Wednesday, October 9, 2019

BẢN TIN NGÀY 09/10/2019 (Báo Tiếng Dân)




09/10/2019

BÀI MỚI
09/10/2019
09/10/2019
09/10/2019
09/10/2019
09/10/2019
09/10/2019
09/10/2019
09/10/2019
09/10/2019
09/10/2019
09/10/2019
09/10/2019
08/10/2019
08/10/2019

*
*
BẢN TIN NGÀY 09/10/2019

“Của nợ” tàu vỏ thép

Những con tàu vỏ thép được đóng theo nghị định 67, đẩy ngư dân ra khơi giữ biển, đã hành ngư dân suốt 5 năm qua bởi chúng chẳng giúp ích được gì cho họ, mà còn tạo ra một đống nợ. Khi “cột mốc chủ quyền” được đóng bằng thép Trung Quốc, nên những con tàu lần lượt đắp chiếu, bởi thép rỉ, máy hỏng… và bây giờ vẫn tiếp tục nằm bờ bởi bảo hiểm từ chối bán bảo hiểm.


VTV đưa tin: Ngư dân bỏ tàu dịch vụ hậu cần đóng theo Nghị định 67“Mỗi tàu lúc đóng có giá thấp nhất 15 tỷ, cao nhất 18 tỷ đồng. Tất cả đều chung số phận, hoạt động không hiệu quả”. Một số ngư dân cho biết, trong hơn 3.000 tàu đánh bắt xa bờ của Bình Định đều là tàu vỏ, gỗ nên tàu dịch vụ hậu cần vỏ thép không thể làm dịch vụ hậu cần cho tàu gỗ. Trong khi đó, các tàu vỏ thép chuyên khai thác hải sản không muốn bán cá lại cho tàu dịch vụ hậu cần. Thêm một lý do khác nữa cho tàu vỏ thép nằm bờ.


Vụ Thủ Thiêm: Tất Thành Cang vẫn còn trong HĐND TP

Tất Thành Cang, cựu Phó Bí thư Thành ủy thành Hồ, là một trong những kẻ gây ra sai phạm ở Thủ Thiêm, vẫn chưa bị tan thành… cvt, hiện vẫn còn ngồi ghế HĐND, biểu quyết các chính sách cho dân Thủ Thiêm. Cho nên: Cử tri đề nghị cho ông Tất Thành Cang thôi nhiệm vụ đại biểu HĐND TP.HCM, báo Một Thế Giới đưa tin.

Cử tri Trương Tuyết Cần phát biểu: “Sau khi bị kỷ luật, ông Tất Thành Cang vẫn ngồi ghế đại biểu HĐND TP.HCM, vẫn làm lãnh đạo một cơ quan, họp hành, phát biểu dõng dạc. Vì sao không cho ông ấy nghỉ mà vẫn để ngồi ghế đại biểu của dân. Làm như vậy là coi thường cử tri”

Ông Tất Thành Cang tại cuộc họp HĐND TP HCM hồi tháng 4. Ảnh: Hữu Khoa/ VNE

Báo Tiền Phong dẫn lời ông Phan Nguyễn Như Khuê, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy TP HCM: ‘Xử lý ông Tất Thành Cang thuộc thẩm quyền Đảng bộ và HĐND TPHCM’. Ông Khuê thừa nhận, Sáu Cang đã bị Ban Chấp hành Trung ương CSVN cách các chức vụ lớn trong đảng: “Tuy nhiên, hiện nay ông Tất Thành Cang vẫn còn là Thành ủy viên do Đảng bộ TPHCM quản lý. Ông Cang đang làm nhiệm vụ đại biểu HĐND TPHCM khóa IX, đơn vị ứng cử quận 10”

Chúng tôi xin được dịch lại câu nói dài dòng, tối nghĩa của ông Khuê: Trung ương tước được chức nào của ông Cang thì đã tước rồi, còn chuyện sống chết của ông Cang do lãnh đạo TP HCM quyết định, Trung ương có muốn cũng không can thiệp hơn được nữa. Chừng nào còn có “ai đó” từng nắm quyền tối cao ở Thành ủy thành Hồ bảo vệ ông Cang thì ông Cang “miễn nhiễm” trước mọi áp lực.

Trang Diễn Đàn Doanh Nghiệp đặt câu hỏi: Vì sao người dân đề nghị đưa vấn đề Thủ Thiêm ra nghị trường Quốc hội? Một đại diện cử tri phường An Khánh phát biểu: “Người dân đã khiếu nại 20 năm qua, vì vậy đề nghị các đại biểu đưa vấn đề Thủ Thiêm ra nghị trường Quốc hội để có một nghị quyết về vấn đề này. Đề nghị Chính phủ lập đoàn thanh tra liên ngành để giải quyết rốt ráo”

Trước sự bất bình của người dân, ông Phan Nguyễn Như Khuê trả lời như… không: “Đề nghị Chủ tịch UBND quận 2, chỉ đạo các cơ quan liên quan quan tâm đến trường hợp này. Khi người dân đóng góp sức mình cho sự phát triển của địa phương nhưng gặp khó khăn, cần phải quan tâm”. Qua đó, người dân cũng đủ hiểu thành trì của Hai Nhựt, Sáu Cang, Ba Đua còn vững như bàn thạch!

Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong thu hồi 1.800 tỉ đồng tạm ứng cho Công ty Đại Quang Minh ở Thủ Thiêm, theo báo Thanh Niên. Ông Phong “chấp thuận đề xuất của nhóm công tác liên ngành về việc thu hồi ngân sách khoản tiền sử dụng đất hơn 1.800 tỉ đồng dự kiến thanh toán cho các dự án BT (xây dựng – chuyển giao) bổ sung của Công ty cổ phần đầu tư địa ốc Đại Quang Minh”.

Lý do: Trước đó, vào ngày 26/6/2019, TP HCM bị đề nghị hoàn ngân sách hơn 26.000 tỷ do sai phạm ở Thủ Thiêm. Cho nên, bây giờ các quan chức thành Hồ phải xoay đủ đường cho ra được con số này. Có PV báo Sài Gòn Giải Phóng bình luận rằng, chuyện đó là không thể và con số 26.000 tỉ chỉ là cái cớ để Trung ương chuẩn bị “ra đòn” mạnh hơn nhắm vào phe cánh miền Nam.  



Vụ xây cất trái phép trên đèo Mã Pí Lèng

Báo Dân Việt đưa tin: 4 sở họp vẫn chưa có phương án xử lý công trình trên đèo Mã Pí Lèng. Ông Hoàng A Chinh, GĐ Sở Xây dựng tỉnh Hà Giang xác nhận: “Sau cuộc họp sáng nay, đến thời điểm này các ngành còn chưa thống nhất vì có mấy cái quy hoạch nó trùng lấp lên nhau. Chúng tôi sẽ thông tin sau khi có kết luận chính thức”. Thật ra muốn xử lý vụ này đâu khó, xử lý sao cho các quan chức đã lỡ nhận tiền “bôi trơn” nhưng vẫn được an toàn, mới khó. 

UBND tỉnh Hà Giang chỉ ra, “về vị trí xây dựng điểm dừng chân ngắm toàn cảnh hẻm vực Tu Sản, Mã Pí Lèng (nhà nghỉ, nhà hàng Panorama): Công trình này nằm ngoài khu vực bảo vệ I và II của danh lam thắng cảnh Mã Pí Lèng”. Điều đó cho thấy tiền “bôi trơn” từ chủ công trình trái phép này đã “leo cao” đến thế nào.



Chuyện Ái Sa hóa xác thành Ngọc Thảo, bây giờ là Ngọc Thêm

Báo Tuổi Trẻ có bài: Rắc rối chuyện nữ trưởng phòng Ái Sa thật, Ái Sa giả. Một lãnh đạo văn phòng tỉnh ủy Đắk Lắk cho biết: “Chiều nay một số trang mạng đưa tin về việc bà Ái Sa (thật) không có người em nào tên là Thảo, tức các kết luận về cán bộ Trần Thị Ngọc Thảo vi phạm là chưa chính xác. Chúng tôi khẳng định quá trình xác minh thì bà Trần Thị Ngọc Thảo đã mạo danh tên chị gái (Trần Thị Ngọc Ái Sa) để xin việc và thăng tiến là chính xác”.

Trong khi đó, bà Ái Sa thật, hiện đang làm việc tại BV Đa khoa Lâm Đồng lại khẳng định rằng gia đình bà có 12 anh em nhưng không có ai tên là Trần Thị Ngọc Thảo. Còn bà Ái Sa giả trong vụ bê bối ở tỉnh ủy Đắk Lắk thì khai nhận, hồi nhỏ bà có tên là Trần Thị Ngọc Thêm, nhưng khi lớn lên thấy cái tên Ngọc Thêm không đẹp nên bà đổi thành Ngọc Thảo, rồi từ năm 1999 lại dùng bằng cấp III của chị gái nên lại đổi tên thành Ái Sa.

Zing đặt câu hỏi: Ai nhận nữ trưởng phòng dùng bằng của chị vào Tỉnh ủy Đắk Lắk? Ông Trần Phú, cựu Chánh văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk giai đoạn 2004-2010, cho biết, vào tháng 6/2004, Nhà khách Tỉnh ủy xây dựng nên thiếu người, Văn phòng Tỉnh ủy chỉ đạo ông Trần Văn Bảy, Trưởng phòng Quản trị và lãnh đạo nhà khách tuyển thêm nhân sự: “Có thể anh em quen biết với chồng chị ấy (lúc này làm ở Công ty Xuất nhập khẩu 2/9) nên đã nhận người này vào làm chứ không có chuyện nâng đỡ”.

Một cán bộ làm tới chức trưởng phòng mà chính cơ quan của đương sự cũng không nắm rõ thông tin về danh tính, lai lịch, đến khi báo chí phanh phui thì mới phát hiện thiếu sót. Làm việc kiểu này, có lẽ tội phạm cũng có cửa “chạy” vào Tỉnh ủy Đắk Lắk, biết đâu lại có màn đấu súng như “Tiếng súng Yên Bái” nổ ra năm 2016, là do “địch” chui vào?


Thích Thanh Toàn trút bỏ áo tu hành

UBND huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc đề xuất giao gần 6.000 m2 của sư Thích Thanh Toàn cho chính quyền quản lý, báo Người Lao Động đưa tin. Một lãnh đạo huyện này xác nhận, UBND huyện đã hoàn tất báo cáo về các sai phạm liên quan đến việc sử dụng đất đai, xây dựng trái phép tại chùa Nga Hoàng đối với nhà sư Thích Thanh Toàn.

Từ khi về làm trụ trì chùa này hồi năm 2008, sư Toàn đã mua bán, chuyển nhượng đất đai với người dân địa phương không thông qua chính quyền, với tổng diện tích gần 6.000m2. Lãnh đạo UBND huyện Tam Đảo cho biết thêm: “Theo đó, toàn bộ diện tích gần 6.000 m2 đất là do sư Toàn bỏ tiền ra mua, chuyển nhượng, nhưng chưa thể sang tên được. Diện tích này sư Toàn nói là của riêng mình, không liên quan đến chùa Nga Hoàng”

Sư Thích Thanh Toàn nhiều năm bị xử phạt do xây dựng trái phép, theo Zing. Về các sai phạm đất đai nói trên, UBND huyện Tam Đảo xác nhận, đã nhiều lần xử lý sai phạm của sư Thích Thanh Toàn trong 6 năm liền, từ năm 2012 đến 2017, đều là hình thức xử phạt hành chính. Nghĩa là xử phạt cho có và nếu sư Toàn không bị báo chí phanh phui bộ mặt đầy dục vọng, thì nhiều khả năng sư “ăn” đất vẫn được dung túng.

Theo thông tin trong bài, hồi năm 2012, sư Toàn bị UBND xã Hợp Châu xử phạt 1,5 triệu đồng do vi phạm trong lĩnh vực đất đai, yêu cầu khắc phục hậu quả, nhưng sư Toàn chỉ nộp phạt chứ không tháo dỡ công trình vi phạm.

VOV dẫn lời Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội đồng trị sự GHPGVN: “Vụ việc sư Toàn tác động tiêu cực đến hình ảnh Phật giáo“. Sư Thiện bình luận: “Căn cứ vào những phát biểu của Thượng tọa Thích Kiến Nguyệt, đại diện cho Thiền phái Trúc Lâm, sơn môn mà thầy Thanh Toàn từng xuất gia tu học thì rõ ràng đương sự đã có những biểu hiện tu hành không đúng với Chánh pháp, theo tà đạo, bùa chú và đã từng nhận kỷ luật khá nặng nhưng vẫn tiếp tục mà không thay đổi”

Báo Một Thế Giới đặt câu hỏi: Nhà sư hoàn tục xin giữ tài sản trăm tỉ, luật sư nói gì? LS Trần Minh Hùng nhận định: “Thực tế, nhiều người lợi dụng tôn giáo để trục lợi bất chính cho bản thân, đi ngược với giáo lý, triết lý nhà Phật. Cần phải tăng cường giám sát chặt chẽ tài chính của các cơ sở tôn giáo, tránh việc lợi dụng lòng tín ngưỡng của người dân để trục lợi, kinh doanh tôn giáo”. Đến giờ mới giám sát thì đã muộn rồi, vì các cơ sở Phật giáo “quốc doanh” trục lợi tâm linh đã bám rễ sâu ở các tỉnh, thành trên toàn lãnh thổ VN, chứ không chỉ riêng ở tỉnh Vĩnh Phúc.  



Tin nhân quyền

Ngày 7/10/2019, Tổ chức theo dõi nhân quyền (HRW) lên tiếng, yêu cầu Việt Nam lập tức phóng thích nhà hoạt động Nguyễn Quốc Đức Vượng và hủy bỏ mọi cáo buộc đối với anh. Ông Nguyễn Quốc Đức Vượng bị Cơ quan ANĐT Công an tỉnh Lâm Đồng bắt tạm giam ngày 27/9 để điều tra tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Việt Nam”.

Ông John Sifton, Giám đốc vận động Châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói: “Chính quyền Việt Nam nghĩ rằng có thể dập tắt tiếng nói của Nguyễn Quốc Đức Vượng bằng cách bắt giữ anh về hành vi bày tỏ ý kiến trên Facebook. Nhưng việc đó chỉ gây nhiều sự chú ý hơn tới các quan điểm của anh, và tới những nỗ lực đè nén nhằm kiểm duyệt thông tin trên mạng của chính quyền Việt Nam”.



Tin giáo dục

Báo Tiền Phong có bài: Tranh cãi chuyện phụ huynh lén đặt camera quay cảnh cô giáo đánh học sinh. Cô N.H.H, GV trường Tiểu học Phan Chu Trinh, quận Tân Phú, TPHCM thừa nhận hành vi đánh học sinh của mình là sai, nguyên nhân là quá áp lực, nhưng cô H. lại “đặt nghi vấn về việc ai đã đặt camera, đặt khi nào, ai cho bởi trường học có quy định rất khắt khe về việc ra vào trường kể cả phụ huynh”.

Nói cách khác, cô H đang cố gắng biện minh cho hàn động sai trái của mình, rằng ai đó cũng đã sai trong việc ghi lại cái sai của cô. Vấn đề là có một số ý kiến ủng hộ màn đánh tráo khái niệm này của cô H, nên mới thành “tranh cãi”. Chuyện bảo vệ trẻ em mà còn phải tranh cãi, cho thấy một tương lai không mấy khả quan của dân tộc này, khi các vấn đề khác như môi trường, an ninh lương thực, kinh tế, chính trị … đều đang bộc lộ sự suy tàn. 



***







No comments: