Thursday, October 17, 2019

BẢN TIN NGÀY 17/10/2019 (Báo Tiếng Dân)




17/10/2019

BÀI MỚI
17/10/2019
17/10/2019
17/10/2019
17/10/2019
17/10/2019
17/10/2019
17/10/2019
17/10/2019
17/10/2019
17/10/2019
17/10/2019
17/10/2019
17/10/2019
17/10/2019
17/10/2019
16/10/2019

*
*
BẢN TIN NGÀY 17/10/2019

Tin nhân quyền

RFA đưa tin: Tín đồ PGHH thuần túy Nguyễn Hoàng Nam tuyệt thực trong trại Xuân Lộc. Ông Nguyễn Hoàng Nam, một tù nhân lương tâm theo đạo Phật giáo Hòa Hảo thuần túy, xác nhận với gia đình là ông đang tuyệt thực từ ngày 11/10/2019 đến nay. Lý do: Ông bị cán bộ quản giáo trại giam Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai chuyển ông đến ở với những người tù nghiện ma túy.

Ông Nguyễn Hoàng Nam. Nguồn: Bùi Văn Trung

Bà Lâm Thị Yến Trinh, vợ ông Nam kể lại cuộc thăm gặp sáng 16/10: “Sáng nay em có đi thăm ông Nguyễn Hoàng Nam, là chồng em. Trước đây ổng ở trại K2, nhưng giờ họ đưa ra K ngoài với mấy người hút chích không à, nhưng ổng tuyệt thực, không ăn cơm là 6 ngày nay. Sáng này đi thăm ổng thì có 2 người cán bộ kè đi ra, ổng đi không nổi luôn, ổng ốm mà xanh xương hết luôn”.

Bà Nguyễn Thị Thanh kể lại chuyến đi thăm nuôi chồng là TNLT Trương Minh Đức. Bà Thanh cho biết, sức khỏe ông Đức đã ổn định hơn bớt xanh hơn lần gặp trước. Ông Đức đã ăn uống bình thường trở lại, trong tù ông tập sáng tác nhạc, học Anh văn, tập thể dục… để bận rộn, bớt suy nghĩ, cải thiện sức khỏe.

Quyền được ở cũng là nhân quyền: Chỉ 39 hộ dân TPHCM không có nhà ở: Cục Thống kê nói “hoàn toàn có cơ sở”, theo báo Lao Động. 39 hộ không có nhà ở, gồm: Một hộ ở quận 1, một hộ ở quận 4 và 37 hộ ở huyện Cần Giờ. Như thế này thì chẳng bao lâu nữa TPHCM sẽ sánh bằng hoặc qua mặt Singapore, Hồng Kông, như điều thủ tướng hằng mong ước.

Theo khái niệm thống kê, những người thuê phòng trọ hay nhà trọ đều thuộc nhóm người có nhà ở. Còn những người lang thang, rày đây, mai đó, ngủ vỉa hè, nước ngoài gọi là vô gia cư, tức homeless, cũng không được tính vào nhóm không có nhà ở, mà tính vào nhóm người… lang thang. Vẫn không rõ mục đích thống kê để làm gì khi đưa ra những khái niệm thống kê lạ lùng như thế này.



Vụ xử bà Hứa Thị Phấn

Ngày 16/10, Viện KSND Tối cao đã tống đạt bản cáo trạng truy tố Hứa Thị Phấn và đồng phạm vì chiếm đoạt của TrustBank 1.338 tỉ đồng, báo Thanh Niên đưa tin. Các bị can bị truy tố tội danh “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” gồm: Hứa Thị Phấn, cựu cố vấn cao cấp HĐQT Ngân hàng TMCP Đại Tín (TrustBank); Bùi Thị Kim Loan, kế toán Công ty Phú Mỹ, Lâm Kim Dũng, cựu GĐ Công ty TNHH địa ốc Lam Giang; Huỳnh Thị Xuân Dung; Lâm Hứa Quỳnh Trinh; Phạm Hồng Hảo, đều là cháu bà Phấn.

Theo cáo trạng, bị can Phấn đã lợi dụng việc nắm giữ 84,92% cổ phần TrustBank để thu tóm, lũng đoạn hoạt động ngân hàng này, gây thiệt hại hơn 1.338 tỉ đồng. Bà Phấn đã chỉ đạo Trustbank đầu tư trái pháp luật vào 4 dự án bất động sản do 3 công ty của bà làm chủ đầu tư, gồm: Công ty Phú Mỹ, Công ty CP địa ốc Lam Giang và Công ty TNHH Phú Mỹ để chiếm đoạt, sử dụng 1.037 tỉ đồng. Đến nay, bà Phấn chối bỏ toàn bộ trách nhiệm thanh toán trả lại cho Ngân hàng Đại Tín.

Báo Lao Động đặt câu hỏi: Đại gia Hứa Thị Phấn chiếm đoạt 1.338 tỉ đồng như thế nào? Vụ Trustbank đầu tư trái luật vào 4 dự án BĐS, bà Phấn đã chiếm đoạt 1.037 tỉ đồng. Ngoài ra, bà Phấn đã chỉ đạo Bùi Thị Kim Loan và 3 bị can nói trên thực hiện việc mua và nâng khống giá trị 4 BĐS, có 3 địa chỉ ở TP HCM và địa chỉ còn lại ở TP Nha Trang, Khánh Hòa.

Bà Phấn dùng ảnh hưởng của mình, chỉ đạo Hội đồng quản trị và Ban điều hành Trustbank mua 4 BĐS này với tổng giá trị trên 661 tỉ đồng. Trustbank đã vượt quá tỷ lệ mua sắm tài sản cố định, dẫn đến 4 BĐS này đến nay chưa thể hạch toán vào tài khoản tài sản cố định của ngân hàng. Bà Phấn đã chiếm đoạt hơn 437 tỉ đồng của Trustbank từ dự án này.


Cập nhật tin xét xử vụ gian lận thi cử ở Hà Giang và Sơn La

Báo Người Lao Động đặt câu hỏi về vụ gian lận điểm thi Hà Giang: Vì sao công an để Vũ Trọng Lương đưa xe tải vào đưa bài thi tới nơi khác? Trả lời HĐXX, ông Nguyễn Thanh Lịch, công an tỉnh Hà Giang kể, vào trưa 7/7/2018, ông đi ăn cơm trưa theo lời mời thì thấy bị cáo Vũ Trọng Lương, cựu phó phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng thuê xe ôtô tải đến Trường THPT chuyên Hà Giang để lấy thùng chứa bài thi trong phòng bảo mật. 

Lương đã xé niêm phong cửa và mở khóa bằng chìa do bị cáo Nguyễn Thanh Hoài, cựu trưởng phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng đưa. Ông Lịch đã cùng 2 cán bộ công an khác là Nguyễn Thái Học và Vi Hoàng Hiệp giúp đỡ Lương bê tài liệu từ phòng bảo mật ra xe tải, nhưng 3 cán bộ công an này khẳng định họ không biết trong thùng giấy chứa gì.

Thêm lời khai trong phiên xử vụ gian lận thi cử ở Hà Giang: Nguyên Phó Giám đốc sở đưa danh sách 13 con lãnh đạo, người thân, báo Gia Đình VN đưa tin. Bị cáo Triệu Thị Chính, cựu PGĐ Sở GD&ĐT tỉnh Hà Giang khai nhận, đã đưa danh sách thí sinh cho bị cáo Nguyễn Thanh Hoài, cựu Trưởng phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng: “Tôi có nói với anh Hoài tại sao đối xử với tôi như thế, tôi không làm điều gì sai cả. Tôi chỉ đưa anh danh sách 13 cháu là con của một số lãnh đạo, người thân, đồng chí, đồng nghiệp”. Bà Chính khẳng định chỉ nhờ “xem điểm” chứ không nói nâng điểm. 

Đối với phiên tòa xử vụ gian lận điểm thi ở Sơn La, đã có phụ huynh thừa nhận có đưa tiền vụ sửa điểm thi, theo báo Pháp Luật TP HCM. Bà Lò Thị Trường, trú ở phường Chiềng An, TP Sơn La, thừa nhận, đã nhờ bị cáo Lò Văn Huynh, cựu trưởng Phòng Khảo thí “xem điểm” cho con trai của mình là Lù Mạnh Hùng. Kết quả Lù Mạnh Hùng được nâng 11,3 điểm cho ba môn thi, đậu vào Học viện An ninh Nhân dân, còn bà Trường đã cám ơn ông Huynh 300 triệu đồng. Nhờ những phi vụ trót lọt thế này, có thể thấy, có những tay an ninh ít kỹ năng đối thoại, nhưng giàu kỹ năng đối đầu với dân. 

Báo Công Lý dẫn lời bị cáo Nguyễn Thị Hồng Nga, chuyên viên Phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng, khai trong phiên tòa xử vụ nâng điểm ở Sơn La: “Cấp trên đã chỉ thị, bị cáo không thể không theo”. Khi bị hỏi về lý do nâng sửa điểm cho nhiều thí sinh, bà Nga nói: “Do quan hệ cấp trên và cấp dưới, đây là việc bị cáo buộc phải làm, không làm không được; khi cấp trên đã chỉ thị, bị cáo không thể không theo”.





Tin giáo dục

Báo Phụ Nữ TP HCM đưa tin: 21 cán bộ, giảng viên Trường ĐH Nghệ thuật Huế bị chấm dứt hợp đồng vì thiếu sinh viên. Một lãnh đạo ĐH Huế xác nhận, Trường ĐH Nghệ thuật mới đây xin mượn tiền của ĐH Huế để trả lương cho cán bộ, nhưng theo nguyên tắc tài chính, ĐH Huế không thể cho phép việc này. Kết quả: Ngày 16/10, trường ĐH Nghệ thuật, ĐH Huế thông báo đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không xác định thời hạn với 21 giảng viên, cán bộ trường.

Các cán bộ, giảng viên trường bị chấm dứt hợp đồng trong thời gian tới, từ ngày 1/11/2019 đến ngày 30/6/2020. Đa số các cán bộ thuộc các phòng ban như: Phòng Tổ chức hành chính, Phòng Đào tạo – Công tác sinh viên, Phòng Cơ sở vật chất, Phòng Khoa học công nghệ – Hợp tác quốc tế… và hai Khoa Hội họa, Khoa Mỹ thuật ứng dụng. Có nhiều giảng viên, cán bộ đã cống hiến tuổi đời, tuổi nghề hàng chục năm tại trường.

Báo Giáo Dục VN có bài: Trường Nam Sơn làm công trình trước, kêu gọi phụ huynh tài trợ trả nợ sau. Một phụ huynh trường này cho biết về cuộc họp ngày 11/10: “Tại cuộc họp, hiệu trưởng nhà trường thông báo tổng kinh phí để làm các hạng mục trên là hơn 420 triệu đồng. Điều đáng nói, bà hiệu trưởng thông báo là Ban đại diện cha mẹ học sinh trường đã ứng tiền trước để làm và tại cuộc họp này sẽ huy động phụ huynh đóng góp”. Nghĩa là những người đứng đầu ban này đã thông đồng với trường để đặt phụ huynh vào tình thế “sự đã rồi”.


Ô nhiễm không khí

Nhà báo độc lập Nguyễn Tường Thụy viết: Họp với cư dân 54, Công ty Rạng Đông trốn ký biên bản làm việc. Ngày 11/10/2019, Ban quản trị chung cư 54 Hạ Đình mời Chủ tịch kiêm TGĐ Công ty Bóng đèn phích nước Rạng Đông, Chủ tịch UB quận Thanh Xuân, Chủ tịch UB phường Hạ Đình, Chủ tịch UB phường Thanh Xuân Trung đến Nhà sinh hoạt cộng đồng của chung cư để bàn về giải quyết hậu quả vụ cháy nhà máy Rạng Đông, bồi thường thiệt hại cho dân.

Kết quả: Ông Trần Trung Tường, Phó TGĐ Công ty Bóng đèn phích nước Rạng Đông “lại coi việc họ có mặt chỉ là để quan sát, ghi nhận với tinh thần ‘tình nghĩa xóm làng, tương thân tương ái’. Ông Tưởng không có một ý kiến gì về yêu cầu bồi thường của bà con mà chỉ hứa về báo cáo lại Ban quản trị Công ty chứ ông không có quyền hành gì. Yêu cầu trước mắt là tẩy độc cho chung cư cũng bị lảng tránh trả lời”.

Báo Phụ nữ TPHCM đưa tin: TP.HCM lên kế hoạch dẹp xe máy cũ tránh ô nhiễm không khí. Sở GTVT TP.HCM có văn bản đề nghị Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy Việt Nam phối hợp với Công ty Honda Việt Nam xây dựng kế hoạch thí điểm kiểm soát khí thải đối với môtô, xe máy tham gia giao thông trên địa bàn thành phố.

Đây là một trong những giải pháp mà người dân ở các thành phố lớn ở Mỹ đã thực hiện để giảm ô nhiễm không khí hơn 60 năm trước. Ở TP Los Angeles của Mỹ, hồi thập niên 1950-1960, người dân đã xuống đường, đòi cái quyền được thở… không khí sạch! “Kết quả là, chính quyền đã lắng nghe họ. Tất cả các xe cũ đều bị bắt buộc kiểm tra lượng khói thải ra môi trường, nếu không đúng tiêu chuẩn quy định, thì chủ xe phải sửa lại làm sao cho sạch, hoặc chính phủ bỏ tiền ra mua những xe quá cũ, thải nhiều khói“.


***

Căng thẳng Trung Đông: 




***
Chính trường Mỹ: 



***






No comments: