NỘI
DUNG :
Hai ứng cử viên tổng thống gặp gỡ cử tri tại hai nơi riêng biệt
Người Việt
Bầu
cử Mỹ: Cử tri bầu sớm đông kỷ lục, Trump-Biden đấu khẩu từ xa
Tú Anh - RFI
Thùy Dương - RFI
=============================================
.
.
Hai ứng cử viên tổng thống gặp gỡ cử tri tại hai nơi riêng biệt
Người
Việt
October 15/10/2020
MIAMI, Florida (NV) –Tối Thứ Năm, 15 Tháng Mười, Tổng
Thống Donald Trump gặp cử tri do hệ thống NBC News tổ chức ở Miami, Florida;
còn cựu Phó Tổng Thống Joe Biden gặp cử tri do đài ABC News tổ chức ở
Philadelphia, Pennsylvania.
Lẽ ra cuộc tranh luận thứ
nhì giữa Tổng Thống Donald Trump và ứng cử viên tổng thống Joe Biden sẽ diễn ra
vào hôm 15 Tháng Mười, nhưng bị hủy bỏ sau khi tổng thống không chấp nhận thể
thức tranh luận qua màn hình.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2020/10/TS-thao-luan-townhall-meeting-1.jpg
Tổng Thống Donald
Trump (trái) và nữ ký giả Savannah Guthrie đài NBC News trong cuộc gặp gỡ cử
tri tại Miami, Florida. (Hình chụp qua màn ảnh NBC News)
Ban tổ chức muốn tổ chức
tranh luận qua màn hình vì tổng thống bị nhiễm COVID-19 phải vào bệnh viện bốn
ngày.
Khi cuộc tranh luận bị hủy,
đài ABC News tổ chức cuộc gặp gỡ, gọi là “townhall meeting,” giữa cử tri
với ông Joe Biden ở Philadelphia cùng với thời điểm tranh luận và ký giả
George Stephanopoulos là điều hợp viên.
Chẳng bao lâu sau đó,
phía tổng thống bắt đầu thảo luận với NBC về một cuộc gặp tương tự, với điều kiện
là ông thử âm tính với virus, kết quả là ông Trump cũng có cuộc gặp cử tri, do
hệ thống NBC News tổ chức, vào tối Thứ Năm, song song với chương trình của ABC
News với ông Joe Biden.
.
Hai cuộc “townhall
meeting” bắt đầu lúc 8 giờ tối Thứ Năm
Đài NBC News với nữ phóng viên Savannah Guthrie là người điều hợp
chương trình gặp Tổng Thống Trump tại Pérez Art Museum ở Miami, Florida.
Bà Guthrie đặt những câu
hỏi của 60 cử tri có mặt tại chỗ với Tổng Thống Trump.
Những cử tri này bao gồm
những người chưa quyết định và những người đã quyết định bầu cho một trong hai ứng
cử viên.
Còn phía đài ABC News, cựu Phó Tổng Thống Joe Biden được ký giả George
Stephanopoulos tiếp tại National Constitution Center, Philadelphia,
Pennsylvania.
Tại cuộc gặp gỡ này, có
20 cư dân tiểu bang Pennsylvania, đến từ nhiều vùng khác nhau và có quan điểm
chính trị khác nhau, tham dự đặt câu hỏi.
.
“Townhall meeting”
tại Miami với Tổng Thống Donald Trump
Theo đài NBC tường thuật,
nữ ký giả Guthrie bắt đầu với câu hỏi liên quan đến bệnh tình của tổng thống và
liệu ông có xét nghiệm trước khi diễn ra cuộc tranh luận lần thứ nhất hay
không.
Ông Trump cho biết không
cảm thấy khỏe và không thấy có sức khi nhiễm virus, ông không nói rõ có bị sưng
phổi hay không.
Tuy nhiên, ông kể bác sĩ
cho biết rằng “hai lá phổi hơi bất thường một tí, có thể bị nhiễm trùng nhẹ.”
Còn về chuyện xét nghiệm
tại cuộc tranh luận đầu tiên, ông Trump nói: “Có thể là có, cũng có thể là
không. Tôi xét nghiệm nhiều lần lắm, không nhớ hết.”
Chủ đề đeo khẩu trang
Trả lời câu hỏi về đeo khẩu
trang, tổng thống có vẻ bối rối khi nói: “Tôi làm rất tốt với việc đeo khẩu
trang. Không có vấn đề. Tôi có nói mọi người đeo khẩu trang.”
Trên thực tế, ngay sau
khi trở về từ bệnh viện, tại ban công Tòa Bạch Ốc, ông Trump đã tháo khẩu trang
cất vào túi, và đặc biệt trong các cuộc vận động tranh cử những ngày vừa qua tại
Florida, Pennsylvania, Iowa, ông không hề đeo khẩu trang khi tiếp xúc với hàng
ngàn người ủng hộ mà hầu hết không đeo khẩu trang và không giữ cách ly khoảng
cách.
Về chuyện khẩu trang, tổng
thống đã viện dẫn sai lệch kết luận của Trung Tâm Phòng Ngừa Bệnh Dịch Mỹ (CDC)
khi nói rằng: “CDC kết luận là 85% người đeo khẩu trang nhiễm COVID-19.”
Trên thực tế, CDC khẳng định
“cách diễn giải người đeo khẩu trang bị nhiễm COVID-19 nhiều hơn người không
đeo khẩu trang là không đúng.”
Chủ đề kỳ thị chủng tộc
Không khí căng thẳng khi
bà Guthrie kêu gọi Tổng Thống Trump lên án những nhóm thượng tôn da trắng và
nhóm QAnon.
Ông Trump chỉ trả lời:
“Tôi lên án chuyện này hàng bao nhiêu năm nay và tại sao truyền thông cứ đưa ra
câu hỏi về thượng tôn da trắng mà không nói về Antifa?”
Ông nói không biết về
nhóm QAnon, tuy nhiên, lại khen ngợi nhóm này chống hành động “ấu dâm.”
Bà Guthrie giải thích về
nhóm QAnon và nhắc lại chính tổng thống chuyển đi những thông điệp của nhóm này
trên Twitter.
Tất cả mọi người đều lên
án hành động “ấu dâm,” không phải chỉ QAnon.
Theo CBS News, những người
ủng hộ QAnon tin rằng nước Mỹ được một nhóm những kẻ ấu dâm và những kẻ sùng
bái quỷ Satan điều hành. Những kẻ điều hành hoạt động buôn bán tình dục trẻ em
toàn cầu và Tổng Thống Trump là người duy nhất có thể ngăn chặn chúng. Những niềm
tin này không có bằng chứng và mang tính hoang đường.
Tổng Thống Donald Trump đối
diện những câu hỏi phức tạp và rắc rối liên quan đến hồ sơ thuế cá nhân như ông
thật sự đóng bao nhiêu tiền thuế, và ông nợ ai số tiền khoảng $400 triệu mà nhật
báo New York Times công bố.
Ông Trump chỉ lập lại câu
trả lời quen thuộc là đang bị Sở Thuế Liên Bang IRS kiểm toán nên không tiết lộ
hồ sơ thuế vào thời điểm này.
Tổng Thống Trump gặp nhiều
câu hỏi hóc búa liên quan đến các hồ sơ liên quan đến quan điểm và các vấn đề
cá nhân của ông như việc đeo khẩu trang, chủng tộc và hồ sơ thuế.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2020/10/TS-thao-luan-townhall-meeting-2.jpg
Cựu Phó Tổng Thống
Joe Biden và ký giả George Stephanopoulos đài ABC News trong “townhall meeting”
tại Philadelphia, Pennsylvania. (Hình chụp qua màn ảnh ABC News)
.
“Townhall metting”
tại Philadelphia với ông Joe Biden
Những câu hỏi hóc búa cho
ông Joe Biden liên quan đến vấn đề chính sách nhiều hơn là các câu hỏi về quan
điểm cá nhân.
Theo ABC News, đặc biệt,
ông Biden có lợi thế trong những câu hỏi liên quan đến tình trạng dịch bệnh
COVID-19 bùng phát tại Mỹ khiến hơn 220,000 người thiệt mạng và hơn 8 triệu người
nhiễm bệnh.
Những câu hỏi liên quan đến
bệnh dịch là cơ hội để ông Biden chỉ trích những cách giải quyết của chính phủ
đương nhiệm, như ông Biden chỉ trích ông Trump đưa ý tưởng dùng thuốc tẩy rửa để
chữa COVID-19 cũng như sự bất nhất giữa các cơ quan chính phủ và các nhà chuyên
môn y tế.
Ông cũng gặp khó khăn khi
gặp câu hỏi quan điểm về chính sách khai thác dầu đá phiến, khi lập trường phía
Dân Chủ là bảo vệ môi trường, chuyển sang năng lượng sạch, giảm thiểu việc sử dụng
và khai thác nhiên liệu hóa thạch.
Nhưng trong hoàn cảnh
tranh cử, chủ đề thất nghiệp đi kèm với việc giảm thiểu khai thác dầu, khiến
cho ông Joe Biden gặp trở ngại trước câu hỏi liên quan đến vấn đề này.
Ông Biden đã trả lời
không ủng hộ Green New Deal là ý tưởng của các nhóm cấp tiến ủng hộ hoàn toàn
việc chấm dứt sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
Thực tế, trên trang mạng
tranh cử của ông Biden lại mô tả ông là người tin tưởng vào Green New Deal là ý
tưởng chính để bảo vệ tình trạng biến đổi khí hậu.
Ông Biden cũng gặp khó
khăn trước câu hỏi có nên chính ngừa COVID-19 hay không.
Tuần trước, trong cuộc
tranh luận giữa hai ứng cử viên phó tổng thống, bà Kamala Harris, người đứng
cùng liên danh với ông Biden, trả lời dứt khoát sẽ không chủng ngừa nếu vaccine
do chính phủ Donald Trump cung cấp.
Sau đó, bà Harris bị chỉ
trích là không ủng hộ nỗ lực để vượt qua dịch bệnh, cho nên, ông Biden né tránh
câu trả lời ông sẽ chích hay không chích bằng cách tỏ ý sẽ tin tưởng bác sĩ và
các nhà chuyên môn nhưng những tin nhắn và thông điệp của tổng thống gây quá
nhiều thông tin sai lạc. (MPL) [qd]
-------------------------------
Bầu
cử Mỹ: Cử tri bầu sớm đông kỷ lục, Trump-Biden đấu khẩu từ xa
Tú
Anh -
RFI
Đăng
ngày: 16/10/2020 - 14:56
Hơn 17,5 triệu người Mỹ bỏ phiếu bầu tổng thống
theo tổng kết của Đại Học Florida hôm thứ Năm 15/10/2020. Vào thời điểm còn 18
hôm nữa mới đến ngày phòng phiếu chính thức mở cửa, đây là một con số kỷ lục chứng
tỏ xu hướng ủng hộ Joe Biden lên cao, theo AFP.
Cử tri xếp hàng chờ
vào phòng phiếu trong ngày bầu cử sớm đầu tiên tại thành phố Durham, bang North
Carolina (Hoa Kỳ), ngày 15/10/2020. REUTERS - JONATHAN DRAKE
Tổng cộng, trong mùa bầu
cử tổng thống năm nay, 43 tiểu bang của Mỹ và thủ đô Washington đã thiết lập hệ
thống bầu trước và qua thư tín để đáp ứng yêu cầu của cử tri sợ lây nhiễm siêu
vi corona.
Theo tổng kết
của Project Election thuộc Đại Học Florida, hơn 17,5 triệu cử tri đã bầu qua
thư tín. Đây là một kỷ lục trong
cuộc bầu cử được chính trị hóa cao độ giữa nhà tỷ phú Cộng Hòa Donald Trump và
cựu phó tổng thống Dân Chủ Joe Biden.
Con đường vào Nhà Trắng
còn nhiều bất trắc cho dù xu hướng ủng hộ Joe Biden chiếm thượng phong.
Theo giáo sư Michael
McDonald, phụ trách chương trình theo dõi bầu cử của Đại Học Florida, vào thời
điểm này, chưa thể nói là Joe Biden sẽ chiến thắng. Gần như chắc chắn là cử tri
của phe Cộng Hòa sẽ đi bầu rất đông vào ngày 03/11.
Hai ứng cử viên tiếp
tục vận động cử tri
Do sự kiện tổng thống
Donald Trump bị nhiễm siêu vi corona, đảng Dân Chủ đề nghị hai bên tranh luận
qua hai đài truyền hình khác nhau, cùng một giờ, thay vì trao đổi
trực tiếp lần thứ hai.
Trên đài ABC, Joe Biden
luôn giữa thái độ trầm tĩnh, tự cho mình có vai trò đoàn kết quốc gia. Trên đài
NBC, Donald Trump một lần nữa, tự khen đã đương đầu với Covid-19 một cách tuyệt
vời, sắp có vac-xin và thuốc trị liệu.
Theo AFP, chủ nhân Nhà Trắng
rất khó chịu trước các câu hỏi chất vấn liên quan đến cách quản lý Covid-19, đến
phong trào thuyết âm mưu qua mạng lưới bóp méo thông tin Qanon.
Tổng thống Donald Trump
cũng từ chối nhìn nhận phạm sai lầm trong cách đối phó với đại dịch để cho hơn
210.000 người Mỹ tử vong. Ông cũng không dứt khoát chống thuyết âm mưu.
------------------------------------------------------------------
Thùy
Dương -
RFI
Đăng
ngày: 16/10/2020 - 14:28
https://www.rfi.fr/vi/%C4%91i%E1%BB%83m-b%C3%A1o/20201016-b%C3%B9a-m%C3%AA-c%E1%BB%A7a-donald-trump
Kỳ bầu cử tổng thống Mỹ là một đề tài được Le Monde
quan tâm. Tờ báo giới thiệu bài viết đáng chú ý của cây bút thời luận Alain Frachon « Bùa mê của
Donald Trump ».
Trong kỳ bầu cử năm 2016,
ông Trump được 46% số phiếu của cử tri. Lần này, theo các cuộc khảo sát, ông
Trump vẫn được hơn 40% cử tri ủng hộ. Điểm tín nhiệm của Donald Trump không giảm
sút nhiều sau 4 năm ồn ào và giận dữ, 4 năm tranh giành chính trị với những lời
nói dối hàng ngày. Trong khi nước Mỹ bị rung chuyển bởi Covid-19 và suy thoái
kinh tế, « pháp thuật » của Trump vẫn phát huy tác dụng.
Ông Trump dù không mấy đọc
sách nhưng lại là người truyền cảm hứng cho các nhà báo và các nhà viết luận, tất
cả đều bận rộn làm sáng tỏ các yếu tố dẫn đến thành công to lớn của Donald
Trump. Theo cây bút thời luận của Le Monde, phần lớn là do những thành quả kinh
tế trước khi Covid-19 ập đến, với những số liệu tích cực, niềm tin của người
tiêu dùng cũng như các nhà đầu tư. Ca ngợi mình là một thiên tài, ông Trump
luôn tự nhận hết công lao về mình.
Trong cuốn sách « Nước
Mỹ trong những năm dưới thời Trump », nhà xuất bản Gallimard, Jérôme
Cartillier, phóng viên AFP tại Nhà Trắng, và Gilles Paris, thông tín viên báo
Le Monde tại Washington, đã khám phá một cách tinh tế một khía cạnh hiếm khi được
nêu bật : ông Trump
thành thạo về mạng xã hội, giỏi giang trong các chương trình truyền hình thực tế
và hiểu rõ ý nghĩ của những người đã bầu cho ông. Một cách nào đó, có thể nói đó là « một tài
năng chính trị » !
Cho dù ông Trump đã vi phạm
một phần nguyên tắc kinh tế của đảng Cộng Hòa, đặc biệt là về tự do mậu dịch, nhưng tổng thống Mỹ vẫn trung thành
với mục tiêu giảm thuế cho người giàu, giảm quyền lực công đoàn …
Nhưng Covid-19 đã cho thấy nhà lãnh đạo dân túy không đủ năng lực. Về mặt chính
trị, con số 220.000 người chết vì đại dịch ở Hoa Kỳ lẽ ra đã « hạ đo
ván » Donald Trump, thế nhưng ông Trump
đã tìm ra cách đối phó : gây ra nỗi sợ hãi về một nước Mỹ mà người da trắng
mất ưu thế trước các nhóm thiểu số và hứa hẹn đưa đất nước trở lại như những
năm 1950 : bảo thủ, da trắng
và theo Cơ Đốc giáo.
Tại Mỹ hồi năm 2016, bối
cảnh rất thuận lợi cho chiến thắng của Donald Trump. Các mạng xã hội lấn
át các phương tiện truyền thông, phổ biến các thuyết âm mưu được phe cực hữu Mỹ
ủng hộ. Kênh Fox News dành « cả thể xác và linh hồn » cho
Donald Trump. Rất đông người da trắng, thường là người cao tuổi, cuộc sống bị
xáo trộn vì toàn cầu hóa, cảm thấy đất nước mỗi ngày một đa chủng tộc và đa văn
hóa, khiến họ bị đe dọa, bị coi thường … Người dân Mỹ đã mệt mỏi với những cuộc
chiến bất tận ở những vùng đất xa xôi và ông Trump hứa hẹn rút nước Mỹ về « pháo
đài ».
Trong suốt 4 năm, tổng thống
Trump chỉ quan tâm đến thành phần tri cốt lõi ủng hộ ông. Ông coi họ là những đại
diện cho một nước Mỹ thực thụ, trung thành với các giá trị Mỹ, còn người Mỹ ở
các thành phố lớn thuộc phe Dân Chủ là « những kẻ phản bội ». Le Monde kết luận ông Trump
chỉ là tổng thống của một nửa nước Mỹ !
.
Macron - vị tổng
thống đơn thương độc mã trên tuyến đầu
Trên các nhật báo Pháp
hôm nay, thời sự trong nước vẫn được quan tâm nhất. Bài phát biểu của tổng thống
Pháp Emmanuel Macron trên truyền hình tối hôm thứ Tư 14/10/2020 và các biện
pháp giới nghiêm chống dịch Covid-19 vẫn chiếm nhiều trang báo.
Trên mục thời luận, nhà
báo Solenn de Royer của Le Monde nhận định tổng thống Macron đã tỏ ra rất mô phạm
với những phát biểu rõ ràng. Tuy nhiên, khi hơi « sa đà » đi
vào các tiểu tiết, tổng thống đã phải đóng cùng lúc nhiều vai, từ ông bố trong
gia đình đến người cha của cả dân tộc, từ thủ tướng đến bộ trưởng Y Tế ...
Cây bút thời luận của Le Monde trích dẫn một chính trị gia cấp cao, gọi đó là « hội
chứng cô độc ».
Tổng thống Macron hiện
đang đơn độc trên tuyến đầu bởi ông đã thay thủ tướng Edouard Philippe, một người
khá được lòng dân, bằng ông Jean Castex, một người không mấy được công chúng biết
đến và dù mới nhậm chức chưa lâu nhưng điểm tín nhiệm trong các cuộc khảo sát
đã sụt giảm. Còn trên sân khấu chính trị Pháp, các đảng phái lâm cảnh bị giằng
xé, tan rã và không trọng lực. Chỉ cần tổng thống vừa dứt bài phát biểu là các
phe đối lập đã chỉ trích, trong khi họ thường chẳng có đề xuất gì tốt hơn. Tổng
thống Macron một mình ra trận, xông pha lên tuyến đầu mà không hề có lá chắn bảo
vệ.
Trong bài phát biểu,
nguyên thủ Pháp đã gửi gắm đến dân chúng : « Tôi cần từng người
trong số tất cả quý vị ». Ông Macron biết rằng ông sẽ là người
duy nhất phải trả giá trong kỳ bầu cử tổng thống Pháp 2022. Những nhân vật thân
cận với tổng thống giải thích là bài phát biểu hôm 14/10 của ông Macron đánh dấu « một
bước ngoặt » trong nhiệm kỳ tổng thống 5 năm. Macron đã ra khỏi
cuộc khủng hoảng Áo Vàng với các cuộc thảo luận toàn quốc, hồi mùa xuân ông
cũng đã ghi điểm khi liều lĩnh đưa đất nước ra khỏi phong tỏa sớm nhất có thể
cho dù nội các khuyên không nên làm điều đó. Lần nào cũng vậy, tổng thống Pháp
đều thành công khi đưa điểm tín nhiệm của ông lên cao được một chút.Lần này ông
Macron cũng đã « đặt cược » vào bài phát biểu trên
truyền hình.
.
Người dân ủng hộ
quyết định của tổng thống
Trong khi đó, tờ báo
thiên hữu Le Figaro cho biết bài phát biểu của nguyên thủ Pháp được được nhiều
người theo dõi và bình luận rộng rãi trên các mạng xã hội, với 750.000 tin nhắn,
từ xuất hiện nhiều nhất là « bất công », « thiếu logic », « các thanh
niên » và « nhà hàng ». Theo cuộc điều tra Odoxa và Dentxu Consulting thực
hiện cho Le Figaro và đài France Info, 64% dân Pháp ủng hộ biện pháp giới
nghiêm mà tổng thống Pháp đưa ra để đối phó với làn sóng dịch thứ hai.
Tuy nhiên, có đến 52% số
người được hỏi nghi ngờ là dân Pháp sẽ không tôn trọng quy định giới nghiêm.
63% cho là các phát biểu của tổng thống đã rất rõ ràng. 55% nhận định nguyên thủ
Pháp đã cho thấy ông thấu hiểu được nỗi lo của người dân. Thế nhưng, nhìn rộng
ra, Le Figaro cho rằng điều nguyên thủ cần làm hiện nay là thuyết phục được người
dân rằng ông có đủ khả năng đưa đất nước « sang trang », thoát khỏi
khủng hoảng.
.
« Cơn mưa chỉ
trích » nhắm vào chính phủ
Bài phát biểu của tổng thống
Emmanuel Macron trên truyền hình tối hôm 14/10 vừa dứt, chính quyền Pháp đã phải
đối mặt với hàng loạt lời chỉ trích từ phía các đảng phái chính trị về sự thiếu
chuẩn bị trong cách đối phó với dịch bệnh, cách xử lý sai lầm cuộc khủng hoảng
y tế, chiến lược thất bại … Libération cho biết, đối mặt với làn sóng chỉ
trích, chính phủ Pháp, mà người đứng mũi chịu sào là thủ tướng Jean Castex, lưu
ý giờ là lúc phải tập trung mọi năng lượng cho cuộc chiến chống dịch bệnh và sự
lây lan của virus. Một vị bộ trưởng cũng nhấn mạnh : « Sẽ đến lúc đưa
ra các bài học nhưng hiện giờ, trước tiên là phải tránh để xảy ra tử vong ».
Thủ tướng Castex cũng khẳng
định không phải chính phủ chậm trễ trong xử lý dịch bệnh mà là trong những ngày
qua virus lây lan quá nhanh. Đáp lại lời chất vấn của một chính trị gia về việc
chính phủ đã làm gì để tăng khả năng tiếp nhận bệnh nhân Covid tại các khoa hồi
sức cấp cứu, bộ trưởng Y Tế cho biết phải mất 11 năm mới đào tạo được một bác
sĩ hồi sức cấp cứu, nhưng từ mùa xuân vừa qua, đã có 750 y tá, hộ lý được được
đào tạo bồi dưỡng để tăng cường nhân lực hồi sức cấp cứu cho bệnh nhân
Covid-19. Còn đối với thủ tướng Pháp, không một hệ thống y tế nào có thể đối
phó với một đại dịch quy mô lớn đến như vậy và nếu không có các biện pháp ngăn
chặn đà lây nhiễm virus thì sẽ có hàng chục, hàng trăm ngàn người bệnh Covid nặng
phải nhập viện cấp cứu.
.
Làn sóng Covid thứ
hai : Bài toán hóc búa của châu Âu
Không chỉ là vấn đề nổi cộm
tại riêng Pháp, theo báo kinh tế Les Echos, cuộc chiến chống làn sóng Covid thứ
hai còn là bài toán hóc búa của cả Liên Hiệp Châu Âu. Hôm nay các nhà lãnh đạo
châu Âu họp thượng đỉnh tại Bruxelles để tìm cách phối hợp chống dịch. Tình
hình đã rất khẩn cấp. Tổ Chức Y Tế Thế Giới hôm qua ghi nhận đại dịch Covid-19
đã đến mức « rất đáng lo ngại » ở châu Âu.
Về phần mình, Ủy Ban Châu
Âu đã gióng hồi chuông cảnh báo với các nước thành viên, bởi tỉ lệ lây nhiễm
virus ở khắp châu Âu đều tăng ngày càng nhanh. Ủy Ban Châu Âu kêu gọi chính quyền
các nước thành viên làm mọi việc cần thiết để tránh biện pháp phong tỏa diện rộng
với những hệ quả tàn phá cả về mặt xã hội, kinh tế và sức khỏe người dân.
Bruxelles còn kêu gọi các nước chuẩn bị sẵn chiến lược tiêm chủng quốc gia, ưu
tiên trước cho những người có nguy cơ lây nhiễm cao.
Một thách thức lớn khác đặt
ra cho Liên Âu là tránh lặp lại sai lầm hồi dịch bùng phát đợt 1 vào tháng 03,
giai đoạn thiếu vắng hoàn toàn sự phối hợp, các nước đóng cửa biên giới kiểu «
mạnh ai nấy làm ».
.
Thượng Karabakh :
Người dân sống chung với mối đe dọa từ máy bay không người lái
Về cuộc xung đột giữa
Azerbaijan và Armenia tại vùng Thượng Karabakh, Le Monde giới thiệu bài viết « Thắng
hay là chết » nói về nỗi sợ và quyết tâm chiến đấu của người dân
Stepanakert, thủ phủ vùng Thượng Karabakh, những người đặt niềm hy vọng vào hòa
bình, nhưng dù có sợ cũng sẵn sàng chiến đấu và hy sinh.
Còn báo Công giáo La
Croix nói về máy bay không người lái do thám và tấn công thông minh đang được
quân đội Azerbaijan sử dụng ồ ạt vùng Karabakh. Cuộc sống của người dân vùng
này dường như gắn liền với tiếng gầm gừ đe dọa của những máy bay quân sự không
người lái Azerbaijan chủ yếu nhập từ Isarael và Thổ Nhĩ Kỳ.
Được sử dụng để do thám
các vị trí của đối phương, dẫn đường cho các cuộc pháo kích hoặc tiêu diệt các
mục tiêu trên mặt đất, những máy bay không người lái này đã mang lại ưu thế cho
quân đội Azerbaijan. Thế nhưng, điều đáng buồn nhất, theo La Croix, là các thường
dân Thượng Karabakh phải làm quen và sống chung với các máy bay quân sự không
người lái, vốn dĩ bị coi là một loại vũ khí « phi nhân tính».
***
CÁC NỘI DUNG LIÊN
QUAN
Bầu
cử Mỹ: Trump và Biden trả lời cử tri qua hai kênh truyền hình riêng biệt
Bầu
cử TT Mỹ 2020: Trump, Biden đua nước rút ở các bang "trọng yếu"
TT
Trump mở cuộc mít tinh tranh cử đầu tiên sau khi được xét nghiệm âm tính với
Covid-19
-------------------------------------------
TT Trump:
sẽ chấp nhận kết quả nếu bầu cử diễn ra trung thực
Người Việt
Oct 16, 2020
No comments:
Post a Comment