Saturday, October 17, 2020

BẢN TIN NGÀY 17/10/2020 (BTV Tiếng Dân)

 


BẢN TIN NGÀY 17-10-2020

BTV Tiếng Dân 

17/10/2020

https://baotiengdan.com/2020/10/17/ban-tin-ngay-17-10-2020/

 

Tin Biển Đông

 

Báo Thanh Niên có bài tổng hợp sự kiện: Chuyển động mới trên Biển Đông. Một số diễn biến mới ở Biển Đông gần đây, bao gồm vụ nhóm tác chiến tàu sân bay USS Ronald Reagan của Mỹ trở lại Biển Đông, chính phủ Philippines có biểu hiện muốn thúc đẩy hợp tác dầu khí với TQ ở khu vực, vụ máy bay săn ngầm Y-8 của quân đội TQ bay vào vùng nhận diện phòng không của Đài Loan.

 

Vụ Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte phê chuẩn việc dỡ bỏ lệnh tạm hoãn thăm dò dầu khí ở Biển Đông được áp dụng từ năm 2014, Bộ trưởng Năng lượng Philippines Alfonso Cusi cho biết, chính phủ nước này ra quyết định trên “với thiện chí và sự quan tâm đối với các cuộc đàm phán đang diễn ra giữa Philippines và Trung Quốc, Công ty Forum Ltd và Tổng công ty dầu khí ngoài khơi Trung Quốc (CNOOC)”.

 

US Navy có clip: USS Ronald Reagan thực hiện các chiến dịch bay ở Biển Đông

 https://www.youtube.com/watch?v=wzTbAkyDKjM&feature=emb_logo

 

Mời đọc thêm: Máy bay Đài Loan nhận cảnh báo nguy hiểm, bị cản tới Biển Đông (TT). – Video: Tàu sân bay USS Ronald Reagan tập trận tác chiến trên Biển Đông (VTC). – Biển Đông : Cộng sản Philippines «tuyên chiến» với xí nghiệp Trung Quốc (RFI). 

 

.

Miền Trung: Lũ chồng lũ

 

VTC cập nhật tình hình thiệt hại nhân mạng: Mưa lũ khiến 62 người chết và mất tích ở miền Trung.

 https://www.youtube.com/watch?v=xsGuESk58Vw&feature=emb_logo

 

Tình hình ở Thừa Thiên – Huế: Nhiều thủy điện cấp tập xả lũ, báo Thanh Niên đưa tin. Cụ thể, các hồ chứa thủy điện ở thượng nguồn đang xả lũ, dấu hiệu các thủy điện đang “đuối sức” và phải xả bớt trong khi mưa lũ vẫn tiếp diễn. VD: Thủy điện Hương Điền ở thượng nguồn sông Bồ, lượng nước đến hồ 952 m3/s, thực hiện xả 952 m3/s về phía hạ lưu; tại thủy điện Bình Điền ở thượng nguồn sông Hương, dù lưu lượng nước đến hồ 670 m3/s nhưng lưu lượng xả về về hạ du lại lớn gần gấp đôi, lên đến 1.198 m3/s. Đến chiều nay, “các tuyến đường lớn nội thành Huế đã ngập sâu gần 1m”.

 

VNTV có clip: Thủy điện lớn nhất Quảng Trị xả lũ vì hết khả năng trữ nước.

https://www.youtube.com/watch?v=TkiElCIEoig&feature=emb_logo

 

Nhà báo Lưu Trọng Văn viết: Trên nỗi đau thương phải là Bài học. Bài học đó là: “Sự hy sinh của 11 sĩ quan và một chủ tịch huyện, một nhà báo nếu không là bài học cho công tác cứu hộ thì nhà nước sẽ còn phạm những sai lầm không thể tha thứ khi không coi công tác cứu hộ thiên tai là một công việc nguy hiểm phải có lực lượng chuyên nghiệp cùng công cụ, phương tiện chuyên nghiệp”.

 

Cũng theo ông Văn, cần truy trách nhiệm của hệ thống thủy điện dày đặc trên khắp nước VN, góp phần khiến thiên tai năm sau lại phức tạp và khốc liệt hơn năm trước: “Hãy khẩn cấp điều tra hơn 700 thuỷ điện cóc đang bức tử các dòng sông, cánh rừng xem tác hại ghê tởm chúng gây ra để rồi dẹp hết đi! Còn không chính các ngài đồng lõa với tội ác”.

 

Nhà văn Nguyễn Đình Bổn đặt ra câu hỏi lớn: Vì sao báo chí lần này… từ bi đến vậy? Liên quan tới 2 vụ sạt lở ở khu vực thủy điện Rào Trăng 3 và trạm kiểm lâm 67, “có ít nhứt 30 người liên quan chết và mất tích. Mà những người chết do đi cứu hộ lại là sĩ quan cấp tướng, tá. Vậy mà báo chí lần này đột nhiên hiền lành một cách bất ngờ!” 

Theo ông Bổn, với các vụ thiệt hại nhân mạng có liên quan đến quân đội và công an như vậy, báo chí “lề đảng” sẽ “truy lùng chủ đầu tư, phỏng vấn, hạch hỏi từng chi tiết, nào là giấy phép xây dựng, xây dựng có sai trái gì không, có phá rừng hay không, đã cứu hộ công nhân của mình ra sao…” nhưng lần này không như vậy. 

 

Thật ra, vẫn có báo “lề đảng” phê phán thủy điện, nhưng phê phán chung chung chứ không tập trung vào trường hợp thủy điện Rào Trăng 3. Báo Lao Động đặt câu hỏi về vấn nạn phát triển ồ ạt Thuỷ điện vừa và nhỏ: Thủ phạm “nuốt” rừng, gây lụt lội? PGS.TS Lê Bắc Huỳnh phân tích, xây dựng công trình thủy điện đều ở vùng núi cao đầu nguồn nên không chỉ mất đất mà còn gây mất rừng ngay trong lòng hồ, nhiều diện tích đất rừng cũng bị tàn phá để xây dựng các hạng mục công trình khác liên quan đến thủy điện. 

 

Tin cho biết, “thủy điện có thể không làm tăng lũ, nhưng thủy điện đã làm rừng bị mất đi, khiến lũ dữ hơn và tàn phá nặng nề hơn. Lũ lụt xảy ra thường xuyên và tàn khốc hơn còn do các nhà máy thủy điện xả lũ vì nguy cơ vỡ đập trong mùa mưa bão. Các trận lũ từ năm 2009 trở lại đây đã chứng minh điều này”

 

Cũng liên quan đến thủy điện Rào Trăng 3, VOV có bài: Mưa lớn, không thể mở đường vào hiện trường Thủy điện Rào Trăng 3. Lực lượng cứu hộ ưu tiên đi tìm thi thể của 13 cán bộ bị chôn vùi ở trạm kiểm lâm 67 trước, nên hậu quả là vụ tìm kiếm thi thể của 15 nạn nhân mất tích do vụ sạt lở ở thủy điện Rào Trăng 3 vẫn bế tắc. Do “2 ngày nay, mưa lớn trở lại, tình trạng sạt lở trở nên nghiêm trọng, việc mở đường thông tuyến 13km còn lại không thể thực hiệđược

 

Zing có đồ họa: Chân dung 13 cán bộ, chiến sĩ hy sinh ở Rào Trăng

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2020/10/Do-hoa-1-2.jpg

 

Vụ 13 cán bộ bị chôn vùi ở trạm kiểm lâm 67 vừa được truy tặng bằng “Tổ quốc ghi công”, nhà báo Nguyễn Đình Ấm viết: Khen trước cũng phải nghĩ sau. Chế độ này đang lạm phát khen thưởng, 3 tay công an thiệt mạng khi đi đàn áp dân Đồng Tâm lập tức được “ghi công”, giờ 13 cán bộ đi vào rừng giữa lúc mưa lũ, không cứu được ai mà còn tự hại mình, cũng được “ghi công”!?

