Lê Viết Thọ
BBC
News Tiếng Việt, Bangkok
29 tháng 10 2019
Vụ
phát hiện 39 thi thể trong chiếc container ở Essex (Anh) mà trong đó có nhiều
người Việt Nam đang dấy lên những hồi chuông báo động về tình trạng lao động di
cư bất hợp pháp từ Việt Nam ra nước ngoài.
Số liệu trong báo cáo 'Precarious Journey'
(tạm dịch: 'Hành trình chông gai') của Ecpat UK, Anti-Slavery International và
Pacific Links Foundation cho thấy, các năm từ 2009-2018, riêng tại Anh, đã có
3.187 người lớn và trẻ em Việt Nam được xác định là nạn nhân của nạn buôn người.
Trong vài năm qua, người mang quốc tịch Việt Nam được
xác định là nằm trong nhóm ba nước đứng đầu về số lượng nạn nhân của nạn buôn
người ở Anh.
Còn năm nay, Việt Nam tụt xuống bậc thứ hai, trên
danh sách các nước cần được theo dõi về tình trạng buôn người, trong hệ thống
ba bậc của phúc
trình thường niên về tình trạng buôn người của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.
Theo báo cáo 'Precarious Journey' nói trên, có nhiều
mạng lưới với những tuyến đường khác nhau để đến Anh. Một số qua ngả Trung Quốc
và Nga, một ít người khác có thể đi máy bay trực tiếp đến Paris nếu họ có được
thị thực Schengen qua Séc hoặc Hungary. Họ sẽ đến Hunary, Ba Lan và Cộng hòa
Séc, nơi có cộng đồng người Việt ở đó và sau đó, tìm đường sang Anh. Nếu bay đến
Nga, họ sẽ qua Belarus bằng xe tải rồi đi bộ qua các khu rừng để đến biên giới
Ba Lan. Ở đó, một chiếc xe tải đang đợi và họ sẽ tiếp tục đến Warsaw, trước khi
đi qua Đức và Bỉ để đến Paris.
Tại Paris, những lao động di cư phải chờ đợi trước
khi chuyển đến một trại gần khu vực xe tải đậu trên đường cao ở Angres. Họ chờ ở
đó để rồi náu mình trong những chiếc xe tải đi đến Calais và sau đó là qua Anh
theo các gói, với giá khác nhau, tuỳ vào mức độ an toàn và sự hỗ trợ của những
kẻ trong đường dây buôn người.
Điều kiện của hành trình vô cùng khó khăn, nhất là
chặng từ Nga đến Ba Lan, vì họ phải chịu đói và lạnh, báo cáo cho biết thêm.
Nhưng không chỉ có một con đường sang Anh bằng cách
qua Trung Quốc và Nga. Trên thực tế, nhiều nước khác đã được giới buôn người chọn
làm điểm chuyển tuyến, thậm chí ngay cả các nước trong khu vực Đông Nam Á như
Thái Lan hay Malaysia.
Chị Hoa Nguyen-Adam, chuyên gia với 25 năm kinh nghiệm
tư vấn cho các tổ chức phi chính phủ hành động chống tệ nạn buôn người cho BBC
News Tiếng Việt biết qua điện thoại hôm 28/10 rằng, Malaysia - nơi chị đang làm
việc - cũng là một điểm chuyển tuyến được nhiều đường dây lựa chọn. Từ
Malaysia, người lao động sẽ mua vé sang Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp và từ đấy bắt
đầu vào châu Âu, Đức, Hà lan, Bỉ. Nhưng Trung Quốc vẫn là tuyến phổ biến hơn, để
từ đó làm giấy tờ vào châu Âu.
Ông Lê Minh Tuấn, cha Lê Văn Hà, 30 tuổi, người được
cho là nằm trong số 39 nạn nhân trong chiếc xe tải ở Essex. GETTY IMAGES
Cũng theo báo cáo 'Precarious Journey,' bên cạnh các
tuyến nói trên, gần đây, còn có một tuyến vận chuyển mới đi qua Peru (Lima),
Brazil hoặc Cộng hòa Dominican ở Nam Mỹ sau đó sẽ đến châu Âu, nhất là Pháp.
Chẳng hạn, tháng 12/2018, cảnh sát Tây Ban Nha với sự
hỗ trợ EUROPOL, đã bắt giữ 37 thành viên của một tổ chức buôn người quốc tế bị
cáo buộc đưa 730 người Việt Nam vào Tây Ban Nha qua điểm chuyển tuyến Nam Mỹ. Mỗi
người phải trả 18 ngàn Euro và được đưa đi theo nhóm từ 6 đến 12 người.
Chị Hoa Nguyen nhận xét:
"Chưa nói đến những nguy hiểm của những người từ châu Âu sang Anh
như trường hợp 39 nạn nhân vừa phát hiện mà ngay cả với những người đi du lịch
sang Malaysia, để từ đó, kiếm đường sang nước khác cũng đã rất nguy hiểm rồi.
Không có ngoại ngữ, đường đi nước bước thì không biết, họ sẽ phải phụ thuộc rất
nhiều vào những kẻ buôn người. Tôi đã gặp những trường hợp qua Malaysia, sau đó
bị lừa bán vào các điểm mại dâm ở đây. Để rồi khi không còn làm được việc cho
chúng thì bị chúng vất ra đường, không có giấy tờ gì cả. Có trường hợp đã học đại
học mà vẫn bị lừa sang đây, rồi bị bắt và ra toà."
Những lao động di cư phần lớn xuất phát từ các khu vực
nghèo ở Việt Nam. NHAC
NGUYEN/AFP/GETTY IMAGES
Giấc mơ đổi đời
Nghiên cứu 'En route to the
United Kingdom' (Tạm dịch 'Đường đến Anh') của Viện nghiên cứu Đông Nam
Á đương đại ở Bangkok và France terre d'asile (Pháp) thực hiện trong năm 2017
cho thấy, rất nhiều trong số những lao động di cư đến Anh xuất phát từ tỉnh Nghệ
An, đa số họ sống ở vùng nông thôn.
Những người di cư Việt Nam này mơ ước có một cuộc sống
tốt hơn ở châu Âu, nhất là Anh được họ coi như 'miền đất hứa.'
Ở Anh vốn đã có một cộng đồng người Việt và những kẻ
buôn người hứa hẹn, họ sẽ dễ dàng tìm được việc trong các tiệm nail hay các nhà
hàng. Hơn nữa, lao động di cư hy vọng, người quen của họ đã sang Anh từ trước sẽ
giúp họ tìm việc.
Mục tiêu của họ là làm việc vài năm, trả hết nợ vay
để làm lộ phí, gửi tiền về cho gia đình ở Việt Nam để giúp con cái học hành,
xây nhà và tiết kiệm một khoản để nay mai trở về, bắt mở đầu cuộc sống mới.
Thừa nhận không phải tất cả những người ra đi đều là
những người có hoàn cảnh quá khó khăn, kể cả khi hầu hết họ đều xuất phát từ các
khu vực nghèo ở Việt Nam như miền Trung hoặc miền núi phía Bắc, chị Hoa Nguyen
nhận xét:
"Có những người ở TP Hồ Chí Minh nữa chứ có phải chỉ toàn vùng sâu,
vùng xa. Trên thực tế, để kiếm được ngần ấy tiền bỏ ra chi phí cho chuyến đi,
nhiều người trong họ không nghèo. Thậm chí có những bạn mà tôi gặp ở Malaysia,
bị bắt và đưa về Việt Nam, khi gửi ảnh qua cho tôi, ngôi nhà của họ rất khang
trang. Có những bạn xài những chiếc iphone xịn," chị Hoa Nguyen nói.
Các nghiên cứu về lao động Việt Nam di cư xác nhận
nhận xét này.
Những người di cư Việt Nam phải bỏ ra một khoản tiền
lớn để có thể đến Anh, có thể lên tới 33 ngàn bảng Anh. Khảo sát của AAT (tổ chức
phi chính phủ quốc tế hỗ trợ phụ nữ có nguy cơ và có hoàn cảnh khó khăn) cho thấy,
những người di cư bị bắt quay về Việt Nam có mức sống trung bình, thậm chí một
số gia đình có thể được coi là giàu có. Họ có nhà cửa khang trang, thậm chí ô
tô hay sở hữu một doanh nghiệp, và có thể bỏ tiền ra cho con đi học ở Úc. Chỉ
10% hộ gia đình thực sự nghèo ở khía cạnh, họ không có nhà, sống cùng các thành
viên khác trong gia đình hoặc nhà của họ đã bị chủ nợ xiết.
VIDEO
: Một người cha mất liên lạc với con trai đã đặt bàn thờ cho con mình
Có phải 'miền đất hứa'?
Dễ dàng tìm công việc lương cao, ít khi bị cảnh sát
kiểm tra và dễ dàng tìm kiếm con đường ở lại hơn so với các nước châu Âu khác
là những hứa hẹn, hy vọng và cũng là động lực chính khiến họ chọn Anh thay vì
các quốc gia châu Âu khác.
Chị Hoa Nguyen nói: "Nếu họ sống ở các vùng xa của Việt Nam, thu nhập của họ sẽ rất thấp hoặc
khó kiếm được việc làm. Nhưng sang Anh, ngay cả đi làm nail thì họ cũng có thể
kiếm hàng trăm ngàn mỗi ngày. Đấy là sự khác biệt rất lớn và là động cơ chính
thôi thúc họ tìm đường ra đi.
"Hơn nữa, tâm lý của người Việt Nam là họ chỉ thấy nước Anh qua tấm ảnh
hào nhoáng, còn những người đã đi thành công khi về, toàn kể về những mặt tốt đẹp
của đời sống ở nước ngoài, chứ không ai nói về những ngày trốn chui trốn lủi, về
những chuyến đi băng rừng trong đói khát để tìm miền đất hứa, về nỗi cơ cực của
nghề làm móng hay cảnh bị ép sống trong những căn nhà trồng cần… Những kẻ buôn
người thì chỉ toàn vẽ nên những viễn cảnh tươi đẹp.
"Ngay cả như sự việc 39 người này, có ảnh và những lời kể của gia
đình trên các phương tiện truyền thông, nhưng nhiều người vẫn không tin đó là sự
thật, và đi Anh là giấc mơ với nhiều người. Thường họ đi cả gia đình, trong đó
có cả trẻ em sang trồng cần sa. Khi ở Anh, tôi đã từng gặp các em như vậy. Có
em bảo, cả nhà sang, từ trẻ đến già còn đi được là kiếm tiền đưa sang," chị Hoa kể.
Nhưng thực tế luôn khác với mơ mộng. Theo khảo sát của
AAT, 80% trong số họ đã không có được công việc như đã được hứa hẹn. Không biết
tiếng Anh, không được giúp đỡ, họ chấp nhận làm bất kỳ công việc nào, ngay cả
công việc có rủi ro cao nhất, như trồng cần sa, vì họ còn phải trả nợ.
Chiêu thức của những kẻ buôn người
"Thực sự là những kẻ buôn người rất khôn, chúng tận dụng các mối quan
hệ quen biết, qua người thân hay làm quen trên Facebook, rồi gửi vé qua Zalo… Hầu
hết giúp các trường hợp mà chúng tôi giúp đỡ đều môi giới với bọn buôn người
qua quan hệ thân quen.
"Một cô gái mà tôi từng tham gia hỗ trợ để đưa về nước còn bảo, ôi bạn
trai em sẽ cứu em, tức những kẻ môi giới thậm chí còn làm giả dạng làm bạn trai
của các nạn nhân nữa. Có những trường hợp ra toà ở Malaysia, nhưng sau cả 6
tháng đến 1 năm chúng tôi tiếp xúc để hỗ trợ, họ vẫn một mực tin vào những người
đã đưa mình đi.
"Có những bạn thất bại, ra toà rồi được hỗ trợ để về tái hoà nhập ở
Việt Nam, nhưng rồi lại quay lại. Họ lại đi với hy vọng là sẽ không gặp thất bại
như lần trước. Lại có những bạn ra đi thất bại nhưng lại được chính đường dây
đã đưa đi huấn luyện để trở về chiêu dụ những con mồi mới," chị Hoa cho biết tiếp.
Chống một tội ác
Bất chấp những nỗ lực của các chính phủ và các tổ chức
phi chính phủ khác, khoản tiền khổng lồ kiếm được từ việc buôn người khiến nó
trở thành một ngành kinh doanh béo bở và tiếp tục phát triển mạnh ở Việt Nam.
Rất khó để các hoạt động tầm soát hay truy quét những
kẻ buôn người hiệu qủa nếu không có sự phối hợp của cộng đồng.
Trong khi, theo như chị Hoa nhận xét, các hoạt động
tuyên truyền vẫn chưa tới được với nhiều người ở các khu vực có nguy cơ cao.
Mặt khác, trong khi bọn buôn bán người đang săn mồi
và tận dụng các phương tiện truyền thông xã hội để hoạt động; còn những nạn
nhân bị lôi kéo hay dụ dỗ qua mạng, thì các hoạt động nâng cao nhận thức vẫn
theo kiểu cũ mà chưa tận dụng loại hình truyền thông này, theo chị Hoa.
Mặt khác, chính phủ ở nhiều nước châu Âu trên đường
trung chuyển có xu hướng xem nạn nhân của bọn buôn người như tội phạm hoặc
không xem đó là chuyện của nước mình, theo báo cáo 'Precarious Journey,' cũng
là điều khiến việc phòng chống trở nên khó khăn.
Nhưng quan trọng
nhất vẫn là cải thiện đời sống, tạo cơ hội phát triển và giảm bất bình đẳng xã
hội ngay tại Việt Nam. Mà điều này đòi hỏi chính quyền nhận lãnh trách nhiệm của
mình.
Không thể mãi xem những bi kịch như vụ 39 người tử nạn
trên xe tải ở Anh là một "chuyện đáng tiếc."
Thắp hương và đốt nến cho 39 người chết trong xe tải
ở Grays, Essex
---------------------------------------
Tin liên quan
-------------------------------------------
------------------------------------------
BBC Tiếng Việt
29 tháng 10, 2019
Nhiều
người bày tỏ sự thương xót đau đót khi biết tin có khả năng có người Việt trong
39 nạn nhân trong chiếc xe tải đi đến Essex, Anh Quốc.
Vụ việc 39 thi thể được phát hiện chết ngạt trong một
chiếc xe tải ở Anh Quốc cùng với ngày càng nhiều gia đình Việt nghi ngờ người
thân của họ trong danh sách nạn nhân xấu số, khiến cho dư luận Việt Nam thương
xót, đau đớn, và vô cùng bối rối trong nhiều ngày qua.
Cộng đồng thế giới bàng hoàng khi vào ngày 23/10,
báo chí đưa tin cảnh sát Anh đã phát hiện 39 thi thể nằm chồng chéo lên nhau
trong một chiếc xe tải chạy đi vào khu vực Essex của Anh.
Ban đầu cảnh sát cho rằng 39 người này là người
Trung Quốc, nhưng sau đó họ cho rằng thông tin đã thay đổi và hiện vẫn đang điều
tra danh tính nạn nhân và chưa đưa thêm bất kỳ thông tin nào về quốc tịch của họ.
Tuy nhiên, nhiều ngày qua nhiều gia đình Việt Nam ở
khu vực Nghệ An, Hà Tĩnh đã vô cùng lo lắng, đau đớn khi họ mất liên lạc với
người thân được biết đang đi lao động ở nước ngoài.
4 comments:
Vào w88info và bongdalu để có thể xem kqbd truc tuyen
Xem da ga sv388 không bị chặn và xem các trận Đá gà online miễn phí tại vegas79
Vegas79 - nha cai uy tin o viet nam đứng đầu là dịch vụ các cược bóng đá, soikeobongda. Và cũng thường xuyên cập nhật các trang tin tức bóng đá, nhận định bóng đá hàng ngày… Đừng bỏ lỡ:kqbd 7m và trực tiếp bóng đá k+
Keobong79.com - Trang Soi kèo bóng đá, nhận định bóng đá, dự đoán tỷ lệ kèo nhà cái, xem cá cược, cá độ ma cao trực tuyến giúp người chơi có lựa chọn sáng suốt. Soi kèo bóng đá nhận định chuyên gia đêm nay, dự đoán tỷ lệ kèo nhà cái xem cá cược, cá độ ma cao trực tuyến giúp người chơi có lựa chọn sáng suốt.
Thông tin liên hệ:
Name: keobong79
Adress: 14 Ngõ 125 - Vĩnh Phúc - Vĩnh Phú, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam
Phone: 0867 538 409
Website: Xem kết quả bóng đá hôm nay
trực tiếp bóng đá macao
Post a Comment