Phạm Đoan Trang
25/10/2019
Từ khoảng 7h sáng nay (25/10/2019), một nhóm công an
khoảng hơn chục người đã rình sẵn ở cổng nhà trọ của Thịnh Nguyễn, một nghệ sĩ
độc lập, tại ngõ 310 Nghi Tàm, quận Tây Hồ, Hà Nội. Sau đó, công an, gồm chủ yếu
là an ninh thường phục, kéo đến đông đảo, bao vây nhà Thịnh.
Gần trưa, Thịnh ra ngoài, đang ghé một hiệu tạp hóa
gần nhà thì bị công an đổ xô vào bắt.
Khoảng 11h30 trưa, hai xe thùng chở khoảng 20-30 an
ninh, cảnh sát quay về nhà trọ của Thịnh, đồng thời, rất đông công an chặn kín
hai đầu hẻm. Chúng đẩy Thịnh xuống, ép anh mở cổng. Hai tay bị còng, Thịnh giãy
giụa phản ứng, tỏ ý không muốn mở. Theo các nhân chứng đứng từ xa nhìn thấy, dường
như Thịnh bị đánh; người ta nghe tiếng kêu thét của anh.
Sau đó, an ninh kéo cả đoàn vào nhà Thịnh lục lọi,
khám xét chừng 15 phút, rồi đưa Thịnh đi, vẫn còng tay anh. Lúc đó là khoảng
12h trưa.
* * *
Thịnh Nguyễn tên thật là Nguyễn Trường Thịnh, sinh
năm 1980, là nghệ sĩ tự do, theo nghĩa không làm việc cho cơ quan, tổ chức nào.
Anh từng học Đại học Mỹ thuật ở Việt Nam, tu nghiệp hội họa tại Trung Quốc. Anh
yêu thiên nhiên-môi trường, yêu âm nhạc và đặc biệt, đam mê nghệ thuật đương đại.
Anh từng nhiều lần mở triển lãm nghệ thuật sắp đặt cá nhân.
Từ năm 2015, anh tham gia nhóm Green Trees (khởi đầu
là “Vì Một Hà Nội Xanh”), một nhóm xã hội dân sự bảo vệ môi trường, và là một
thành viên rất tích cực. Là một nghệ sĩ có tài, Thịnh đặc biệt nhạy cảm với các
giá trị chân-thiện-mỹ, và rất biết cách sử dụng nghệ thuật để làm lay động tâm
hồn con người không chỉ trước cái đẹp, mà ngay cả trước những tình cảnh đau khổ,
bất công của đời sống, của những thân phận người bé nhỏ.
Từ một nghệ sĩ thiên về hội họa và nghệ thuật sắp đặt,
Thịnh dần dần trở thành một đạo diễn, nhà làm phim, hay nói đúng hơn, một người
kể chuyện bằng hình ảnh. Điều đặc biệt là anh dành sự quan tâm rất lớn đến những
phận đời nhỏ bé, bất hạnh. Anh sát cánh bên gia đình các tử tù bị kết tội oan,
gia đình các tù nhân lương tâm. Anh tâm tình hỏi chuyện, phỏng vấn, giúp đỡ họ,
ghi lại những câu chuyện về họ – những con người bị chế độ vùi dập, cộng đồng
xa lánh, công an thù ghét, khủng bố, trấn áp, nhất là không hề giấu giếm nỗi
thèm khát tiêu diệt họ.
Thịnh Nguyễn
là nghệ sĩ Việt Nam duy nhất đến nay đã quay hàng nghìn thước phim về những phận
đời ấy. Trang facebook “Chuyện của Thịnh” đã đăng tải hàng
chục video phỏng vấn hoặc phim ngắn về tù nhân lương tâm Hoàng Đức Bình (vài tuần
trước khi Bình bị bắt), Trần Thị Nga (tức Thúy Nga), Nguyễn Huyền Trang (vợ của
tù nhân lương tâm Phạm Văn Trội), cha mẹ của các tử tù Nguyễn Văn Chưởng, Hồ
Duy Hải, Lê Văn Mạnh, dân oan Dương Nội-Văn Giang, và hàng loạt đồng bào Tây
Nguyên tị nạn cộng sản… Làm phim về những thân phận con người bị hà hiếp, đàn
áp, vùi dập, nhưng phim của Thịnh không có chất oán thù hay bi quan; trong phim
cũng như trong tâm hồn Thịnh chỉ có tình yêu.
Tháng 3/2019,
nhóm Green Trees công bố phim “Đừng Sợ”, bộ phim tài liệu đầu tiên về xã hội
dân sự độc lập ở Việt Nam. Là một nghệ sĩ và là thành viên tích cực của nhóm,
Thịnh hẳn cũng có đóng góp nhiều trong những thước phim ấy… và điều đó củng cố
sự căm ghét của công an đối với anh.
Trong nhiều ngày qua, Thịnh đã bị công an theo dõi rất
chặt, cũng như toàn nhóm Green Trees đã bị công an sách nhiễu liên tục từ đầu
năm nay. Nhà cầm quyền công an trị chưa có cơ hội xem phim “Đừng Sợ”, nhưng dù
có xem hay không thì não trạng công an là không thể chấp nhận thứ nghệ thuật độc
lập, tự do, không chịu sự quản lý và định hướng của nhà nước. Phim, sách, tranh
ảnh, bất kỳ sản phẩm văn hóa nào không qua kiểm duyệt, không xin phép nhà nước,
mà lại có xu hướng phản ánh hiện thực xã hội Việt Nam đương đại, thì đều là chống
phá, phản động, xấu độc cả.
Và đó là lý do để công an bắt Thịnh Nguyễn hôm nay.
Vụ bắt bớ thô bạo này truyền tải thông điệp rõ ràng: Nhà cầm quyền Việt sản
đang giẫm đạp lên quyền tự do biểu đạt, tự do sáng tạo của nghệ sĩ, và ngồi xổm
lên đầu dư luận trong nước cũng như quốc tế.
---------------------------
25/10/2019
https://www.danluan.org/tin-tuc/20191025/cong-an-cau-luu-mot-nghe-si-doc-lap-va-tra-tu-do-trong-ngay
Sáng
nay (25/10), công an đã bắt Thịnh Nguyễn, một nghệ sĩ độc lập, tại ngõ 310 Nghi
Tàm, quận Tây Hồ, Hà Nội. Thịnh là người khởi xướng trang Chuyện Của Thịnh.
Thịnh Nguyễn
Thịnh Nguyễn tên thật là Nguyễn Trường Thịnh, sinh
năm 1980, là nghệ sĩ tự do. Anh từng học Đại học Mỹ thuật ở Việt Nam, tu nghiệp
hội họa tại Trung Quốc. Anh yêu thiên nhiên-môi trường, yêu âm nhạc và đặc biệt,
đam mê nghệ thuật đương đại. Anh từng nhiều lần mở triển lãm nghệ thuật sắp đặt
cá nhân.
Từ năm 2015, anh tham gia nhóm Green Trees (khởi đầu
là “Vì Một Hà Nội Xanh”), một nhóm xã hội dân sự bảo vệ môi trường, và là một
thành viên rất tích cực. Thịnh đặc biệt nhạy cảm với các giá trị chân-thiện-mỹ,
và rất biết cách sử dụng nghệ thuật để làm lay động tâm hồn con người không chỉ
trước cái đẹp, mà ngay cả trước những tình cảnh đau khổ, bất công của đời sống,
của những thân phận người bé nhỏ.
Từ một nghệ sĩ thiên về hội họa và nghệ thuật sắp đặt,
Thịnh dần dần trở thành một đạo diễn, nhà làm phim, hay nói đúng hơn, một người
kể chuyện bằng hình ảnh. Điều đặc biệt là anh dành sự quan tâm rất lớn đến những
phận đời nhỏ bé, bất hạnh. Anh sát cánh bên gia đình các tử tù bị kết tội oan,
gia đình các tù nhân lương tâm. Anh tâm tình hỏi chuyện, phỏng vấn, giúp đỡ họ,
ghi lại những câu chuyện về họ.
Thịnh Nguyễn là nghệ sĩ Việt Nam duy nhất đến nay đã
quay hàng nghìn thước phim về những phận đời ấy. Trang facebook “Chuyện của Thịnh”
đã đăng tải hàng chục video phỏng vấn hoặc phim ngắn.
Tháng 3/2019, nhóm Green Trees công bố phim “Đừng Sợ”,
bộ phim tài liệu đầu tiên về xã hội dân sự độc lập ở Việt Nam. Là một nghệ sĩ
và là thành viên tích cực của nhóm, Thịnh hẳn cũng có đóng góp nhiều trong những
thước phim ấy…
Trong nhiều ngày qua, Thịnh đã bị công an theo dõi rất
chặt, cũng như toàn nhóm Green Trees.
Thông tin Báo Sạch vừa nhận được là Thịnh đã được trả
tự do lúc 18:30 hôm nay.
Chuyện
Của Thịnh: https://www.facebook.com/chuyencuathinh/
#baosach #thinhnguyen #greentree
Cảnh công an bắt giữ
nghệ sĩ Thịnh Nguyễn.
No comments:
Post a Comment