 

Ông Ấm phân tích: “Bất kể ai ở những vị trí công tác, nhiệm vụ ấy thì cũng phải làm, anh ăn lương dân nuôi chẳng lẽ khi việc khó, nguy hiểm thì từ chối? Vì vậy sự hy sinh của họ nặng về tai nạn… Còn 13 CBCS bị hy sinh ở nhà bảo vệ rừng: Tại sao làm nhiệm vụ như thế mà không chuẩn bị gì…”

 

Báo Tuổi Trẻ có bài: Quốc lộ bong tróc ‘như bánh tráng’ sau lũ – tưởng giả mà thật! Đó là đoạn đường dài khoảng 400m, từ cầu Thảo Long đến cầu Tam Giang, thuộc quốc lộ 49B nối trung tâm TP Huế với vùng ven đầm phá và ven biển, đồng thời là con đường kết nối với tỉnh Quảng Trị, nhưng đã hư hỏng nặng sau mưa lũ: “Những mảnh vỡ đường nhô lên, quá nguy hiểm, không ai dám chạy xe qua đoạn này”.

 

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2020/10/Img4-9-1024x768.jpg

Đường thế này không còn là đường nữa. Ảnh: Văn Hướng/TT

 

Admin Nguyễn Quốc Anh của nhóm [ Thời Tiết – Môi Trường | 2020 ] có bài phân tích: Lý giải mưa lũ lịch sử ở trung Trung Bộ. Dù miền Trung đã hứng chịu thiệt hại nặng nề về người và của do mưa lũ kéo dài hơn một tuần qua, nhưng theo ông Quốc Anh, đó chỉ là khởi đầu của một mùa mưa lũ có thể kéo dài sang tháng sau, do sự xuất hiện liên tục của các vùng áp thấp, kết hợp với nguồn ẩm dồi dào tới từ phía mặt biển ấm nóng và dải mây ở miền Trung có tính chất tương tự như mây Mai Vũ vừa gây lũ lịch sử bên TQ

 

Mời đọc thêm: Một xã hội cạn kiệt lòng tin! (FB Nguyễn Đình Bổn). – Cháy nhà ra mặt chuột, không qua được mắt trời… (FB Hoàng Nguyên Vũ). – Rào Trăng 3: Nguy cơ trượt lở đã được cảnh báo trước (FB Kiểm Tin). – Toàn cảnh hiện trường sạt lở ở Rào Trăng 3 nhìn từ flycam (NN). – “Cần dừng các dự án thuỷ điện đang trong quy hoạch ở miền Trung” (GT). – Clip: Thủy điện lớn nhất Quảng Trị xả lũ 1.110 m3/s vì hết khả năng trữ nước (NLĐ). – Dự kiến 1 giờ sáng 18/10 xả lũ hồ Ngàn Trươi (HT). 

 

 – Số người chết do mưa lũ đã tăng lên 61 người, còn 4 người đang mất tích (VOV). – TT-Huế: Mưa lớn tái diễn, nữ nhân viên Trạm Y tế xã bị lũ cuốn (TP). – Sạt lở vùi lấp 6 người trong một gia đình ở Quảng Trị (VNN). – Huế- Quảng Trị: Lũ lớn quay lại, người dân bì bõm trong biển nước (NLĐ). – 4 đứa trẻ bị mất cha vì mưa lũ, vì thủy điện (LĐ). – Lũ dâng nhanh nhấn chìm nhiều làng quê Quảng Trị (Tin Tức). – Sạt lở đất làm sập nhà, bé gái 10 tháng tuổi chết thảm (TT). – Hình ảnh cuối cùng của 13 cán bộ hy sinh ở trạm kiểm lâm 67 (VNE). Mời đọc lại: Nghiệm lại 6 lời khuyên của GS John Vu về đại dịch nhân quả (DT). 

 

.

Tin chính trường

 

Diễn biến lạ ở thành Hồ: Chiều nay, Bộ Chính trị và Ban Bí thư phân công ông Nguyễn Thiện Nhân sẽ theo dõi, chỉ đạo Đảng bộ TP.HCM đến hết Đại hội XIII của Đảng, báo Tuổi Trẻ đưa tin. Theo đó, Phó bí thư thường trực Thành ủy TP HCM Trần Lưu Quang đã công bố thông báo của Ban Tổ chức trung ương về quyết định nói trên của Bộ Chính trị và Ban Bí thư.

 

Tin cho biết, chủ trương để ông Nhân tiếp tục “theo dõi, chỉ đạo” đại hội đảng ở thành Hồ được đưa ra dựa trên cơ sở đề xuất cũng của chính Ban Tổ chức trung ương. “Thông báo này được đưa ra trước thời điểm có kết quả bầu của Ban chấp hành Đảng bộ TP nhiệm kỳ 2020-2025”.

 

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2020/10/Img1-12-1024x685.jpg

Ông Nguyễn Thiện Nhân. Ảnh: Tự Trung/TT

 

Cũng trong hôm nay 17.10, TP.HCM sẽ có tân Bí thư Thành ủy, theo báo Thanh Niên. Cụ thể,  Đại hội đại biểu Đảng bộ TP HCM lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đã bước sang ngày làm việc thứ 4 và quyết định nội dung quan trọng nhất trong chương trình nghị sự là công tác nhân sự chủ chốt. Bài báo có nhắc đến ông Nguyễn Văn Nên nhưng không nói rõ ông Nên là “tân Bí thư Thành ủy”, trong khi trước đó đã có tin ông Nguyễn Văn Nên được giới thiệu để bầu Bí thư Thành ủy TP HCM.

 

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2020/10/Img3-12.jpg

Ông Nguyễn Văn Nên nhận quyết định điều động của Bộ Chính trị về TP HCM vào ngày 11/10/2020. Ảnh: TN

 

Có câu: “Một rừng không thể có hai hổ”, nhưng thành Hồ hiện giờ chính là một khu rừng có hai hổ, một người sắp thành cựu Bí thư Thành ủy thì được phân công “theo dõi, chỉ đạo”  Đảng bộ TP HCM đến hết Đại hội XIII của Đảng, một người sắp thành tân Bí thư Thành ủy thì các báo “lề đảng” lại không dám nói thẳng. Trong danh sách 61 ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ TP HCM nhiệm kỳ 2020-2025 vừa được công bố chiều nay cũng không có tên ông Nên. Riêng Nguyễn Thành Phong vẫn làm Chủ tịch UBND TP.HCM. 

 

Đó là diễn biến rất lạ khiến công luận bỡ ngỡ và có ý kiến cho rằng phải chăng giữa Trung ương và thành Hồ đang có vấn đề? Trước diễn biến chính trường ở thành Hồ, nhà báo Huy Đức bình luận“Sài Gòn luôn cần lãnh đạo có tư duy đột phá, nhưng từ ông Hải tới ông Nhân, ta chỉ, khi thì có ‘đột’ khi thì có ‘phá’ mà thôi”.

 

Còn ở Kiên Giang, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy, báo Pháp Luật TP.HCM đưa tin. Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Kiên Giang khóa XI, nhiệm kỳ 2020-2025 đã công bố kết quả bầu Ban Thường vụ và các chức danh Bí thư, Phó Bí thư, Ủy ban Kiểm tra và Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Kiên giang có Bí thư mới, cũng có nghĩa Bí thư cũ là Nguyễn Thanh Nghị phải ra đi.

 

Trước đó, sáng hôm qua 16/10, tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Kiên Giang lần thứ XI, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hoà Bình đã trao quyết định làm Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho ông Nguyễn Thanh Nghị, theo VietNamNet. Vậy là sau 5 năm làm Bí thư Kiên Giang, con trai cả của “đồng chí X” đã quay lại đúng cái ghế mà ông ta từng nắm giữ từ tháng 11/2011 đến tháng 3/2014. Có ý kiến cho rằng ông Nghị bị “cưa ghế” nhưng cũng có nhận định chưa rõ đây là họa hay phúc với gia tộc Nguyễn ở Kiên Giang. 

 

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2020/10/Img2-13.jpg

Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hoà Bình trao quyết định của Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm Bí thư Tỉnh uỷ Kiên Giang nhiệm kỳ 2015 – 2020 Nguyễn Thanh Nghị làm Thứ trưởng Bộ Xây dựng. Ảnh: VNN

 

Mời đọc thêm: Công bố quyết định liên quan đến nhân sự Thành uỷ TP HCM (PLVN). – Danh sách 61 Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ TP.HCM nhiệm kỳ 2020 – 2025 (TN). – Bộ Chính trị phân công nhiệm vụ cho ông Nguyễn Thiện Nhân (PLTP). – Ông Nguyễn Thiện Nhân được phân công nhiệm vụ mới (VNN). – Ông Nguyễn Thiện Nhân tiếp tục chỉ đạo Thành ủy TP HCM (VNE). – Kiên Giang có tân Bí thư Tỉnh ủy 53 tuổi (NLĐ). – Tiểu sử hoạt động của tân Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang Đỗ Thanh Bình (TTXVN). Mời đọc lại: Quá trình công tác của ông Nguyễn Văn Nên – người vừa được giới thiệu để bầu làm Bí thư Thành uỷ TPHCM (LĐ). 

 

.

Tin giáo dục

 

Zing đưa tin: Trường học ở Nha Trang bị tố cân thiếu khẩu phần ăn của học sinh. Vụ việc xảy ra ở trường Tiểu học Phước Long 1, phụ huynh bất bình “về việc bữa ăn bán trú của trường không đảm bảo chất lượng. Theo phụ huynh, trong khoảng 4 tuần đầu năm học 2020-2021, nhà trường chưa cân, đo, đong, đếm số lượng thực phẩm đưa vào trường để tổ chức nấu bán trú. Do đó, chất lượng bữa ăn không đảm bảo”.

 

Đến cả bữa ăn cho trẻ em cũng bị “xà xẻo”: “Phụ huynh đã nhiều lần phản ánh với nhà trường. Sau đó, chất lượng bữa ăn có tốt hơn nhưng vẫn xảy ra tình trạng cân thiếu nguyên liệu như thịt nạc vai nhà bếp báo 60 kg nhưng khi cân chỉ được 32 kg, cà rốt báo 30 kg nhưng chỉ cân được 20 kg”.

 

Báo Tuổi Trẻ bàn về sách Giáo dục thể chất lớp 1 của ‘Cánh Diều’: Dành cho thần đồng bóng đá! Một GV thể dục bình luận: “Trong sách người ta đưa ra những yêu cầu khiếp đảm và tôi nghĩ chỉ thần đồng bóng đá mới làm được. Ví dụ, bài 18 yêu cầu học sinh làm quen dừng bóng bằng gan bàn chân, bài 19 là dẫn bóng bằng lòng bàn chân, bài 20 đá bóng bằng lòng bàn chân, bài 21 đá bóng bằng lòng bàn chân vào cầu môn. Tôi khẳng định không có trẻ 6 tuổi nào làm được những bài tập này”.

 

Mời đọc thêm: ‘Sách giáo dục thể chất lớp 1 không phù hợp học sinh’ (Zing). – Bộ sách chỉ dành cho những thiên tài! (FB Nguyễn Đình Bổn). – Cô giáo bị kỷ luật vì phê phán thay sách giáo khoa lớp 1 (FB Kiểm Tin). – Kiểm tra trường tiểu học bị tố xén phần ăn của học sinh (PLTP). – Tiểu học Phước Long 1 bớt xén suất ăn: Điểm mặt loạt trường “ăn bẩn“ (KT). 

 

                                                                  ***

 

Thêm một số tin: Kỷ lục 21 triệu cử tri Mỹ bỏ phiếu sớm, ông Biden đang thắng thế (Zing). – Tổng thống Trump sẽ bỏ nước ra đi nếu thua ông Biden? (TN). – Mỹ từ chối đề xuất ra hạn hiệp ước New START từ Tổng thống Putin (ANTĐ).

 

 

 


No comments: