Wednesday, October 23, 2019

BẢN TIN NGÀY 23/10/2019 (Báo Tiếng Dân)




23/10/2019

BÀI MỚI
23/10/2019
23/10/2019
23/10/2019
23/10/2019
23/10/2019
23/10/2019
23/10/2019
23/10/2019
23/10/2019
23/10/2019
23/10/2019
22/10/2019

*
*
BẢN TIN NGÀY 23/10/2019

Tiếp tục “đốt lò”

Chiều 22/10/2019, Cơ quan Điều tra hình sự Bộ Quốc phòng, cùng với Viện Kiểm sát Quân sự Trung Ương thi hành quyết định khởi tố đô đốc Nguyễn Văn Hiến, báo Thanh Niên đưa tin. Ông Nguyễn Văn Hiến, cựu Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, cựu Tư lệnh Quân chủng Hải quân, bị khởi tố và cấm đi khỏi nơi cư trú về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, liên quan đến quá trình điều tra mở rộng vụ án Đinh Ngọc Hệ, Bùi Văn Nga và đồng phạm.

Bộ Chính trị chỉ ra, lúc còn làm Tư lệnh Quân chủng Hải quân, ông Hiến phải chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm nghiêm trọng của Ban Thường vụ Đảng uỷ trong việc quản lý, sử dụng đất quốc phòng và một số vi phạm, khuyết điểm khác, nhất là các sai phạm về quản lý, sử dụng đất đai, đầu tư xây dựng đối với 10 khu đất quốc phòng và việc buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu trách nhiệm kiểm tra, giám sát. Đô đốc xứ người bảo vệ biển đảo, đô đốc xứ mình thì đi bảo… kê cho xã hội đen.

Đô đốc Nguyễn Văn Hiến, cựu Thứ trưởng Bộ Quốc phòng. Ảnh: Báo Bình Phước/TN


Vụ nước sông Đà nhiễm dầu thải

Báo Thời Đại dẫn lời chủ thực sự của nước sạch Sông Đà: Ông Tốn là dân kỹ thuật, trình độ có hạn. “Chủ thật sự” ở đây là ông Nguyễn Văn Tuấn, Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Công ty GELEX. Vụ ông Nguyễn Văn Tốn, TGĐ Công ty Nước sạch Sông Đà không dừng cấp nước ngay khi phát hiện nước bị đổ dầu thải, ông Tuấn biện hộ: “Anh Tốn xuất phát từ dân kỹ thuật, nên khi thấy sự cố ngoài sức tưởng tượng, do trình độ cũng có hạn nên anh ấy hoảng hốt luống cuống trong việc xử lý”.

VOV dẫn lời Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Cung cấp nước bẩn cho dân cũng có thể bị đi tù. Bộ trưởng TNMT Trần Hồng Hà trả lời phỏng vấn VOV: “Liên quan sức khoẻ của dân, việc cung cấp sản phẩm ra thị trường mà đó là sản phẩm bẩn thì có thể xử lý theo quy định. Cung cấp thuốc giả có thể đi tù thì nước bẩn cũng có thể đi tù. Cái đó chờ kết luận của cơ quan pháp luật. Những người tham gia đổ dầu và cung cấp nước bẩn thì theo quy định pháp luật phải xử lý hết sức nghiêm khắc!

Trang An Ninh Thủ Đô dẫn lời Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Hòa Bình: Công ty nước sạch sông Đà phải chịu trách nhiệm. Phó Bí thư Trần Đăng Ninh thừa nhận: “Chính tôi đến điểm bên ngoài nhà máy thì thấy mùi khét như cao su cháy và mùi rất khủng khiếp”. Ông Ninh cho biết thêm, “khi ông trao đổi với lãnh đạo nhà máy nước sạch sông Đà thì phía nhà máy báo cáo tất cả thông số đều không có gì bất thường nên họ không dừng cấp nước ngay”.

VOV có bài: Hé lộ “phi vụ” mua bán dầu thải của con gái Chủ tịch gốm sứ Thanh Hà. Theo kết quả kiểm tra bước đầu của các cơ quan chức năng, hồi tháng 9/2019, Lý Đình Vũ đã liên lạc với Nguyễn Thị Huyền Trang, con gái Chủ tịch Công ty gốm sứ Thanh Hà, đề xuất việc tiếp nhận, xử lý, tái chế dầu thải đang lưu giữ tại công ty và được Trang đồng ý, tiến hành thỏa thuận miệng, hứa sẽ trả cho Vũ số tiền để thu gom, vận chuyển, xử lý dầu thải là 1.000 đồng/lít.

Không chỉ thế, năm 2016, Công an tỉnh Phú Thọ đã từng có quyết định xử phạt hành chính đối với Công ty cổ phần gốm sứ Thanh Hà số tiền 160 triệu đồng. Đến năm 2018, Sở TN&MT tỉnh Phú Thọ cũng đề cập đến các sai phạm của công ty này, nhưng đến nay Công ty Thanh Hà mới chính thức bị “sờ gáy”.

Vụ Công ty Gốm sứ Thanh Hà ‘bán chui’ dầu thải: Lãnh đạo Phòng TN-MT than khó quản lý, VTC đưa tin. Chiều 22/10, ông Nguyễn Tiến Dũng, Phó trưởng Phòng TN&MT thị xã Phú Thọ cho biết: “Đơn vị chỉ phối hợp và tham gia cùng các đoàn kiểm tra đối với vấn đề quản lý chất thải nguy hại… Việc tuồn dầu thải ra ngoài quả thực rất khó quản lý, bởi nó không khác gì bán trộm trong khi ông có ký hợp đồng với đơn vị xử lý”. Khó quản lý như vậy nên nguy cơ các nguồn nước bị nhiễm bẩn lan tràn từ Nam ra Bắc.



Tin nhân quyền

VOA đưa tin: Dân biểu Lowenthal kiến nghị Nhà Trắng can thiệp vụ Hà Văn Thành. Hà Văn Thành là người đã từng tham gia biểu tình phản đối Formosa ở Nghệ An hồi năm 2016, bị đàn áp và đã phải bỏ nước ra đi sang Thailand, tới Cuba, qua Panama, đến Mexico rồi tìm vào Mỹ bằng đường bộ. Anh đến cửa khẩu biên giới Mỹ – Mexico xin tị nạn với cảnh sát tại Mỹ hôm 24/07/2018, nhưng dưới chính sách siết chặt di trú thời Trump, anh đã bị bắt giam và chuẩn bị trục xuất.

Ông Hà Văn Thành (người đứng bên phải, đội mũ bảo hiểm), tham gia biểu tình phản đối Formosa ở Nghệ An. Nguồn: FB Nguyễn Đình Thục

Ngày 21/10, Dân biểu Liên bang Mỹ, ông Allan Lowenthal nói với VOA rằng anh Thành phải là trường hợp “xứng đáng nhất” để được chính phủ Hoa Kỳ cấp quy chế tị nạn chính trị. Ông Lowenthal bày tỏ quyết tâm vận động để anh Thành được ở lại Mỹ, “kể cả việc trực tiếp vận động Tòa Bạch Ốc”.

Anh Thành hiện đang bị cơ quan di trú Mỹ ở Arizona giam giữ. Ông Lê Thanh Tùng, thành viên của Hội Anh em Dân chủ, cho biết: “Anh Hà Văn Thành đã tiến hành tuyệt thực và tính đến ngày hôm nay (18/10) thì anh Thành đã tuyệt thực đến ngày thứ ba. Tối hôm qua (17/10), anh Thành gọi điện ra báo rằng tình hình rất là căng. Họ ép trục xuất anh Thành về Việt Nam nhưng do anh đang tuyệt thực, sức khỏe rất yếu, nên vẫn chưa biết chuyện gì sẽ xảy ra”.

Thiếu tướng Sùng Thìn Cò: “Đẩy mạnh tuyên truyền đấu tranh, phản bác các luận điệu xuyên tạc“, VOV đưa tin. Tướng Cò nói: “Chúng ta cũng phải chỉ rõ những đối tượng có lời nói, hành vi mang tính kích động, nói xấu, kể cả cán bộ đang công tác cũng như đã nghỉ hưu, không để các thế lực thù địch lợi dụng để chống phá”. Có lẽ tướng Cò đang nhắm vào tướng Lê Mã Lương, GS Chu Hảo và những người tham gia hội thảo Biển Đông ngày 6/10/2019, đã bị VTV mang ra đấu tố.


Cập nhật vụ Đàm Vĩnh Hưng kích động “công lý đám đông”

Zing dẫn lời ông Lê Quốc Cường, PGĐ Sở TT&TT TP HCM: “Facebooker Đàm Vĩnh Hưng lấy tư cách gì để được quyền xử người khác”. Ông Cường phân tích: “Về mặt luật pháp, nếu truy tiếp thì có thể xử lý chủ tài khoản Facebook đó về mặt hình sự dựa vào Bộ luật Hình sự, có thể cải tạo với hình thức giam giữ tới 3 năm. Còn góc độ hành chính thì Sở Thông tin và Truyền thông có thể xử phạt từ 20-30 triệu đồng theo Nghị định 174”.

Báo Người Đưa Tin dẫn lời PGS.TS Lê Quý Đức: “Đàm Vĩnh Hưng đã không kiềm chế được cảm tính nên mới lấy cái ác trị cái ác?” Ông Đức bình luận: “Có lẽ công chúng đều biết Đàm Vĩnh Hưng là người thẳng tính, hào hiệp, muốn giúp đỡ kẻ yếu, nhưng việc xúi giục người khác đánh người và treo thưởng thì nó có hai mặt vì ca sĩ này là người của công chúng”.

Zing đặt câu hỏi: Đàm Vĩnh Hưng sẽ còn ngông cuồng đến khi nào? Bài báo không đưa ra câu trả lời cụ thể, mà dẫn lời một độc giả bình luận: “Có lẽ nào xã hội đã loạn lạc đến mức người ta có thể treo thưởng đánh đập bất cứ ai, người ta có thể thiết lập luật rừng giữa xã hội hiện đại. Và người ấy lại còn là… ông hoàng nhạc Việt?”

VTC đưa tin: Giữa ồn ào kích động bạo lực, Đàm Vĩnh Hưng tuyên bố ngừng nhận show. Sau vụ Đàm Vĩnh Hưng “treo thưởng” cho những người hành hung người cha bạo hành trẻ em ở Tiền Giang, nam ca sĩ này thông báo: “Tết xong là sẽ ngưng xuất hiện, ngưng nhận show kinh doanh trong 3 tháng trên toàn lãnh thổ Việt Nam”, với lý do đang chuẩn bị cho liveshow.

Cơ quan chức năng tỉnh Tiền Giang cho biết sẽ triệu tập Facebooker Đàm Vĩnh Hưng để làm rõ việc kích động bạo lực trên mạng xã hội. Phạt Đàm Vĩnh Hưng là cần thiết, nhưng sẽ không giải quyết vấn đề tận gốc bởi vấn đề nằm ở chỗ, người dân VN đã không còn tin vào luật pháp của CSVN, mà họ lựa chọn sử dụng “công lý đám đông”, nên phạt Đàm Vĩnh Hưng này, sẽ có Đàm Vĩnh Hưng khác thế chỗ. 

Cho nên, song song với việc xử lý Đàm Vĩnh Hưng, cơ quan chức năng nên xem lại các đạo luật và các tổ chức bảo vệ trẻ em của mình, bởi nó chẳng bảo vệ được ai, luôn bị phê phán sau bao vụ ấu dâm, bạo hành trẻ em… không được giải quyết thích đáng.

Quan chức nhà sản

Báo Một Thế Giới đưa tin: Hai Phó chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy giải trình việc dùng xe công đi tiệc. Chiều 22/10/2019, bà Đặng Tuyết Em, Phó bí thư thường trực Tỉnh uỷ Kiên Giang cho biết, hai Phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy đã giải trình việc dùng xe cơ quan để đi dự tiệc khai trương nhà nuôi yến của Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy. 

Bà Tuyết Em thừa nhận, ông Hồ Minh Tuấn đã mời hai Phó chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy và “một số anh em” cùng cơ quan đến dự tiệc khai trương nhà nuôi yến của mình. Bà nói: “Việc mượn xe của cơ quan đi như vậy dư luận không hay và hai cấp phó đã nhận khuyết điểm. Về số lượng xe đi bao nhiêu thì Tỉnh ủy cũng chưa xác định được bao nhiêu xe biển xanh, biển đỏ”.

Báo Tiền Phong đặt câu hỏi: Cấp dưới báo cáo gì việc dùng xe công dự tiệc nhà Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra? Bà Đặng Tuyết Em kể: “Hai cấp phó đã báo cáo là ông Tuấn khai trương nhà nuôi yến có mời mấy anh em chung cơ quan đến chơi. Sau đó, một số anh em đã thuê một xe ô tô 16 chỗ, đồng thời mượn thêm xe ô tô 7 chỗ của cơ quan. Theo quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan nếu có việc riêng có thể cho mượn và tự đổ xăng chứ không được chi tiền xăng”

Vụ Chánh văn phòng huyện ủy nhậu về ‘uýnh’ bầm dập tài xế chở mình, báo Pháp Luật TP HCM đưa tin: Công an vào cuộc vụ chánh văn phòng Huyện ủy đánh tài xế. Ngày 22/10/2019, ông K’Bốt, Bí thư Huyện ủy Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông, thừa nhận, công an huyện đang làm rõ vụ Chánh văn phòng Huyện ủy đánh tài xế. Vụ việc xảy ra vào ngày 17/10, ông Hoàng Tuấn Khang, Chánh văn phòng Huyện ủy Tuy Đức, đã đánh tài xế tên Thủy của cơ quan này đến mức nạn nhân phải nhập viện.

Nạn nhân Thủy kể, hôm đó ông lái xe đưa các lãnh đạo Huyện ủy, trong đó có ông Khang, xuống địa bàn làm việc. Đến tối, trên đường về lại cơ quan, “ông Khang đã có những lời nói khó nghe. Sau đó, ông Thủy đã có ý kiến về những lời nói của ông Khang dẫn đến hai bên xảy ra cãi nhau rồi ông Khang đánh vào mặt lái xe Thủy một cái”, sau đó tiếp tục dùng hung khí hành hung ông Thủy.

Chánh văn phòng huyện ủy giải thích lý do đánh tài xế nhập viện, theo VTC. Câu chuyện mà ông Hoàng Tuấn Khang kể với cơ quan chức năng có phần khác với lời kể của nạn nhân Thủy: “Thủy chở một số cán bộ khác về nhà rồi quay về huyện ủy và xông vào phòng dọa giết tôi. Tôi cầm cây móc màn để chống trả, sau đó Thủy lao vào đánh nên tôi có kháng cự và đánh lại. Mọi người xung quanh đến can ngăn. Tiếp đó, Thủy lôi kéo tôi ra khỏi phòng, vật xuống đánh và cắn vào ngón tay khiến tay tôi bị chảy máu”.

Vết thương trên người tài xế Thủy. Nguồn: VTC



Sai phạm ở Mường Thanh

Ngày 22/10/2019, Chính quyền TP Đà Nẵng ra quyết định cưỡng chế sai phạm của Mường Thanh, VnExpress đưa tin. Theo quyết định cưỡng chế, Chủ đầu tư Tổ hợp khách sạn Mường Thanh và Căn hộ cao cấp Sơn Trà là Doanh nghiệp tư nhân xây dựng số 1 tỉnh Điện Biên, phải tháo dỡ phần xây dựng trái phép và hoàn trả công năng ban đầu trong 365 ngày, “chi phí tháo dỡ do doanh nghiệp chi trả”.

Đà Nẵng cho phép chủ đầu tư công trình sai phạm trên “giữ lại hệ thống khung cột, dầm chịu lực, 2 lõi thang máy để đảm bảo cho các sàn, còn lại phải tháo dỡ các phần sai phạm gồm một phòng lớn tại tầng 25; 8 phòng ở tầng 35; 26 phòng ở tầng 41; 23 phòng ở tầng 42; hai tầng xây thêm ở trên nóc toà nhà với diện tích hơn 562m2”.


Gian lận thi cử

Diễn biến mới vụ xét xử gian lận thi ở Hà Giang: Xem xét xử lý vợ chủ tịch tỉnh trong đợt 2, Zing đưa tin. Trưa 22/10, bà Nguyễn Thị Tố Oanh, Phó chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy Hà Giang xác nhận, cơ quan này đã đề nghị xem xét xử lý vi phạm của bà Nguyễn Thị Nga, chuyên viên Sở Tài chính, vợ Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Nguyễn Văn Sơn, do liên quan vụ gian lận điểm thi THPT quốc gia năm 2018.

Còn đối với cựu Bí thư Tỉnh ủy Triệu Tài Vinh, là người có con gái được nâng điểm trong kỳ thi nói trên, bà Oanh nói rằng trường hợp này thuộc diện quản lý của Ban Bí thư, nên Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy không có thẩm quyền xem xét xử lý.

Công an tỉnh Sơn La vừa bắt tạm giam nguyên Phó giám đốc Sở GD&ĐT Sơn La Trần Xuân Yến, theo VietNamNet. Cơ quan ANĐT Công an tỉnh Sơn La đã ra quyết định khởi tố bổ sung vụ án hình sự về tội nhận hối lộ, đưa hối lộ đối với vụ án “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, xảy ra tại Hội đồng thi THPT quốc gia năm 2018 tỉnh này,
Công an cũng đã tiến hành khởi tố bổ sung đối với Lò Văn Huynh, cựu Trưởng Phòng khảo thí và quản lý giáo dục, Sở GD&ĐT tỉnh Sơn La, khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam đối với Lò Thị Trường, là một trong những phụ huynh đã đưa hối lộ.

Cơ quan An ninh điều tra ra lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Trần Xuân Yến, cựu PGĐ Sở GD&ĐT tỉnh Sơn La. Nguồn: VNN


Tin giáo dục

Ngày 22/10, UBND quận Tân Phú buộc thôi việc cô giáo đánh học sinh bị camera ghi lại, VietNamNet đưa tin. Cô giáo Nguyễn Hồng Hà, GV chủ nhiệm lớp 2/11, Trường Tiểu học Phan Chu Trinh, bị UBND cấp quận buộc thôi việc sau khi bị hiệu trưởng trường này đuổi, bởi vi phạm các quy định của Luật Giáo dục, Luật Viên chức, Luật Trẻ em. Trước đó, trong clip dài 23 phút được trích xuất từ camera do phụ huynh bí mật đặt trong lớp 2/11, phụ huynh phát hiện rất nhiều học sinh bị cô giáo này đánh, mắng nhiếc.

Bộ Giáo dục yêu cầu xử lý nghiêm vụ nhóm nữ sinh đánh nhau ở Trường THCS Lê Quý Đôn, tỉnh Bình Dương, báo Pháp Luật TP HCM đưa tin. Bộ GD&ĐT đã gửi công văn yêu cầu Sở GD&ĐT tỉnh Bình Dương cùng với các cơ quan chức năng làm rõ và xử lý vụ việc một nhóm học sinh nữ của Trường THCS Lê Quý Đôn đánh nhau rồi tung clip lên mạng xã hội. Sở GD&ĐT tỉnh Bình Dương cũng gửi công văn yêu cầu phòng GD&ĐT thị xã Bến Cát xử lý vụ này.


***

Chính trường Mỹ: 


***

Căng thẳng Trung Đông


***






No comments: