách tập
đánh vần Lớp Một do nhiều Giáo Sư, Phó Giáo Sư, Tiến sĩ, Thạc sĩ biên soạn lại
dính một loạt những lỗi “kinh hoàng”. Thử đặt một số câu hỏi tương tự: Ai viết?
(Không lẽ mấy ông GS, TS đó mỗi người viết vài trang? Nếu vậy, thì ai viết
trang nào?). Ai đọc lại để chỉnh sửa bản thảo? Ai ký phê duyệt bản cuối cùng
trước khi cho in? Không thấy “khui” ra “con cờ” nào, bởi tương tự như trường hợp
của TT Phúc, khui ra sẽ “rối” và “thối” nữa.
Trong vụ ông Phúc thì “lời
nói thoảng gió bay”, nhưng vụ sách giáo khoa thì “giấy trắng mực đen” tới mấy
trăm ngàn cuốn, không thể nào cứ nghẻo, cứ “lờ” và “vờ” đi là xong được. Dân mạng
đâu chịu! Nên các giáo sư, tiến sĩ chủ biên phải đăng đàn “chữa lửa” rằng: phải
nhìn cuốn sách như nhìn một cô gái, tổng thể “đẹp là được” còn soi chi tiết sẽ
thấy vết đen vết trắng là chuyện thường, rằng giáo viên phải có nhiệm vụ giảng
cho “trong sáng” sách giáo khoa, rằng học sinh lớp Một cần “hiểu cái sai” để “làm
cái đúng” v.v…Càng chữa càng cháy, càng bao biện càng tào lao.
Vấn đề là bây giờ chỉnh sửa
làm sao, đồng loạt xé bỏ mấy trang đó? Tuyển lại một đội ngũ soạn sách giáo
khoa khác? Vậy còn tiền kinh phí chính phủ, và tiền mua sách có trả lại cho phụ
huynh không? Tiền vô túi rồi, lỡ tiêu xài, lo lót cấp trên rồi, làm sao thối lại.
Càng khui, càng “rối” và “thối”, vậy thì cái chắc sẽ là “lờ” và “vờ” đi, cho tới
năm sau, lại “cải cách” tiếp.
Rồi tới vụ bão lụt hiện
nay ở miền Trung, tin tức ghi nhận là có một tướng, một số sĩ quan cấp tá và úy
trong quân đội đã đi cứu hộ và qua đời. Lại thử đặt một vài câu hỏi tương tự
như hai vụ trên: Ai ra lệnh cho quân đội đi chống lũ? Ai yêu cầu quân đội tham
gia cứu hộ? Kế hoạch như thế nào? Từ lúc nào, trong quân đội VN các tướng tá phải
đi trước để nắm bắt thông tin trước khi ra lệnh, mà không phải là các đơn vị đặc
nhiệm?
Ai phải chịu trách nhiệm
về những hy sinh không cần thiết và những cái chết oan uổng của những tùy tùng,
và người dân vô tội. Các tướng tá và sĩ quan đó đem theo phương tiện gì để cứu
hộ? Đi bằng xe làm sao băng qua vùng lũ, và thấy được gì? Tại sao không dùng trực
thăng v.v… Càng khui lại càng “rối”.
Điều “nhức đầu” trong vụ
này là lần này liên quan đến “nước”, không phải “lửa” như vụ Đồng Tâm, nên không
kiếm ra tụi phản động, khủng bố nào “đổ” nước mưa xuống hố làm cho các đồng chí
phải hy sinh. Có vẻ như không thể (hay không nên) khui ra con “cờ” trong vụ
này, nên phải kéo cờ rủ, phong liệt sĩ, rồi thì “lờ” và “vờ” đi.
Cơ chế “cờ lờ vờ” quả thật
bi hài, như khởi thủy của nó.
No comments:
Post a Comment