Thursday, October 17, 2019

NHỮNG ĐIỀU MỸ KHÔNG ĐOÁN ĐƯỢC VỀ TRUNG HOA (John Pomfret - The Atlantic)




DCVOnline dịch
Posted on October 17, 2019  by editor

“Ở Mỹ, tình yêu Chúa không thật bằng tình yêu lợi nhuận.”
Zhigang, 1968

*
Khấu đầu vì lợi nhuận. Nguồn: https://www.spectator.co.uk

Một người biểu tình ở Hong Kong rê bóng trên 2 bức ảnh của Chủ tịch Tập Cận Bình và Giám đốc điều hành Hong Kong Carrie Lam. Nguồn: Umit Bektas/Reuters

Đã từ quá lâu, giới hoạch định chính sách Mỹ đã bỏ qua việc Trung Hoa có thể biến đổi Hoa Kỳ, thay vì ngược lại.

Từ cuối thế kỷ 19 cho đến Thế chiến II, người Mỹ đã đã có ý biến Trung Hoa thành một nước Mỹ Kitô giáo theo chủ nghĩa tư bản, ở phía bên kia Thái Bình Dương.

Từ “nhựa dẻo” xuất hiện nhiều lần trong các tuyên bố của Mỹ về Trung Hoa từ thời kỳ đó. Tổng thống Woodrow Wilson tuyên bố vào năm 1914 rằng Trung Hoa “mềm dẻo” trong tay “những người phương Tây có sức mạnh và có khả năng.”

Tổng thống Woodrow Wilson.  Nguồn: AZ Quotes

Selskar M. Gunn, phó chủ tịch Quỹ Rockefeller, tuyên bố hồi tháng 5 năm 1933,

“Trung Hoa đã trở thành “chất dẻo” sau nhiều thế kỷ theo chủ nghĩa quy ước cứng nhắc.”
Selskar M. Gunn

Nhưng ngay từ đầu, người Mỹ đã sợ rằng Trung Hoa – hay người Trung Hoa – cũng sẽ thay đổi họ. Năm 1870, sau cuộc Nội chiến, Quốc hội Mỹ đã giới hạn nhập tịch, chỉ cho người da trắng và người da đen trở thành công dân Mỹ. Sau đó, Hoa Kỳ cố gắng tự chủng ngừa chống lại ảnh hưởng của Trung Hoa bằng cách cấm họ đến bờ biển nước Mỹ. Bắt đầu với Đạo luật Loại trừ người Trung Hoa năm 1882, Quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua một loạt luật nhập cư kỳ thị chủng tộc đã không được sửa đổi đáng kể cho đến Thế chiến II, khi Trung Hoa là đồng minh của Mỹ trong cuộc chiến chống Nhật Bản.

Hoa Kỳ sẽ mất mặt nếu từ chối không cho người Trung Hoa nhập cảnh Hoa kỳ khi những người Trung Hoa dưới quyền chỉ huy của người Mỹ đang chết ở chiến trường tại châu Á.

Rồi Chiến tranh Lạnh đến, và thay vì thay đổi Trung Hoa, người Mỹ đã tìm cách be bờ, cách ly nó. Nỗi sợ Trung Hoa tại Hoa Kỳ đã trở thành cơn sốt trong những năm sau Chiến tranh Triều Tiên khi người Trung Hoa được miêu tả trong các bộ phim, tạp chí và sách của Mỹ là dân tộc có ma thuật để tẩy não người Mỹ. Các biện pháp trừng phạt kinh tế và ngoại giao của Hoa Kỳ đối với Trung Hoa còn nặng hơn nhiều so với Liên Xô. Sau một thời gian, tính không thực tế của sự cô lập Trung Hoa như vậy đã trở nên khá rõ ràng. Ngay cả Frank Sinatra cũng phải có nhận xét trong một cuộc phỏng vấn với tạp chí Playboy năm 1963, kêu gọi để cho “Trung Hoa đỏ” có một ghế tại Liên Hiệp Quốc.

“Tôi không tin rằng người ta có thể quét 800.000.000 người Trung Hoa dưới tấm thảm và giả vờ  cho rằng họ không hiện hữu.”
Frank Sinatra

Vào những năm 1970, khi Hoa Kỳ nối lại quan hệ với Trung Hoa, con lắc xoay chiều. Người Mỹ đã lục trong đống đồ nghề cũ của họ và thật bất ngờ, lại rút ra cuốn cẩm nang cũ đã sử dụng trước đó: Hoa Kỳ đã phát động một chiến dịch thứ hai để tái tạo Trung Hoa bằng hình ảnh của nước Mỹ. Vào ngày 24 tháng 1 năm 1980,  Quốc hội Mỹ đặt Trung Hoa Cộng sản vào địa vị tối huệ quốc của Hoa Kỳ, cắt giảm thuế nhập cảng cho hàng hóa Trung Hoa ngang với mực thuế quan đối với các nước bạn đồng minh của Hoa Kỳ. Tối huệ quốc chỉ dành riêng cho các quốc gia có nền kinh tế thị trường tự do và các quyền chính trị và dân sự cơ bản, kể cả quyền di cư. Năm 1980, Trung Hoa không hội bất kỳ tiêu chuẩn nào trong những điều nói trên.

Mặc dù cho Trung Hoa địa vị tối huệ quốc có thể là một lý luận tốt về mặt địa chính trị, Chính quyền Carter đã buộc phải biện minh cho quyết định này bằng cách lập lại chiến lược của Mỹ đối với Trung Hoa (biến nó thành một nước Mỹ bên kia bờ Thái Bình Dương). Người Mỹ đã được thông báo cho biết Bắc Kinh xứng đáng với vị thế tối huệ quốc vì Trung Hoa đang trên đường, không thể cản được, tiến tới nền kinh tế thị trường và bầu cử tự do. Như dân biểu Bill Alexander, một người ủng hộ Carter ở tiểu bang Arkansas, nói trước Hạ viện vào ngày 24 tháng 1 năm 1980, ngày phê duyệt địa vị tối huệ quốc cho Trung Hoa,

“Hạt giống dân chủ đang phát triển ở Trung Hoa.”
Bill Alexander

Với thái độ gia trưởng đó, ý nghĩ Hoa Kỳ có thể thay đổi Trung Hoa vẫn tồn tại, ở kiếp thứ hai, trong suốt 40 năm. Đáng kể, ý tưởng song sinh độc ác này – nỗi sợ Trung Hoa thay đổi chúng ta – trở nên mờ nhạt đi. Xác tín của người Mỹ đã hiển hiện tràn lan trong những tuyên bố một chiều của Hội đồng An ninh Quốc gia và Bộ Ngoại giao, bất kể chính đảng nào hay chính quyền nào, với những nhóm chữ như “định hình” hay “quản lý” được  sự trỗi dậy của Trung Hoa. Sự tự tin này hiển hiện khắp nơi, trong cuộc tranh luận về việc kết nạp Trung Hoa vào Tổ chức Thương mại Thế giới năm 2001. Robert Rubin, Bộ trưởng Tài chính dưới thời Tổng thống Bill Clinton, nói với Quốc hội rằng việc Trung Hoa gia nhập WTO sẽ

“Gieo hạt giống tự do cho 1.2 tỷ công dân Trung Hoa.”
Robert Rubin

“Gieo hạt giống tự do cho 1.2 tỷ công dân Trung Hoa”: cây tự do không mọc vì hạt giống không nẩy mầm trong chế độ độc tài. Nguồn: SCMP.com

Trong những thập niên ở Trung Hoa, tôi đã nghe giới ngoại giao Mỹ đọc câu thần chú này không ngừng – Trung Hoa đang trở thành một quốc gia bình thường! Trung Hoa muốn những điều giống như chúng ta! Chúng ta đang thay đổi Trung Hoa! – vì họ tin tưởng chắn chắn rằng chúng ta sẽ biến Trung Hoa thành một quốc gia tự do hơn, và không có bất kỳ lo lắng nào về việc Trung Hoa có thể biến đổi chúng ta.

Vì vậy, bây giờ chúng ta rối bới và bấn xúc xích với dòng tweet ngày 4 tháng 10 của tổng giám đốc đội bóng rổ Houston Rockets Daryl Morey bày tỏ sự ủng hộ cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ ở Hong Kong. Sóng ngầm của cơn bão lửa nổi lên chỉ vì một ý kiến ​​của một anh chàng ở Houston là lo ngại lớn hơn về những gì Mỹ xem là sứ mệnh lịch sử của mình ở Trung Hoa – mang lại thị trường tự do hơn sẽ dẫn đến những người tự do hơn – đã thất bại. Nhưng không chỉ có thế.

Ngay cả khi giới hoạch định chính sách lo ngại chính phủ Trung Hoa trở thành miễn nhiễm đối với ảnh hưởng của những giá trị phương Tây, họ nhìn thấy gió đang đổi chiều, Trung Hoa đang xuất cảng ý thức hệ của họ ra thế giới bên ngoài. Nói tóm lại, Trung Hoa đã bắt đầu định hình và quản lý chúng ta chứ không phải là ngược lại.

Khi Morey gởi tweet kèm tấm ảnh có nội dung: “Tranh đấu cho tự do, sát cánh với Hong Kong”, chính phủ Trung Hoa đã tuyên chiến với Hiệp hội Bóng rổ Hoa Kỳ (NBA). Đài Truyền hình nhà nước và mạng internet khổng lồ Trung Hoa Tencent đã đình chỉ các chương trình phát sóng những trận đấu của NBA. Một loạt các công ty Trung Hoa cho biết họ đang tạm dừng tài trợ cho tổng hội bóng rổ Mỹ. Đài truyền hình trung ương Trung Hoa đã tuyên bố kêu gọi hạn chế gắt gao về tự do ngôn luận. Và Geng Shuang, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Hoa, cho rằng ông kỳ vọng NBA sẽ làm theo cẩm nang của các tập đoàn khác và kháu đầu. Geng Shuang nói trong một cuộc họp ngắn tuần trước,

“N.B.A. đã làm ăn với Trung Hoa nhiều năm rồi. Họ biết phải nói gì và phải làm gì.”
Geng Shuang

Cẩm nang hành động của NBA giống như của những tổ chức khác đã trái ý với Bắc Kinh. Ban đầu nó gượng gạo. Sau đó, Ủy viên NBA Adam Silver đưa ra một tuyên bố ủng hộ quyền Tự do ngôn luận của More. Nhưng trong các tuyên bố bằng tiếng Trung Hoa, luận điệu của NBA nghe có vẻ như xin lỗi hơn so với bản tiếng Anh. Đây là một công thức đã thử và có hiệu quả. Ngôn ngữ Trung Hoa là độ mã hóa đầu tiên. Chẳng ai quan tâm nếu người ta tỏ ra hèn nhát bằng tiếng Trung trong khi ăn nói dõng dạc bằng Anh ngữ. Tệ hơn nữa, những tiếng nói uy tín hàng đầu khác ở NBA đã tìm cách làm vấy bẩn thông điệp của Silver. Huấn luyện viên nổi tiếng của NBA, Gregg Popovich và Steve Kerr đã né tránh các câu hỏi về vấn đề này. Hai ngôi sao của đội Rockets James Harden và Russell Westbrook, kiếm bộ bạc nhờ bán quân áo à giầy ở Trung Hoa, tuyên bố trên Twitter: “Chúng tôi xin lỗi. Chúng tôi yêu Trung Hoa.”

Vào Chủ nhật, LeBron James nói rằng ông nghĩ Morey không “hiểu biết” tình hình.
Nhưng ngay cả cái gật đầu nửa vời của NBA đối với các giá trị phương Tây cũng nhiều hơn hầu hết các tập đoàn quốc tế có thể giám lêntieesng. Khi nói đến việc đối phó với Trung Hoa, Tổng hội Bóng rổ là một trong những trường hợp ngoại lệ đang xác thực mối quan ngại về khả năng ngày càng tăng của Trung Hoa có thể ảnh hưởng thế giới phương Tây và phương Tây thì đang thất bại trong việc ảnh hưởng Trung hoa.

Tất nhiên, một lý do khiến NBA khác với nhữung doanh nghiệp bình thường, vì Trung Hoa có thể làm những tập đoàn đó cạnh tranh với nhau, vì không có ain có thể cạnh tranh với NBA. Đặc biệt không phải là Hiệp hội Bóng rổ Trung Hoa (CBA). Mặc dù tiền đầu tư vào CBA rất lớn và do cựu ngôi sao Yao Ming của đội Rockets lãnh đạo, nhưng CBA vẫn chỉ là một trò đùa, một nền bóng rổ kém trong đấu trường không có sức tranh đua. Đội tuyển quốc gia của Trung Hoa, gồm các ngôi sao CBA, ngay cả không đủ sức để tham dự Thế vận hội Tokyo 2022 sau màn phô trương ảm đạm tại World Cup FIFA ​​trong mùa hè vừa rồi.

Để thấy một bức tranh rõ ràng hơn về tầm ảnh hưởng của Trung Hoa, đừng tìm đâu xa hơn cùng lúc với sự ồn ào trong NBA, chủ nhật tuần trước, Activision Blizzard, một công ty game điện tử, đã cấm một người chơi Hearthstone chuyên nghiệp không được tranh giải chuyên nghiệp trong một năm và phạt ông ta 10.000 đô la vì đã hô “Giải phóng Hong Kong, cuộc cách mạng của thời đại chúng ta”, trong một cuộc phỏng vấn về trận đấu mà ông vừa thắng. Chung Ng Wai, nick là “Blitzchung”, cũng đeo mặt nạ, đã trở thành một biểu tượng của các cuộc biểu tình ở Hong Kong, trước khi ông ta bị đẩy ra khỏi sân khấu.

Tuyệt vời (hay thảm hại) là việc Activision Blizzard tự đi đến quyết định này – nói rằng Chung đã gây “thiệt hại cho hình ảnh của công ty” – không có sự chỉ đạo từ Bắc Kinh, một dấu hiệu cho thấy công ty này, giống như nhiều tập đoàn khác, đã nội tâm hóa các giá trị của Trung Hoa. Activision Blizzard kiếm bộ bạc ở Trung Hoa. Blizzard có quan hệ đối tác với công ty công nghệ Trung Hoa Netease và Tencent có năm phần trăm cổ phần trong công ty mẹ của Activision Blizzard.

Blizzard Activision chỉ là một trong nhiều công ty khấu đầu quy phục Trong Hoa cộng sản trong những năm gần đây. Các công ty lớn như Marriott, Cathay Pacific, MUJI, Versace, Dolce & Gabbana, Swarovski, Mercedes Benz, Gap, Apple, Google và Leica đã nằm trong tầm ngắm của đảng cộng sản Trung Hoa hay dân mạng ở Hoa lục chỉ cờ bắt chẹt những sơ hở không đáng kể. Và thực sự chúng chửng đáng gì. Tuần trước, Tiffany & Co. đã rút lại một quảng cáo hình người mẫu Trung Hoa Sun Feifei đeo nhẫn Tiffany trên tay phải, che mắt phải của cô. Cư dân mạng Trung Hoa tuyên bố quảng cáo đó có thể như là ủng hộ người biểu tình ở Hong Kong, vì nhiều người biểu tình đã giấu mặt bằng mặt nạ. Hết biết.

Phản ứng của các công ty đa quốc gia đối với sự phẫn nộ của Trung Hoa gây hậu quả trong thế giới thực đối với những người lao động vô tội. Vào tháng 3 năm 2018, Marriott International đã sa thải một nhân viên truyền thông xã hội cấp thấp tại Omaha sau khi anh ta bấm “thích” một tweet về Tây Tạng xúc phạm đến chính phủ Trung Hoa. Vào tháng 9, CEO Rupert Hogg của Cathay đã từ chức vì Trung Hoa phản đối cách công ty này xử sự với nhân viên tham dự những cuộc biểu tình.

Hollywood, cứ điểm của những thành công của Trung Hoa trong việc quản lý thế giới của đã không phát hành một bộ phim lớn nào với một nhân vật phản diện Trung Hoa kể từ năm 1997. Trong một cuốn phim tệ hại, “Red Dawn” năm 2012, trong tiến trình sản xuất, biên tập viên ảnh thực sự đã phải tráo đổi những tài tử phản diện Trung Hoa bằng những kẻ ác người Đại Hàn.

Mặc dù Facebook vẫn bị cấm ở Trung Hoa, nhưng người sáng lập,, Mark Zuckerberg, đã nỗ lực để đem Facebook trở lại với Đảng Cộng sản Trung Quốc. Zuckerberg đã làm nhiều pha khấu đầu công khai như chạy bộ qua sương khói dày đặc ở Quảng trường Thiên An Môn. Ông ấy đã học nói tiếng Trung ngọng nghịu. Trong một bữa ăn tối tại Toàn Bạch Ốc năm 2015, Zuckerberg đã xin Chủ tịch Trung Hoa Tập Cận Bình đặt một cái tên Trung Hoa danh dự cho đứa con chưa sinh của ông ta. Xi từ chối yêu cầu của Zuckerberg. Một công ty kỹ thuật lớn của Hoa Kỳ đã vào thị trường Trung Hoa là LinkedIn; giá LinkedIN phải trả là sự kiểm duyệt tự do ngôn luận một cách tích cực.

Đối với Google: Trong nhiều năm, nó đã làm việc chăm chỉ để phát triển kinh doanh tại Trung Hoa. Nhưng sau một loạt tấn công vào những nhân vật đối kháng dùng Gmail, Google đã bỏ thị trường Trung Hoa vào năm 2010. Tuy nhiên sức hút của thị trường Hoa lục đã khiến ban giám đốc Google đề ra một dự án bí mật gọi là con Chuồn chuồn để chế tạo một công cụ tìm kiếm có kiểm duyệt, đó là một công cụ tìm kiếm cho Trung Hoa. Chỉ sau khi bị phản đối, Google mới xếp lại dự án con chuồn chuồn đó. Không phải phương châm của Google là “Đừng làm kẻ xấu xa” hay sao?

Vào tháng 4 năm 1868, một phái đoàn của nhà chức trách Trung Hoa đã đến thăm Hoa Kỳ. Trong số đó có một quan chức người Mãn Châu tên là Zhigang, tác giả của một trong những du lịch ký sự đầu tiên của Trung Hoa mô tả chuyến thăm phương Tây. Zhigang đã viết hang tấn sách về ký nghệ đóng tàu, nhà máy thép, kính hiển vi và máy in của Mỹ. Zhigang cũng có một cái nhìn sâu sắc về khả năng phục hồi của các giá trị Mỹ mà những người kế nhiệm ông ở Bắc Kinh hiểu được ngày hôm nay. Ở Mỹ, ông nói,

“Tình yêu Chúa không thật băng tình yêu lợi nhuận.”
Zhigang

Đồng dollard Mỹ. Nguồn: OntheNet

Hay như Jason Whitlock nói thẳng trong chương trình Fox Sports “Nói cho chính mình” vào một hôm khác,

“Đừng có mà làm bộ sợ … Khi Trung Hoa nói câm mồm lại, mọi người sẽ im phăng phắc. Mọi người đều mất hết can đảm khi thấy đồng tiền trước mắt.”
Jason Whitlock

*
John Pomfret là trưởng phòng Bắc Kinh cho tờ Washington Post từ 1997 đến 2003 và là tác giả của “Đất nước xinh đẹp và Vương quốc Trung Hoa: Mỹ và Trung Hoa, 1776 đến nay” (“The Beautiful Country and the Middle Kingdom: America and China, 1776 to the Present.”)

© 2019 DCVOnline
Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net

*
Nguồn: 
Former Beijing bureau chief for The Washington Post
October 16, 2019.





No comments: