Monday, October 21, 2019

NGHIỆT NGÃ VÀ CAY ĐẮNG (Đặng Sinh)





Theo cáo trạng vụ Mobifone - AVG, các bị can Trương Minh Tuấn (nhận hối lộ 200 ngàn đô), Lê Nam Trà (2,5 triệu đô), Cao Duy Hải (500 ngàn đô) đã tác động gia đình hoặc tự nộp lại số tiền đã chiếm đoạt.

"Riêng bị can Nguyễn Bắc Son có ý thức khắc phục nhưng gia đình không hợp tác để nộp tiền", cáo trạng nêu.

Vì thế, Viện kiểm sát chỉ đề nghị toà áp dụng triệt để căn cứ giảm nhẹ hình phạt cho các bị can đã khắc phục hết số tiền chiếm đoạt.

Nói thêm về vụ "nộp lại tiền nhận hối lộ", nếu như bị can nộp lại tối thiểu 3/4 số tiền đã chiếm đoạt thì sẽ không bị án tử hình. Trường hợp này, nếu gia đình ông Son nộp lại 2,25 triệu đô (3/4 của 3 triệu đô) ông Nguyễn Bắc Son sẽ không bị tử hình.

Nhưng than ôi, cuộc đời thật trớ trêu. Thời điểm này ông Son đang đứng trước lằn ranh sinh tử, rất cần gia đình nộp lại số tiền vốn không phải của ông; thế nhưng, theo cáo trạng, gia đình ông không hợp tác để nộp lại tiền.

Ngoài ra, Tuấn còn khai thực hiện các sai phạm dưới sự chỉ đạo của Son vì "được hứa hẹn tạo điều kiện để làm Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông". Đúng như những đồn đoán trước đó ngay sau khi phi vụ này xảy ra.

Tôi biết có nhiều người đang mong đợi từng ngày để nhìn thấy 2 ông Son - Tuấn ra toà.
Không chỉ vì đây là một vụ án vô tiền khoáng hậu trong lịch sử Việt Nam.

Mà còn vì người ta còn muốn nhìn thấy kết cục của những thằng hay nói chuyện đạo lý.


------------------------------------

LIÊN QUAN

Tôi thấy tội nghiệp ông Tuấn, một tay ông ký theo lệnh ông Son, chấp nhận rủi ro, bút sa gà chết. Để cuối cùng, ông Son "ẵm" 3,2 triệu USD, ông chỉ được nhận bằng số lẻ.
Hẳn đương nhiên ông Tuấn cũng chẳng vừa. Thò tay ký cho thủ trưởng hốt cú chót hẳn là nhắm đến cái ghế, 200 nghìn đô bõ bèn gì. Ông Son thì đương nhiên không muốn ký, "tẩy nguồn" để hạ cánh.
Lên công sở tình thủ trưởng cấp dưới, ra bàn nhậu làm anh em chén tạc chén thù, cuối cùng cũng chỉ "ăn cơm chúa, múa tối ngày", "nạc chúa ăn hết để dành xương cho". Sống với nhau như vậy mà còn mang khẩu khí sĩ phu, tuyên ngôn chí sĩ ra phô bày; rồi in sách nhận huân chương thì ngang trời đày.
Ông Tuấn hồi xưa là chí sĩ thật, đối đãi với anh em đồng đội cũng có nhiều giai thoại. Nhưng cái thời chí sĩ băng rừng lội suối qua lâu. Đứng trước bom đạn có thể nai lưng ra đỡ cho nhau. Còn đứng trước tiền thì khác. Đứng trước lợi ích thì cái cần nhất là văn hoá lợi ích. Đạo đức nào mà điều chỉnh được lòng tham.
Cũng tội nghiệp ông Son, làm cha cả đời sai quấy vì con, trước đoạn đầu đài, biết trước cái kết khốc hại mà vẫn phải khai đưa tiền cho con gái. Chắc cũng trải qua cái gì khinh khủng lắm.
Rồi thì cay đắng nào bằng đối chất, cha con ngồi trước mặt nhau nói về tiền bẩn. Con gái ông phủ nhận. Cũng có thể do yêu tiền, có thể sợ luỵ thân, cũng có khi trong sạch thật. Nhưng nhẽ nhàng một sự nghiệp vinh hiển dù lộng, đến phút cuối đời này của ông Son nếm trải chắc là cay đắng tận cùng...
Cuối cùng thì tội thân cả ông Son lẫn ông Tuấn một đời diễn xướng. Để rồi ngày hôm nay sa cơ mà nhất tề nhân dân hể hả. Bởi hai ông biết, nhân dân biết, các đồng chí chưa bị lộ cũng biết rằng lý luận là cái áo gấm nhưng rõ ràng trong ruột vả cũng như sung.
Vậy mà cứ phải diễn thuyết, phải lý luận nêu gương dù không muốn. Chẳng ai ở thanh lâu mà muốn luận đàm trinh tiết. Nhưng tất cả vẫn nói và phải nghe vì áp lực vô hình, vì phải nêu gương phải học tập trong khi chẳng ai tin cả.
Chỉ tội nhất là dân, nghe nói dối mà vẫn phải trả giá bằng tiền thật




No comments: