BTV
Tiếng Dân
15/10/2020
https://baotiengdan.com/2020/10/15/ban-tin-ngay-15-10-2020/
Tin Biển Đông
Facebooker Phạm Thắng Nam cho biết: Hôm nay, tàu khảo sát Shiyan 1 của TQ đã xâm
nhập trái phép vào vùng đặc quyền kinh tế của VN. Vụ việc bắt đầu từ 3h51’ chiều
ngày 12/10, tàu này đã rời cảng Hải Khẩu (Haikou) phía bắc đảo Hải Nam, đi vòng
bờ phía tây của đảo này rồi chạy xuống phía nam và bắt đầu hành trình xâm nhập
lãnh hải VN.
Lúc 3h51’ sáng ngày
14/10, tàu Shiyan 1 tiến rất sát bờ biển VN, chỉ cách bờ biển tỉnh
Quảng Ngãi khoảng 58 hải lý! Hôm nay 15/10, tàu Shiyan 1 đã đến khu vực
phía tây các đảo Song Tử Tây, Thị Tứ và Ba Bình, đều là các thực thể thuộc quần
đảo Trường Sa. Đi theo bảo vệ Shiyan 1 là tàu hải cảnh Zhongguo Haijing
2305.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2020/10/Img1-10-1024x609.jpg
Tàu Shiyan 1 của TQ
có lúc chỉ cách bờ biển tỉnh Quảng Ngãi 58 hải lý vào rạng sáng 14/10. Hôm nay
tàu đã đến khu vực phía tây các đảo Song Tử Tây, Thị Tứ và Ba Bình, vùng biển
ngoài khơi các tỉnh Nam Trung Bộ. Ảnh: FB Phạm Thắng Nam
Nhà nghiên cứu Biển Đông Phan Văn Song bình luận về hành động của tàu Shiyan 1, tức “Thực
nghiệm 1”: “Động thái này diễn ra trong bối cảnh tàu chiến Nhật mới
vừa ghé cảng Cam Ranh, thủ tướng Nhật sẽ viếng Việt Nam tuần tới và có báo cáo
rằng Nhật có kế hoạch sẽ bán thiết bị quân sự cho Việt Nam”.
Ông Song cho biết thêm,
tàu Thực nghiệm 1 đã từng khảo sát ở khu vực biển Hoàng Sa từ 16/7 tới 24/8 và
trước đó đã từng có những hoạt động đáng ngờ ở Đông Ấn Độ Dương và đã
bị hải quân Ấn Độ đuổi khỏi vùng biển này hồi cuối tháng 12/2019.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2020/10/Img2-11-1024x684.jpg
Tàu khảo sát Shiyan
1 của TQ. Có ý kiến cho rằng hình dạng của tàu này gần với tàu quân sự hơn là
các tàu dân sự trước đây đã “khảo sát” trong lãnh hải VN. Ảnh: FB Phạm Thắng
Nam
Trước đó, cũng theo tin từ ông Phạm Thắng Nam, tàu hải cảnh Zhongguo
Haijing 5204 của TQ đã thực hiện lần xâm nhập thứ 17 vào vùng đặc quyền kinh tế
của VN. Vào khoảng 7h sáng ngày 13/10, tàu này đã xâm nhập vào khu vực lô khai
thác dầu khí 06.01. Ông Nam thống kê, tàu này đã thực hiện 17 lần xâm nhập
thành công từ ngày 27/8 đến nay, nghĩa là chỉ khoảng 6 tuần lễ, xem vùng đặc
quyền kinh tế VN như ao nhà của chúng, muốn đến là đến, muốn đi là đi.
Trong cuộc họp báo thường
kỳ chiều nay, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam phản đối mạnh mẽ việc thành lập cái gọi là thành phố
Tam Sa, Thông Tấn Xã VN đưa tin. Khi được hỏi về thông tin TQ có
hơn 400 doanh nghiệp đăng ký hoạt động ở TP Tam Sa, trên đảo Phú Lâm thuộc quần
đảo Hoàng Sa của VN nhưng đã bị TQ chiếm đóng và xây dựng thành căn cứ quy mô
nhất ở đây, người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng nói:
“Việt Nam đã nhiều lần mạnh mẽ khẳng định, Việt Nam
có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của mình
đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Lập trường nhất quán của Việt Nam
là phản đối mạnh mẽ việc thành lập cái gọi là thành phố Tam Sa và các hành vi
có liên quan vì vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam”.
Cũng trong cuộc họp báo
nói trên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam hoan nghênh mong muốn hợp tác của ‘bộ tứ kim cương’
QUAD với ASEAN, theo báo Tuổi Trẻ. Về thông tin cuộc họp QUAD gần
đây tại Tokyo, Nhật Bản, cho thấy, một số tín hiệu mới trong cách tiếp cận của
Mỹ, Nhật, Ấn và Úc, đề cao mối quan hệ hợp tác với ASEAN, bà Lê Thị Thu Hằng
nói, “ASEAN luôn hoan nghênh các ý tưởng, sáng kiến đóng góp cho hòa
bình, ổn định và phồn vinh chung”.
Báo Thanh Niên đặt câu hỏi: Sau chỉ đạo của ông Tập Cận Bình, Trung Quốc sẽ tăng cường khả
năng tác chiến biển? Ngày 13/10, khi thăm căn cứ quân sự gần
TP Sán Đầu, tỉnh Quảng Đông, Tập Cận Bình yêu cầu binh sĩ thủy quân lục chiến “tập
trung rèn luyện để trở thành một lực lượng chiến đấu đa nhiệm, phản ứng nhanh
và có thể tác chiến trong mọi địa hình, thời tiết”, chuyên gia hải
quân TQ Lý Kiệt nhận định: “Việc thực hiện các chiến dịch độ bổ trong kế
hoạch thống nhất Đài Loan chỉ là một trong số sứ mệnh của thủy quân lục
chiến”.
Mời đọc thêm: Tàu khảo sát TQ bị phát hiện ở vùng biển miền Trung VN (Benar
News). – Tàu khảo sát và hải cảnh Trung Quốc lại xâm nhập vùng
biển Việt Nam (RFI). – Trung Quốc thay đổi yêu sách chủ quyền trên Biển Đông, hy vọng
hay ảo vọng? (VNN). – Việt Nam phản ứng việc hơn 400 doanh nghiệp TQ đăng ký hoạt động
trái phép ở Hoàng Sa (TQ). – Việt Nam phản ứng trước thông tin 400 doanh nghiệp Trung Quốc
trên đảo Phú Lâm (NLĐ). – Vì “Giấc mộng Trung Hoa”, Trung Quốc khó bỏ yêu sách đường lưỡi
bò, Việt Nam sẽ thế nào? (Sputnik). – Trung Quốc lo lắng một ‘NATO châu Á’ (TT).
– Biển Đông trong cạnh tranh chiến lược Mỹ – Trung (TN).
.
Tin nhân quyền
PGS.TS Mạc Văn Trang viết: Bi hài! Ông Trang kể chuyện, sáng nay vợ chồng
ông “định ra ngân hàng chuyển chút tiền giúp cháu bé đang mổ tim ở bệnh
viện Nhi thành phố, Rồi ghé qua chợ An Đông mua vài thứ đồ và đến thăm người bạn
ở quận 5 như đã hẹn trước”, nhưng bị an ninh ngăn chặn với lý do, “dịp
đại hội đảng thành phố rất nhạy cảm”.
Sau một hồi cố gắng đối
thoại nhưng không được, vì bị “mấy thanh niên trai tráng ăn lương từ tiền
thuế của dân đi canh gác nhà hai ông bà già!” vợ chồng ông Trang đành
phải gác hết kế hoạch buổi sáng. Bộ máy tuyên truyền thường nói, đại
hội đảng cũng là “đại hội của dân”, nhưng hóa ra lại sợ dân đến mức ngăn cản
người già đi lại.
Không riêng ông Mạc Văn
Trang, mà một số nhà hoạt động báo tin, cho biết, họ cũng bị canh gác, cản trở
sự đi lại, gây xáo trộn các sinh hoạt hàng ngày của họ trong dịp đảng chuẩn bị
đại hội 13.
Cũng tin nhân quyền, trang Tin Mừng Cho Người Nghèo cho biết: “Sáng
ngày 15/10/2020 tập thể dân oan bà con Vườn Rau Lộc Hưng đi nộp đơn Khiếu nại
và tố cáo nhưng đã bị lực lượng sắc phục và thường phục căn cản trái phép”.
Clip của dân oan vườn rau
Lộc Hưng ghi lại sự việc: https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2020/10/Dan-oan-Loc-Hung-15-10-2020.mp4?_=1
Mời đọc thêm: Tử tù Hồ Duy Hải sức khỏe kém, 4 tháng gia đình không được gửi
thức ăn (RFA). – Carl Thayer nhận
định việc Việt Nam bắt giữ Phạm Đoan Trang (BBC). – Quan chức Mỹ kêu gọi Việt Nam thả bà Phạm Đoan Trang (VOA).
.
Tin giáo dục
Báo Tuổi Trẻ có
bài: Quyết định sửa một số nội dung trong sách Cánh diều, là nội
dung nào? Đó là các bài “Cua, cò và đàn cá”, “Hai
con ngựa”, “Lừa, thỏ và cọp”… cũng như thay thế một số từ ngữ khó hiểu, ít dùng
như từ “nhá”, “nom”, “quà… quà”, “chén”… “Hội đồng thẩm định cũng đề nghị
tác giả khi chọn văn bản thay thế không sử dụng truyện ngụ ngôn hoặc các đoạn/
bài ‘đa nghĩa’, nên lựa chọn đoạn/ bài trong kho tàng văn học Việt Nam”.
Báo Giáo Dục VN
khuyên: 3 giáo sư hãy bình tĩnh lắng nghe dư luận, đừng cố bao biện cho
những hạt sạn. Đó là ba vị GS.TS Trần Đình Sử, PGS.TS Nguyễn
Minh Thuyết và GS.TS Mai Ngọc Chừ, mà bài báo này kêu gọi, nên “thực
tâm xem xét lại bộ sách Cánh Diều, những lỗi sai, sạn mà dư luận xã hội đã chỉ
ra hoàn toàn chính xác. Cái sai ở đây không phải là vì áp lực học âm, học vần
mà phải chọn những từ như các thầy đã giải thích”.
Nhà báo Bạch Hoàn bình luận: “Khi không có triết lý giáo dục, khi
không có định hướng rõ ràng về việc làm sách để bóp nặn ra những hình hài con
trẻ theo mong muốn của người lớn, hay người lớn bước vào thế giới của trẻ để tạo
ra một sản phẩm giáo dục phục vụ trẻ… thì các cuốn sách đều có thể mắc những lỗi
giống nhau”.
Mời đọc thêm: Những sai lầm mang tính nguyên tắc trong biên soạn sách giáo
khoa mới (TD). – Thay thế nhiều bài đọc không phù hợp trong sách Tiếng Việt 1 (Zing). – Phụ huynh ‘phanh phui’ trường bớt xén thức ăn: ‘Ngót’ đi hàng
chục ký thịt mỗi ngày (TT). – Chuyện giáo dục: 18 cái cùm! (FB Nguyễn
Đình Bổn). – Công
ty “bốn cái làn” từng bị phạt 240 triệu đồng (FB Hoàng Mạnh
Hà).
***
Thêm một số tin: Danh sách Bí thư các tỉnh/thành nhiệm kỳ 2020-2025 (VNE). – Bắt cựu phó tổng giám đốc công ty Alibaba cùng 5 thuộc cấp (PLTP).
– Học theo trò chơi “treo cổ” trên Youtube, bé gái 5 tuổi ở
TP.HCM tử vong thương tâm (GĐ). – Bé gái ở Sơn La tử vong do phản vệ với vaccine 5 trong 1 (Zing).
– Bị chỉ trích gay gắt, Cyprus dừng chương trình cho phép người
nước ngoài mua quốc tịch (TĐ). – Bầu cử tổng thống Mỹ: Số lượng cử tri đi bỏ phiếu sớm cao kỷ lục (VOV).
No comments:
Post a Comment