RFA
23/10/2019
Hăm dọa, bắt bớ và đánh đập
“Tôi khẳng định với chị là tôi đã nhận được những lời
đe dọa bằng tin nhắn, nói là còn muốn sống ở khu vực đấy thì phải nghe theo họ
và phải cắt đứt thế lực thù địch, phản động ăn tiền của nước ngoài…Và tôi cũng
có một sự hoang mang nhất định.”
Đó là chia sẻ của anh
Nguyễn Văn Khánh, ở Hà Nội. Anh Khánh cho biết anh đã bị chính quyền địa
phương sách nhiễu và hăm dọa bằng nhiều cách ngay sau khi anh nhận được quyển
sách “Chính trị Bình dân” từ nhân viên của Nhà xuất bản Tự Do giao. Anh Khánh
cho biết thêm những gì diễn ra sau ngày nhận sách:
“Khoảng độ hai, ba hôm sau lúc thì nói là bên Điều
tra Dân số của thành phố, cứ gọi điện cho tôi và hỏi xin thông tin cá nhân và tôi
tuyệt đối không cung cấp cho họ. Hai nữa, tôi đang ở trọ và một anh cảnh sát mời
tôi lên làm việc, nhưng tôi cũng không đến với lý do vì tôi bận đi làm việc và
tôi cũng không có việc gì để gặp họ cả. Thứ ba nữa là họ đưa cho bà chủ nhà trọ
tôi đang ở tờ khai nhân khẩu và tờ khai tạm trú để chuyển cho tôi và yêu cầu
tôi phải điền đầy đủ thông tin trên đấy.”
Không những vậy, bà chủ
nhà nơi anh Khánh trọ còn bị công an mời lên làm việc do liên quan đến đối tượng
nhận sách từ Nhà xuất bản Tự Do…
ột số đầu sách của
Nhà xuất bản Tự Do đã ấn hành. Courtesy: Facebook Nhà xuất bản Tự Do
Đài Á Châu Tự Do cũng nhận
được tin báo từ một phụ nữ cho biết chị mua giúp một người bạn quyển sách của
Nhà xuất bản Tự Do và ngay sau đó chị nhận được 3 giấy triệu tập của công an.
Còn bạn chị thì bị công an mời lên làm việc sau khi người này nhận được sách.
Đại diện Nhà xuất bản Tự
Do vào tối ngày 22/10/19 nói với RFA rằng đã nhận được tin báo của 8 độc giả
cho biết họ bị công an và an ninh liên lạc mời làm việc và bị nhận những tin nhắn
đe dọa liên quan việc nhận sách của nhà xuất bản này:
“Có người do trong thời gian bên dịch vụ giao sách đến
thì người nhận sách bận đi làm thì người thân trong nhà nhận sách. Ngay lập tức
người thân của họ bị an ninh (gọi là mời) bắt lên đồn và thẩm vấn từ 3 giờ chiều
cho đến 21:30 giờ đêm mới thả ra.”
Người đại diện nhấn mạnh với RFA rằng họ rất đỗi ngạc nhiên khi Chính
quyền Việt Nam gia tăng triệt phá Nhà xuất bản Tự Do bằng hình thức sách nhiễu
và khủng bố tinh thần các độc giả như vậy. Hiện tại, Nhà xuất bản Tự Do đã lưu hành được khoảng 10 ngàn đầu sách
nhưng chỉ trong tháng 10 này, Nhà xuất bản đã nhận được thông báo từ độc giả
cho hay họ bị Chính quyền Việt Nam gây khó dễ.
Riêng đối với các thành
viên của Nhà xuất bản Tự Do, người đại diện cho biết họ luôn ở trong tình trạng
bị nguy hiểm:
“Trường hợp mới nhất và nặng nhất là một trong những
shipper (người giao sách) của Nhà xuất bản Tự Do bị an ninh gài bẫy và khi anh
này giao sách đến thì an ninh bắt được anh ta và thẩm vấn. Họ hỏi người shipper
rất nhiều về Nhà xuất bản Tự Do, ví dụ như do ai tổ chức, do ai đứng đằng sau,
nơi nào in và cất giữ sách…Người shipper bị đánh rất nhiều do anh ấy không hợp
tác với an ninh. Mặc dù người shipper này được thả ra, nhưng an ninh nói rằng
anh ta có nguy cơ bị khởi tố nếu như không hợp tác.”
Một độc giả của Nhà
xuất bản Tự Do nhận giấy mời làm việc lần 2 của công an, ký ngày
23/10/19. Courtesy: Nhà xuất bản Tự Do cung cấp
Không thể nào ngăn cấm được
Ông Lê Công Giàu, nguyên
Phó Bí thư Thành đoàn thành phố Hồ Chí Minh, từ Sài Gòn lên tiếng với RFA về
ghi nhận của ông liên quan tình trạng những quyển sách không qua kiểm duyệt được
in ấn và phổ biến ngày càng nhiều ở Việt Nam:
“Hiện nay tình trạng này cũng hơi nhiều và có nhiều
loại sách lắm; có loại về chính trị, có loại thông thường về khoa học, về văn
hóa và thậm chí truyện nữa…Hiện nay khá là phổ biến. Chính vì vậy, có lẽ bên
công an nhận thấy sự phát triển nhiều như thế nên lo ngại. Tất nhiên họ được chỉ
đạo là không được để tình trạng này như vậy, cho nên gần đây họ làm có phần gay
gắt hơn so với trước.”
Mặc dù vậy, ông Lê Công
Giàu khẳng định các cơ quan chính quyền như công an, an ninh sẽ không thể nào
ngăn chặn hay ngăn cấm được tình trạng này trong bối cảnh thế giới phẳng của
thông tin truyền thông, mà người ta trong đó có dân chúng tại Việt Nam có thể
tiếp cận thông tin, sách vở chỉ bằng một cái nhấp chuột.
Anh Nguyễn Văn Khánh cũng
xác nhận với RFA dù đang bị hăm dọa và sách nhiễu từ phía công an, an ninh
nhưng anh vẫn sẽ tiếp tục tìm đọc những ấn phẩm của Nhà xuất bản Tự Do:
“Thật sự từ khi tiếp cận được với Nhà xuất bản Tự
Do, đọc một vài mục đăng tải trên Facebook thì tôi cảm thấy đúng là những cái
quyền cơ bản của mình mà từ lâu nay mình không nghĩ ra, vẫn có một sự sợ hãi.
Nhưng mà tôi cho rằng kể cả bây giờ và một thời gian nữa thì mình cũng sẽ quen
dần và chuyện đấy mình không còn sợ hãi nữa, mặc dù mình bị cản trở rất nhiều
trong cuộc sống mưu sinh.”
Còn đại diện của Nhà xuất
bản Tự Do cho biết 2 trong số 8 độc giả đang bị an ninh sách nhiễu nói rằng họ
sẽ tạm thời không mua sách của Nhà xuất bản Tự Do nữa, nhưng không ít độc giả
còn lại bày tỏ với Nhà xuất Bản Tự Do rằng việc làm “triệt phá” của Chính quyền
Việt Nam nhắm vào Nhà xuất bản Tự Do và cả độc giả là:
“Đó là việc chứng tỏ rằng Việt Nam không hề có tự do
nói chung và không hề có tự do báo chí và tự do học thuật nói riêng. Vì vậy mà
việc đó càng khẳng định rằng những gì Nhà xuất bản Tự Do làm là đúng và những
gì độc giả ủng hộ Nhà xuất bản Tự Do trong thời gian qua là hoàn toàn xứng
đáng.”
Nhà báo-Nhà hoạt động dân chủ Phạm Đoan Trang, tác giả một số đầu sách do Nhà xuất bản Tự Do
phát hành như “Chính trị Bình dân”, “Cẩm nang Nuôi tù” vừa nhận được giải thưởng
Tự do Báo chí 2019 của Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) đã từng bị an
ninh truy bức đến mang thương tật và hiện đang chữa trị trong tình trạng ẩn náu
tại Việt Nam.
No comments:
Post a Comment